MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
(HÌNH THỨC: 100% TRẮC NGHIỆM – 40 CÂU) Mức độ đánh giá STT Nội dung học tập Nhận Thông Vận Vận dụng biết hiểu dụng cao 1
Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật 1 1 2
Bình đẳng giới trong các lĩnh vực 2 1 1 1 3
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo 1 1
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong 4 1 1
tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu 5 1 1 cử và ứng cử
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu 6 1 1 nại, tố tụng
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ 7 1 1 1 1 Tổ quốc
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền 8
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, 2 1 2 1
danh dự, nhân phẩm của công dân 9
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân 1 1 1 1
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, 10 1 1 1
điện thoại, điện tín của công dân
Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn 11 3 1 1
luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín 12 1 1 1 ngưỡng và tôn giáo Tổng số câu hỏi 16 12 8 4 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% ĐỀ BÀI
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12C đã được hưởng quyền gì?
Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ
thông, các bạn học sinh lớp 12C trường trung học phổ thông T đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học
theo nguyện vọng của bản thân. A. Quyền học tập. B. Quyền ứng cử.
C. Quyền sở hữu tài sản.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 2: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo điều kiện để công dân được sống an toàn, lành mạnh.
B. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
C. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.
D. Tạo sự công bằng, không bị phân biệt đối xử giữa mọi công dân.
Câu 3: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội - đó là quy
định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. gia đình. D. Giáo dục.
Câu 4: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn đầu tư, thị trường - đó là quy định
pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Giáo dục.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội?
A. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.
B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
C. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
D. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.
Câu 6: Hành vi của ông T trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc
được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự,
ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với
lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ. A. Chính trị. B. Văn hóa. C. Lao động. D. Giáo dục.
Câu 7: Nhận định nào dưới đây không đúng về vấn đề bình đẳng giới?
A. Thực hiện quy định về bình đẳng giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
B. Bình đẳng giới đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
C. Lao động nữ có những quy định ưu tiên trên cơ sở đặc điểm giới.
D. Số lượng lãnh đạo nữ trong các cơ quan nhà nước bị giới hạn.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào sau đây của công dân thực hiện đúng quyền bình
đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực văn hóa?
A. Lưu truyền tranh dân gian.
B. Theo dõi tốc độ gia tăng dân số.
C. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
D. Phát hành mọi loại văn hóa phẩm.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo?
A. Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền.
B. Các tổ chức tôn giáo được bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.
C. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
D. Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó.
Câu 10: Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
B. Tham gia hiến máu nhân đạo.
C. Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.
D. Từ chối nhận các di sản thừa kế.
Câu 11: Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà
nước và xã hội, chúng ta cần A. học tập, noi gương. B. khuyến khích, cổ vũ. C. lên án, ngăn chặn. D. thờ ơ, vô cảm.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, công dân được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp trong trường hợp nào sau đây?
A. Chuẩn bị được đặc xá.
B. Đang chấp hành hình phạt tù.
C. Đang bị tạm giữ, tạm giam.
D. Phải thi hành án chung thân.
Câu 13: Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, chúng ta cần A. học tập, noi gương. B. khuyến khích, cổ vũ. C. lên án, ngăn chặn. D. thờ ơ, vô cảm.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?
A. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
B. Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí hoặc quyết định giải quyết khiếu nại.
C. Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.
D. Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.
Câu 15: Anh B là Chi cục trưởng Chi cục X chở chị H là nhân viên đi công tác bằng xe mô tô. Trên
đường đi, anh B đã vượt đèn đỏ nên bị anh M là cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Vào thời điểm
anh M lập biên bản và ra quyết định xử phạt anh B ; cách đó không xa, anh D là tài xế xe taxi bị hành
khách trên xe là anh C khống chế, dùng dao đâm vào bụng. Sau khi thoát khỏi xe và kêu cứu, anh D
ngã gục xuống đường, lợi dụng lúc này, anh C bỏ chạy. Anh M nhờ người đưa anh D đi cấp cứu còn
mình thì truy đuổi anh C. Thấy trong quyết định xử phạt anh B có ghi thêm lỗi đi sai làn đường dù anh
B không vi phạm, chị H đã đưa sự việc lên mạng xã hội. Không ngờ hành động của chị H khiến việc
anh B bị xử phạt lan truyền rộng rãi dẫn đến uy tín của anh B bị ảnh hưởng. Bức xúc, anh B đã tạo tình
huống để chị H mắc lỗi nghiêm trọng rồi dựa vào đó thực hiện quy trình kỉ luật và chị H đã phải nhận
quyết định buộc thôi việc. Những ai sau đây có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại vừa được thực hiện quyền tố cáo? A. Chị H và anh B. B. Chị H và anh D. C. Anh B, anh D và chị H. D. Anh M, anh B và anh C.
Câu 16: Theo quy định của pháp luật, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là
A. từ 18 tuổi đến 24 tuổi.
B. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
C. từ 18 tuổi đến 26 tuổi.
D. từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
Câu 17: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân. B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.
D. Tham gia biểu tình, bãi công.
Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?
A. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
B. Chỉ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước xảy ra chiến tranh.
C. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
D. Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản và cao quý của công dân.
Câu 19: Trong các trường hợp dưới đây, bạn học sinh nào đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công
dân về bảo vệ Tổ quốc?
Trường hợp 1. H khuyên bạn bè không nên xem một bộ phim nước ngoài vì có nhiều thông tin sai lệch
về chủ quyền, lãnh thổ, đường lối quân sự của Việt Nam.
Trường hợp 2. N chỉnh sửa ảnh và đăng tải thông tin sai lệch về tình hình chính trị - xã hội đất nước
lên mạng xã hội để tăng lượng tương tác.
Trường hợp 3. A khuyên một người bạn trong lớp không nên chia sẻ lại các thông tin tiêu cực, bất mãn
với chính quyền lên mạng xã hội.
A. Bạn H (trong trường hợp 1) và bạn N (trong trường hợp 2).
B. Bạn N (trong trường hợp 2) và bạn A (trong trường hợp 3).
C. Bạn H (trong trường hợp 1) và bạn A (trong trường hợp 3).
D. Các bạn H, N, A (trong cả 3 trường hợp) đều thực hiện tốt.
Câu 20: Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?
A. Anh T bắt và cháu M về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.
B. Nghi ngờ anh T lấy trộm xe máy của mình, ông B đã bắt giam anh T để tra hỏi.
D. Do bị mất trộm đồ nên anh T (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên H lại để tra hỏi.
D. Phát hiện ông D đang vận chuyển 6 kg pháo nổ, công an xã đã đưa ông D về trụ sở.
Câu 21: Để bảo hộ sức khỏe của công dân, pháp luật quy định không ai được
A. đánh người gây thương tích.
B. tham gia tranh tụng tại phiên tòa.
C. bắt đối tượng đang bị truy nã.
D. bảo lãnh thân nhân phạm tội.
Câu 22: Đối với các hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của công dân, chúng ta cần A. thờ ơ, vô cảm. B. lên án, ngăn chặn. C. học tập, noi gương. D. khuyến khích, cổ vũ.
Câu 23: Nghi ngờ anh V tổ chức cho người nhập cảnh trái phép, ông M là công an viên đã đến nhà anh
đưa giấy triệu tập, sau đó cùng anh V về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù anh V đã cung cấp bằng
Đề thi cuối kì 2 KTPL 11 Chân trời sáng tạo - Đề 3
170
85 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn KTPL 11 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KTPL lớp 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(170 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)