Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo (Đề 5)

278 139 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa học kì 1 Ngữ Văn 7 bộ Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(278 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 5
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: MẸ 1. Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Cau – ngọn xanh rờn Mẹ – đầu bạc trắng 5. Cau ngày càng cao Mẹ ngày một thấp Cau gần với giời Mẹ thì gần đất! 9. Ngày con còn bé Cau mẹ bổ tư Giờ cau bổ tám Mẹ còn ngại to! 13. Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay

Không cầm được lệ 17. Ngẩng hỏi giời vậy – Sao mẹ ta già? Không một lời đáp Mây bay về xa. (Đỗ Trung Lai)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ tự do D. Thơ lục bát
Câu 2: Bài thơ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì?
A. Lời của người con, thể hiện sự xót xa, thương và trân trọng mẹ
B. Lời của người chứng kiến, thể hiện sự đồng cảm với câu chuyện của người con và người mẹ
C. Lời của mẹ, thể hiện nỗi thương thân cho số phận của mình
D. Lời của người con và người mẹ đan xen nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình
Câu 3: Bài thơ có cách ngắt nhịp như thế nào? A. Ngắt nhịp 2/2 B. Ngắt nhịp 3/1 C. Ngắt nhịp 1/3 và 2/2 D. Ngắt nhịp 3/1 và 2/2
Câu 4: Trong khổ thơ thứ nhất, cặp từ nào thể hiện cách sử dụng vần chân? A. Lưng – mẹ B. Cau – đầu

C. Thẳng – trắng D. Cau – cau
Câu 5: Trong câu thơ “Cau thì vẫn thẳng”, phó từ “vẫn” bổ sung ý nghĩa về gì?
A. Bổ sung ý nghĩa về sự phủ định
B. Bổ sung ý nghĩa về mức độ
C. Bổ sung ý nghĩa về kết quả
D. Bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự
Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Lưng mẹ...còng rồi. A. vẫn B. đã C. sẽ D. được
Câu 7: Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa, so sánh và đối lập
B. Đối lập, so sánh và câu hỏi tu từ
C. Câu hỏi tu từ, nhân hóa và ẩn dụ
D. Đối lập, nhân hóa và so sánh
Câu 8: Bài thơ trên khuyên chúng ta về điều gì trong cuộc sống? A. Biết yêu quý cây cau
B. Biết quan tâm, chăm sóc, yêu thương mẹ
C. Biết nỗ lực, cố gắng trong học tập
D. Biết tự chăm sóc bản thân
Câu 9: Qua bài thơ, em cảm nhận gì về tình cảm của người con dành cho mẹ?


Câu 10: Từ việc đọc hiểu bài thơ, em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi của người thân?
Phần 2: Viết (4 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
mà em có dịp tìm hiểu (Lưu ý: Không được kể lại ngữ liệu đã có trong sách Ngữ
văn 7, Bộ sách Chân trời sáng tạo). HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Câu Đáp án Điểm
Câu 1 A. Thơ bốn chữ 0,5 điểm
A. Lời của người con, thể hiện sự xót xa, thương và trân trọng Câu 2 0,5 điểm mẹ
Câu 3 C. Ngắt nhịp 1/3 và 2/2 0,5 điểm
Câu 4 C. Thẳng – trắng 0,5 điểm
Câu 5 D. Bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự 0,5 điểm Câu 6 B. đã 0,5 điểm
Câu 7 B. Đối lập, so sánh và câu hỏi tu từ 0,5 điểm
Câu 8 B. Biết quan tâm, chăm sóc, yêu thương mẹ 0,5 điểm
HS nêu cảm nhận về tình cảm của người con dành cho mẹ trong bài thơ.
Câu 9 Ví dụ: Tình cảm của người con dành cho mẹ: dõi theo từng 1 điểm
ngày sự già nua của mẹ; cảm thấy xót đau khi mẹ ngày một già yếu đi.
HS nêu cảm xúc của bản thân khi nhận ra những thay đổi của Câu 10 người thân. 1 điểm
Ví dụ: lo lắng, yêu thương,...


zalo Nhắn tin Zalo