ĐỀ 9
SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 20… – 20… ĐỀ SỐ 9
Môn: Ngữ văn – Lớp 11
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
THƯƠNG VỢ - BÀI THƠ TRỮ TÌNH.
TRÀO PHÚNG ĐẠM SẮC DÂN GIAN CỦA TÚ XƯƠNG Nguyễn Quốc Túy
Thương vợ (Trần Tế Xương)
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không! […]
Tình cảm thương vợ của Tú Xương trước hết được biểu hiện ở câu thơ đầu tức là ở
hai câu để qua việc nhà thơ tạo dựng hình ảnh một bà vợ buôn bán, tần tảo nuôi chồng nuôi con.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Hai câu mở đầu của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường là hai câu vào để,
thế mà hai câu đề của bài thơ này lại mang sắc thái của hai câu “thực”: cho bạn đọc
thấy nỗi vất vả, khó nhọc của người vợ. Về thời gian nỗi vất vả đó là “quanh năm”,
nghĩa là ngày nào, tháng nào cũng như vậy. Về không gian đó là địa điểm buôn
bán: nơi mom sông. Bà Tú không có cửa hàng cửa hiệu, nơi phố phường sầm uất,
bà Tú cũng không có nốt một cái lều, một gian hàng buôn bán ổn định ở cửa chợ,
đình chợ. Bà buôn bán ở nơi có thế đất chênh vênh, hiểm trở.
Cũng ở ngay hai câu thơ đầu, nhà thơ đã nói được một cách cụ thể về công lao to lớn của bà Tú:
Nuôi đủ năm con với một chồng
Chúng ta chú ý các từ ngữ: nuôi đủ, năm, một. Như vậy là bà Tú đã nuôi đủ sáu
người. Chúng ta thấy thấp thoáng nụ cười trào lộng hay đúng hơn là nụ cười tự trào
của nhà thơ qua cách tính đếm của ông: Năm con với một chồng. Chồng cũng như con phải để vợ nuôi.
Ta biết Tú Xương là nho sĩ, là học trò chữ nho thời xưa đi thi và hỏng mãi, cuối
cùng mới đậu được tú tài.
Nụ cười tự trào của Tú Xương, cách đánh giá mình sống nhờ vợ như lũ con: “Năm
con với một chồng” có cái gì rất gần gũi với câu ca dân gian “Dài lưng tốn vải ăn
no lại nằm”. Biết đánh giá đúng thực trạng kém cỏi của mình, biết công lao vợ phải
nuôi mình và cả năm đứa con, đó là nét đẹp của nhân cách Tú Xương được biểu
hiện qua nụ cười tự trào của ông.
Đây là hai câu “thực” đã khắc họa thành công hình ảnh bà Tú vất vả ở chi tiết nghệ
thuật hình ảnh “lặn lội thân cò”:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Nó gợi ta nhớ đến câu ca dao:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Rồi các câu: “Con cò mà đi ăn đêm”, “cò dò bắt tép”… Cả câu thơ “Lặn lội thân
cò khi quãng vắng” làm hiện lên trong trí tưởng tượng của ta là hình ảnh một bà Tú
lặn lội đêm hôm buôn bán vật và để nuôi con, nuôi chồng giống như biểu tượng
hình ảnh những con cò trong thơ cơ dân gian. Biểu tượng đó còn sâu đậm thêm khi
ta đọc tiếp câu thơ “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”, hình ảnh bà Tú “lặn lội” gắn
với “quãng vắng”, gắn với “mặt nước” cũng giống như hình ảnh con cò trong thơ
ca dân gian gắn với “ăn đêm”, “cò dò bắt tép”, “lặn lội bờ sông”. Tóm lại, ở hai
câu thơ này, Tú Xương đã sử dụng một số “tín hiệu nghệ thuật” thơ để nói về nỗi
vất vả, khó nhọc của người phụ nữ nông thôn trước đây.
Chính nhờ những phương tiện biểu hiện nghệ thuật của văn học dân gian nên ở
một phương diện và mức độ nào đó, hình ảnh bà Tú ở hai câu thơ này cũng mang ý
nghĩa tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đảm đang.
Đây là hai câu “luận”, “bàn” về nỗi vất vả khó nhọc, đức tính chịu đựng của bà Tú.
