Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (Đề 4)

4.4 K 2.2 K lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(4414 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ĐỀ SỐ 4
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Lược dẫn: Sau khi bị mắc mưu Sở Khanh lừa đi trốn và bị Tú Bà bắt lại, Thúy
Kiều buộc phải ra tiếp khách làng chơi. Đoạn trích sau đây nói về tâm trạng của
Thúy Kiều khi sống trong hoàn cảnh ấy.
Ôm lòng đòi đoạn xa gần,
Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau!
Nhớ ơn chín chữ cao sâu ,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Dặm nghìn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này.
Sân hoè đôi chút thơ ngây,
Trần cam ai kẻ đỡ thay việc mình?
Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!
Tình sâu mong trả nghĩa dày,
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa ?
Mối tình đòi đoạn vò tơ,
Giấc hương quan luống lần mơ canh dài.
Song sa vò võ phương trời ,
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.


(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nxb Dân Trí, Hà Nội, 2013)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích? A. Lục bát B. Tự do C. Song thất lục bát D. Ngũ ngôn
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là? A. Tự sự B. Thuyết minh C. Nghị luận D. Biểu cảm
Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói về đặc điểm của lời nhân vật trong đoạn trích? A. Đối thoại B. Độc thoại C. Độc thoại nội tâm D. Cả A và B
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau? A. Liệt kê B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. Tiểu đối
Câu 5. Những đối tượng nào được Thúy Kiều nhắc tới trong đoạn trích? A. Cha mẹ và các em B. Các em và người yêu C. Cha mẹ và người yêu


D. Cha mẹ, các em và người yêu
Câu 6. Tâm trạng chủ đạo của Thúy Kiều trong đoạn trích là? A. Nhớ thương B. Luyến tiếc C. Tuyệt vọng D. Chán chường
Câu 7. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với Thúy Kiều qua đoạn trích trên?
A. Đồng cảm, xót thương B. Yêu mến, trân trọng C. Tôn kính, ngưỡng mộ D. Bàng quan, lãnh đạm
Câu 8. Chủ đề chính của đoạn trích là:
A. Tiếng kêu xé lòng về quyền sống của con người bị chà đạp
B. Lên án sự tác oai tác quái của đồng tiền
C. Lên án bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị
D. Ca ngợi những người anh hùng đấu tranh cho tự do
Câu 9 (1,0 điểm) Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích trên?
Câu 10 (1,0 điểm) Phân tích ngắn gọn về bút pháp ước lệ tượng trưng được tác giả
sử dụng trong đoạn trích?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn
trích Truyện Kiều ở phần đọc hiểu. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm

Câu 1 A. Lục bát 0,5 điểm Câu 2 D. Biểu cảm 0,5 điểm
Câu 3 C. Độc thoại nội tâm 0,5 điểm Câu 4 D. Tiểu đối 0,5 điểm
Câu 5 D. Cha mẹ, các em và người yêu 0,5 điểm
Câu 6 A. Nhớ thương 0,5 điểm
Câu 7 A. Đồng cảm, xót thương 0,5 điểm
A. Tiếng kêu xé lòng về quyền sống của con người bị chà Câu 8 0,5 điểm đạp
Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn trích:
– Là một người con hiếu thảo, nặng lòng vì cha mẹ Câu 9 1,0 điểm
– Là một người có trách nhiệm, lo lắng cho gia đình
– Là một người con gái chung thủy, luôn hướng về người mình yêu
Phân tích ngắn gọn về bút pháp ước lệ tượng trưng được tác
giả sử dụng trong đoạn trích:
– Sử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất ước lệ, nhiều điển tích điển cố: Câu
+ Nói về gia đình và bố mẹ: chín chữ cao sâu, bóng dâu, 1,0 điểm 10 sân hòe…
+ Nói về người yêu: nguyện ước ba sinh, liễu Chương Đài, giấc hương quan
– Những hình ảnh đó làm cho lời thơ trở nên ngắn gọn, súc tích, nhiều sức gợi.


zalo Nhắn tin Zalo