Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (Đề 2)

671 336 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 11 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(671 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ĐỀ SỐ 2
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nghe lén” muôn thú trò chuyện (Lê My) 11/03/2023 05:34 GMT+7
TTCT – Tất nhiên các nhà khoa học không phải nghe cá voi rù rì hay ong mật
thủ thỉ để cho vui, họ còn muốn hiểu “tiếng nói” của chúng. Những khám phá mới
có thể sẽ buộc con người xem xét lại mối quan hệ giữa mình với những loài khác.
Suốt hàng thế kỷ, loài người thậm chí chẳng hề biết đến sự tồn tại của những
âm thanh mà tai người không nghe được - dơi líu ríu trong sóng siêu âm (nằm trên
ngưỡng nghe của người) hay voi rỉ tai nhau những bí mật ở mức hạ âm (nằm dưới
ngưỡng nghe). Nhưng khả năng nghe của chúng ta đã cải thiện cùng với sự phát
triển vượt bậc của công nghệ. Ngày nay, thiết bị ghi âm được lắp đặt ở khắp mọi
nơi từ Bắc Cực đến Amazon, biển dữ liệu thu được sẽ được được trí tuệ nhân tạo
(AI) xử lý, đưa con người tiến gần hơn với mong ước muôn đời: nói chuyện với động vật.
Nâng trình “nghe lén”
Loài chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) tuy không có gì để nhìn,
nhưng chúng có nhiều điều để nói. Loài gặm nhấm nhăn nhúm màu hồng này sống
thành từng đàn lớn dưới lòng đất, đứng đầu là nữ hoàng, giống như nhiều loài kiến
hay mối. Và chúng tương tác với nhau bằng những âm thanh phức tạp: huýt sáo,
réo rắt và líu lo, gừ gừ, nấc và rít.


Khi hai chú chuột gặp nhau trong một đường hầm tối, chúng lịch sự chào
nhau. "Chúng sẽ tạo ra một tiếng chít khe khẽ, và kế đến là tiếng chít chít lặp đi lặp
lại", theo Alison Barker, nhà thần kinh học tại Viện Nghiên cứu não bộ Max Planck
(Đức). Đan cài trong những cuộc đàm thoại hằng ngày là vô số mẩu thông tin xã hội.
"Tiếng chào hỏi, mà tôi ngỡ rằng khá là cơ bản, hóa ra lại phức tạp vô cùng" -
Barker nói với The New York Times. Mỗi cá thể chuột sở hữu "giọng nói" riêng.
Chưa hết, mỗi đàn chuột còn có "phương ngữ" để phân biệt với đàn khác - một
kiểu "di sản văn hóa" gắn với mỗi triều đại chuột chúa.
Những phát hiện này đến từ việc áp dụng công nghệ học máy (machine
learning) để giải mã thế giới thanh âm của loài vật. "Học máy đã ít nhiều biến đổi
nghiên cứu của tôi"- Barker cho biết. Các nhà khoa học dùng công nghệ này để
phát hiện các quy luật âm thanh trong hàng vạn file ghi âm, cố gắng hiểu được tại
sao đám dơi cứ la hét hoặc khi nào chuột kêu chít chít vì căng thẳng.
Ghi âm thôi thì chưa đủ, bởi muốn giải mã ý nghĩa của mỗi tiếng kêu, người
ta cần biết được bối cảnh của nó. Ví dụ, để tìm hiểu âm thanh của loài dơi ăn quả
Ai Cập, nhóm của Yossi Yovel đã sử dụng cả máy quay và micro.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã dùng thuật toán để liên kết những âm thanh cụ
thể (khoảng 15.000 tiếng kêu!) với các tương tác xã hội cụ thể đã được camera
quay lại. Hóa ra, dơi tranh cãi vì thức ăn; chúng có sự phân biệt giới tính trong khi
giao tiếp; chúng có tên riêng - hay đúng hơn là "tiếng gọi đặc trưng". Như các mẹ
bỉm sữa, dơi mẹ cũng đổi giọng khi nói chuyện với "em bé" của chúng.
Năm 2019, nhóm nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) đã ra mắt phần
mềm DeepSqueak, sử dụng học máy để phân biệt giữa tiếng kêu trầm bổng khi các
loài gặm nhấm cảm thấy dễ chịu với tiếng kêu dài và phẳng khi chúng đang bất ổn.