Nó cũng là lời thơ biểu hiện tâm trạng của bà Tú: chịu đựng, không phàn nàn, oán trách, kêu ca.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Bài thơ không phải là lời “tự bạch” của bản thân bà Tua mà là lời kể, lời tả bà Tú
của Tú Xương. Nhưng tác giả Tú Xương sau khi tả, dựng lại hình ảnh của vợ đã
chửi ai vậy? Nhà thơ chửi “thói đời ăn ở bạc”, “có chồng hờ hững cũng như
không”, nghĩa là nhà thơ chửi thói đời vì cái thói đời ấy mà bà Tú có chồng cũng
như không, chồng chẳng giúp được gì thậm chí bà còn phải nuôi chồng. Cái thói
đời ấy là cái tập tục ngày xưa: vợ phải nuôi chồng ăn học. Cái thói đời ấy đã đưa
lại cho bà Tú một ông chồng vô tích sự mà phải nuôi. Hóa ra Tú Xương tự chửi
mình là vô tích sự. Ở đây, một lần nữa ta lại thấy thấp thoáng nụ cười tự trào của
Tú Xương và thấy nhân cách cao đẹp của Tú Xương.
Bài thơ Thương vợ là một bài thơ trữ tình – trữ tình trào phúng – một phong cách
nghệ thuật độc đáo mang đậm sắc thái dân gian.
(Giảng văn văn học Việt Nam – Nhiều tác giả. NXB Giáo Dục 1999)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết.
A. Văn bản thơ, viết về người vợ
B. Văn bản nghị luận xã hội, bàn về lòng biết ơn với vợ
C. Văn bản nghị luận văn học, đánh giá giá trị tác phẩm thơ
D. Văn bản kí, ghi lại cuộc đời người vợ
Câu 2. Nhan đề văn bản Thương vợ - Bài thơ trữ tình, trào phúng đậm sắc dân
gian của Tú Xương cung cấp cho người đọc thông tin nào?
A. Khẳng định Thương vợ là bài thơ trữ tình, trào phúng đậm sắc dân gian
B. Đối tượng, phạm vi, nội dung luận bàn của văn bản
C. Bàn về giá trị đặc sắc của bài thơ Thương vợ
D. Chủ đề của văn bản: trữ tình, trào phúng đậm sắc dân gian
Câu 3. Dòng nào nói lên cách triển khai nội dung các luận điểm của văn bản?
A. Các luận điểm tương ứng với cấu trúc bài thơ Đường luật
B. Mỗi luận điểm bàn về một khía cạnh của luận đề
C. Hai luận điểm bàn về chất trữ tình; hai luận điểm bàn về chất dân gian
D. Hai luận điểm bàn về chất trào phúng; hai luận điểm bàn về chất dân gian
Câu 4. Dòng nào không nói lên “chất” trữ tình ở 2 câu đề của bài thơ Thương vợ?
A. Thấy nỗi vất vả, khó nhọc của người vợ
B. Nói được một cách cụ thể về công lao to lớn của bà Tú
C. Tạo dựng hình ảnh một bà vợ buôn bán, tần tảo nuôi chồng nuôi con
D. Hai câu đề của bài thơ này lại mang sắc thái của hai câu “thực”
Câu 5. Dẫn chứng trong văn bản được sử dụng theo cách nào?
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (đề 9)
792
396 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(792 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 11
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
ĐỀ 9
SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 20… – 20…
Môn: Ngữ văn – Lớp 11
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
THƯƠNG VỢ - BÀI THƠ TRỮ TÌNH.
TRÀO PHÚNG ĐẠM SẮC DÂN GIAN CỦA TÚ XƯƠNG
Nguyễn Quốc Túy
Thương vợ (Trần Tế Xương)
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
[…]
Tình cảm thương vợ của Tú Xương trước hết được biểu hiện ở câu thơ đầu tức là ở
hai câu để qua việc nhà thơ tạo dựng hình ảnh một bà vợ buôn bán, tần tảo nuôi
chồng nuôi con.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
ĐỀ SỐ 9
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Hai câu mở đầu của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường là hai câu vào để,
thế mà hai câu đề của bài thơ này lại mang sắc thái của hai câu “thực”: cho bạn đọc
thấy nỗi vất vả, khó nhọc của người vợ. Về thời gian nỗi vất vả đó là “quanh năm”,
nghĩa là ngày nào, tháng nào cũng như vậy. Về không gian đó là địa điểm buôn
bán: nơi mom sông. Bà Tú không có cửa hàng cửa hiệu, nơi phố phường sầm uất,
bà Tú cũng không có nốt một cái lều, một gian hàng buôn bán ổn định ở cửa chợ,
đình chợ. Bà buôn bán ở nơi có thế đất chênh vênh, hiểm trở.
