Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo - Đề 3

168 84 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(168 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
- Áp dụng: các trường THPT có phân phối số tiết của học kì 2 là: 1 tiết lịch sử/ tuần
- Hình thức: 100% trắc nghiệm - 40 câu ST Mức độ đánh giá
Nội dung kiến thức T NB TH VD VD cao
Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế 1 3 2 1 0
kỉ XIV - đầu thế kỉ XV) 2
Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) 3 2 1 0
Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ 3 3 2 1 0 XIX) 4
Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông 3 3 2 2 5
Bài 13. Việt Nam và Biển Đông 4 3 3 2 Tổng số câu hỏi 16 12 8 4 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% ĐỀ BÀI
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Trong những năm 1975 đến nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự
quản lí của chính quyền
A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Việt Nam Cộng hòa.
C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 2: Biển Đông là một phần quan trọng của con đường thương mại nổi tiếng nào trong lịch sử?
A. Trà - Mã cổ đạo.
B. Con đường xạ hương.
C. Con đường tơ lụa trên biển.
D. Con đường gốm sứ.
Câu 3: Đoạn tư liệu dưới đây cung cấp những thông tin về quần đảo nào của Việt Nam?
- Nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam; cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí.
- Trải rộng trong một vùng biển rộng khoảng 180.000 km2.
- Quần đảo được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.

A. Quần đảo Thổ Chu.
B. Quần đảo Cát Bà.
C. Quần đảo Trường Sa.
D. Quần đảo Hoàng Sa.
Câu 4: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là A. Trấn thủ. B. Tổng trấn. C. Tuần phủ. D. Huyện lệnh.


Câu 5: Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn đã
A. thi hành chính sách cấm đạo.
B. thực hiện cải cách hành chính.
C. đổi quốc hiệu thành Việt Nam.
D. ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?
A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.
B. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.
C. Chỉ bổ nhiệm quan cai trị là các tù trưởng địa phương.
D. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.
Câu 7: Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để
A. cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.
B. xem xét, đo đạc thủy trình.
C. dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.
D. khai thác sản vật (tôm, cá,…).
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới
thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?
A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất.
D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.
Câu 9: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã
A. giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.
B. tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.
C. giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời.
D. tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh.
Câu 10: Một trong những kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Minh Mạng là
A. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
B. Đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính của quốc gia.
C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 11: Biển Đông giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương vì vùng biển này
A. nằm trên tuyến giao thông đường biển duy nhất nối liền châu Á với châu Âu.
B. là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới (tính theo tổng lượng hàng hóa).
C. chiếm giữ hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển.
D. là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.
Câu 12: Nhận định nào dưới đây đúng về Biển Đông?
A. Biển Đông là biển lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 3,447 triệu km2.
B. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.


C. Tình trạng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông mới xuất hiện trong thời gian gần đây.
D. An ninh trên Biển Đông không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các quốc gia trong khu vực.
Câu 13: Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là:
A. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Nam Du.
B. quần đảo Cô Tô và quần đảo Nam Du.
C. quần đảo Thổ Chu và quần đảo Cô tô.
D. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Câu 14: Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng của Biển Đông đã và đang tạo điều kiện để
các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp phát triển nhiều ngành kinh tế biển, ví dụ như:
A. vận tải và dịch vụ cảng biển, luyện kim màu, cơ khí, điện tử - tin học,…
B. du lịch và dịch vụ biển, khai thác khoáng sản, đánh bắt và nuôi trồng hải sản,…
C. khai thác khoáng sản, luyện kim màu, sản xuất muối, di lịch biển,…
D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác hải sản, luyện kim đen,…
Câu 15: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn
đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội? A. Cơ mật viện. B. Nội các. C. Đô sát viện. D. Thái y viện.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Biển Đông?
A. Là vùng biển chung của 11 quốc gia Đông Nam Á.
B. Là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Là biển lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu Km2.
D. Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương.
Câu 17: Eo biển nào dưới đây không thuộc khu vực Biển Đông?
A. Eo biển Đài Loan.
B. Eo biển Ma-lắc-ca.
C. Eo biển Ma-gien-lăng. D. Eo biển Ba-si.
Câu 18: Nhận định nào dưới đây không đúng về tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Án ngữ những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục.
B. Giàu tài nguyên, tạo điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển.
C. Là điểm khởi đầu của mọi tuyến đường giao thương hàng hải trên thế giới.
D. Vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân cho các tàu.
Câu 19: Dưới thời vua Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào? A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Khánh Hòa. D. Thừa Thiên Huế.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí chiến lược về chính trị - an ninh của Biển
Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
A. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
B. Biển Đông là nhân tố duy nhất thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia ven biển.


C. Biển Đông là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn minh lớn trên thế giới.
D. An ninh trên Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trong khu vực.
Câu 21. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các lợi
ích hợp pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Biển Đông?
A. Tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc.
B. Đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.
C. Phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững, hợp tác cùng phát triển.
D. Từ chối tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
Câu 22. Theo quy định của văn bản quốc tế nào dưới đây thì Việt Nam là quốc gia ven biển được phép
thăm dò, khai thác khoảng 1 triệu km2 vùng biển và thềm lục địa trên Biển Đông?
A. Văn bản kí kết tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô năm 1951.
B. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
C. Hiệp định Pa-ri năm 1973.
D. Hiến chương ASEAN.
Câu 23. Hiện nay, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp
ở Biển Đông bằng biện pháp nào sau đây?
A. Ngoại giao pháo hạm. B. Hòa bình. C. Không can thiệp.
D. Sử dụng sức mạnh quân sự.
Câu 24. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam
có thể phát triển ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp khai khoáng.
B. Giao thông hàng hải.
C. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.
D. Sửa chữa và đóng tàu.
Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?
A. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
B. Khai thác các sản vật quý ở Biển Đông.
C. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.
D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.
Câu 26. Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa là A. Việt Nam. B. Campuchia. C. Thái Lan. D. Lào.
Câu 27. Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục của Hồ Quý Ly?
A. Chấn chỉnh Phật giáo.
B. Đề cao Nho giáo thực dụng.
C. Dịch sách chữ Nôm sang chữ Hán.
D. Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.


zalo Nhắn tin Zalo