Những đội ngũ khác thì phát triển các hệ thống tự động nhận biết gà hoặc heo
bị khó ở thông qua tiếng kêu. Còn có dự án tham vọng hơn: tìm hiểu cú pháp trong
tiếng kêu của cá nhà táng và thậm chí tạo ra loại công nghệ cho phép con người… đáp lời. Giao tiếp khác loài
Nếu việc giao tiếp người - thú thực sự xảy ra, hẳn nó sẽ không giống cách mà
chàng Dar - "Chúa tể muông thú" của truyền hình thập niên 2000, ra lệnh cho động
vật bằng thần giao cách cảm - mà gần hơn với bác sĩ Dolittle: chịu khó học ngôn ngữ của các loài vật.
"Chúng ta chưa có trong tay cuốn từ điển Tiếng cá nhà táng, nhưng giờ đây
chúng ta đã có những nguyên liệu thô để tạo ra một thứ như thế" - Karen Bakker
viết trong quyển The Sounds of Life (Âm thanh Cuộc sống), xuất bản tháng 10- 2022.
Một dự án có tên viết tắt là CETI đang tập hợp các chuyên gia lớn trong lĩnh
vực học máy, sinh học biển, robot, ngôn ngữ học, mật mã học… để giải mã tiếng
kêu của cá nhà táng. Loài thú có vú khổng lồ sống dưới biển này phát ra các chuỗi


âm thanh "click" được sắp xếp một cách có chủ ý (giống như mã Morse). Mục tiêu
của CETI là giao tiếp với một con cá voi đến mức có thể trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm vào năm 2026.
CETI, do nhà sinh vật học biển David Gruber dẫn dắt, đang đổ mọi nỗ lực
xuống vùng biển ngoài khơi đảo quốc Dominica, nơi có một quần thể cá nhà táng
đã được khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng. Dự án sử dụng các trạm nghe dưới nước,
máy bay không người lái, những con cá - máy mềm dẻo bơi lội giữa đàn cá voi để
thu thập âm thanh và video…
"Đây sẽ là bộ dữ liệu về hành vi động vật lớn nhất từng được ghi lại" - Tom
Mustill, một nhà làm phim về thiên nhiên, nói với The Guardian. Mustill từng suýt
bị đè nát - hoặc được tha mạng - bởi một con cá voi lưng gù hồi năm 2015. Tháng
9-2022, ông xuất bản cuốn How to Speak Whale (Cách nói tiếng cá voi).
CETI sẽ xây dựng một mô hình mô phỏng hệ thống liên lạc của cá nhà táng,
Mustill lý giải trong sách. Để kiểm tra hệ thống này, họ sẽ xây dựng các chatbot.
Để đánh giá độ chính xác của mô hình, họ sẽ dự đoán lời-sắp-nói của một con cá
voi đã xác định. Họ cũng phát đi những tiếng kêu để xem liệu cá voi có phản ứng
như mong đợi hay không. Và bằng cách nghe lén cá voi con học nói, máy móc và
cả con người sẽ có thể tự "dạy" bản thân tiếng cá voi.
Nghiên cứu về tiếng ong (bao gồm các vị trí và rung động khác nhau) cũng
được giới thiệu trong cuốn sách của Bakker. Một nhóm nghiên cứu ở Đức đã tạo ra
con ong-máy, tên RoboBee, và "cấy" nó vào một tổ ong. Robot có khả năng thực
hiện vũ điệu lắc lư của ong mật để yêu cầu chúng ngừng di chuyển. Nó đã có thể
chỉ cho lũ ong biết đường bay đến nguồn mật hoa do nhóm nghiên cứu sắp đặt
(mặc dù kết quả tuyệt đỉnh này chỉ xảy ra một lần duy nhất, và họ không chắc lý do
thành công hay làm thế nào để thành công lần nữa). Nhìn về tương lai, con người
có thể sẽ kiểm soát loài ong ở một mức độ chưa từng có.


zalo Nhắn tin Zalo