Cũng ở ngay hai câu thơ đầu, nhà thơ đã nói được một cách cụ thể về công lao to
lớn của bà Tú:
Nuôi đủ năm con với một chồng
Chúng ta chú ý các từ ngữ: nuôi đủ, năm, một. Như vậy là bà Tú đã nuôi đủ sáu
người. Chúng ta thấy thấp thoáng nụ cười trào lộng hay đúng hơn là nụ cười tự trào
của nhà thơ qua cách tính đếm của ông: Năm con với một chồng. Chồng cũng như
con phải để vợ nuôi.
Ta biết Tú Xương là nho sĩ, là học trò chữ nho thời xưa đi thi và hỏng mãi, cuối
cùng mới đậu được tú tài.
Nụ cười tự trào của Tú Xương, cách đánh giá mình sống nhờ vợ như lũ con: “Năm
con với một chồng” có cái gì rất gần gũi với câu ca dân gian “Dài lưng tốn vải ăn
no lại nằm”. Biết đánh giá đúng thực trạng kém cỏi của mình, biết công lao vợ phải
nuôi mình và cả năm đứa con, đó là nét đẹp của nhân cách Tú Xương được biểu
hiện qua nụ cười tự trào của ông.
Đây là hai câu “thực” đã khắc họa thành công hình ảnh bà Tú vất vả ở chi tiết nghệ
thuật hình ảnh “lặn lội thân cò”:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Nó gợi ta nhớ đến câu ca dao:
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Rồi các câu: “Con cò mà đi ăn đêm”, “cò dò bắt tép”… Cả câu thơ “Lặn lội thân
cò khi quãng vắng” làm hiện lên trong trí tưởng tượng của ta là hình ảnh một bà Tú
lặn lội đêm hôm buôn bán vật và để nuôi con, nuôi chồng giống như biểu tượng
hình ảnh những con cò trong thơ cơ dân gian. Biểu tượng đó còn sâu đậm thêm khi
ta đọc tiếp câu thơ “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”, hình ảnh bà Tú “lặn lội” gắn
với “quãng vắng”, gắn với “mặt nước” cũng giống như hình ảnh con cò trong thơ
ca dân gian gắn với “ăn đêm”, “cò dò bắt tép”, “lặn lội bờ sông”. Tóm lại, ở hai
câu thơ này, Tú Xương đã sử dụng một số “tín hiệu nghệ thuật” thơ để nói về nỗi
vất vả, khó nhọc của người phụ nữ nông thôn trước đây.
Chính nhờ những phương tiện biểu hiện nghệ thuật của văn học dân gian nên ở
một phương diện và mức độ nào đó, hình ảnh bà Tú ở hai câu thơ này cũng mang ý
nghĩa tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đảm đang.
Đây là hai câu “luận”, “bàn” về nỗi vất vả khó nhọc, đức tính chịu đựng của bà Tú.
Nó cũng là lời thơ biểu hiện tâm trạng của bà Tú: chịu đựng, không phàn nàn, oán
trách, kêu ca.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Bài thơ không phải là lời “tự bạch” của bản thân bà Tua mà là lời kể, lời tả bà Tú
của Tú Xương. Nhưng tác giả Tú Xương sau khi tả, dựng lại hình ảnh của vợ đã
chửi ai vậy? Nhà thơ chửi “thói đời ăn ở bạc”, “có chồng hờ hững cũng như
không”, nghĩa là nhà thơ chửi thói đời vì cái thói đời ấy mà bà Tú có chồng cũng
như không, chồng chẳng giúp được gì thậm chí bà còn phải nuôi chồng. Cái thói
đời ấy là cái tập tục ngày xưa: vợ phải nuôi chồng ăn học. Cái thói đời ấy đã đưa
lại cho bà Tú một ông chồng vô tích sự mà phải nuôi. Hóa ra Tú Xương tự chửi
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
mình là vô tích sự. Ở đây, một lần nữa ta lại thấy thấp thoáng nụ cười tự trào của
Tú Xương và thấy nhân cách cao đẹp của Tú Xương.
Bài thơ Thương vợ là một bài thơ trữ tình – trữ tình trào phúng – một phong cách
nghệ thuật độc đáo mang đậm sắc thái dân gian.
(Giảng văn văn học Việt Nam – Nhiều tác giả. NXB Giáo Dục 1999)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết.
A. Văn bản thơ, viết về người vợ
B. Văn bản nghị luận xã hội, bàn về lòng biết ơn với vợ
C. Văn bản nghị luận văn học, đánh giá giá trị tác phẩm thơ
D. Văn bản kí, ghi lại cuộc đời người vợ
Câu 2. Nhan đề văn bản Thương vợ - Bài thơ trữ tình, trào phúng đậm sắc dân
gian của Tú Xương cung cấp cho người đọc thông tin nào?
A. Khẳng định Thương vợ là bài thơ trữ tình, trào phúng đậm sắc dân gian
B. Đối tượng, phạm vi, nội dung luận bàn của văn bản
C. Bàn về giá trị đặc sắc của bài thơ Thương vợ
D. Chủ đề của văn bản: trữ tình, trào phúng đậm sắc dân gian
Câu 3. Dòng nào nói lên cách triển khai nội dung các luận điểm của văn bản?
A. Các luận điểm tương ứng với cấu trúc bài thơ Đường luật
B. Mỗi luận điểm bàn về một khía cạnh của luận đề
C. Hai luận điểm bàn về chất trữ tình; hai luận điểm bàn về chất dân gian
D. Hai luận điểm bàn về chất trào phúng; hai luận điểm bàn về chất dân gian
Câu 4. Dòng nào không nói lên “chất” trữ tình ở 2 câu đề của bài thơ Thương vợ?
A. Thấy nỗi vất vả, khó nhọc của người vợ
B. Nói được một cách cụ thể về công lao to lớn của bà Tú
C. Tạo dựng hình ảnh một bà vợ buôn bán, tần tảo nuôi chồng nuôi con
D. Hai câu đề của bài thơ này lại mang sắc thái của hai câu “thực”
Câu 5. Dẫn chứng trong văn bản được sử dụng theo cách nào?
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
A. Dùng dẫn chứng trực tiếp
B. Dùng dẫn chứng gián tiếp
C. Dùng dẫn chứng từ văn học dân gian
D. Dùng dẫn chứng từ thực tiễn
Câu 6. Luận điểm 2 (bạn về 2 câu thực của bài thơ) có vai trò như thế nào đối với
luận đề của văn bản?
A. Làm sáng tỏ hình ảnh bà Tú vất vả lam lũ
B. Làm sáng tỏ sắc thái dân gian qua hình ảnh bà Tú
C. Làm sáng tỏ bà Tú giống con cò trong thơ ca dân gian
D. Làm sáng tỏ chất trữ tình - thương vợ của ông Tú
Câu 7. Dòng nào nói lên vai trò của luận điểm 4 đối với luận đề?
A. Là rõ sự thấp thoáng nụ cười tự trào của Tú Xương
B. Làm rõ con người vô tích sự - sản phẩm của thói đời xưa
C. Làm rõ nội dung trào phúng đậm sắc dân gian ở Thương vợ - Tú Xương
D. Làm rõ vì cái thói đời ấy mà bà Tú có chồng cũng như không
Câu 8. Dòng nào nói lên mục đích của văn bản?
A. Thương vợ là bài thơ đậm sắc dân gian
B. Thương vợ là bài thơ thấp thoáng nụ cười tự trào của Tú Xương
C. Thương vợ là bài thơ trữ tình, trào phúng đậm sắc dân gian
D. Thương vợ là nụ cười tự trào của Tú Xương
Câu 9 (1,0 điểm) Xác định một số yếu tố miêu tả, cách sử dụng yếu tố miêu tả
trong văn bản Thương vợ - Bài thơ trữ tình, trào phúng đậm sắc dân gian của Tú
Xương.
Câu 10 (1,0 điểm) Em đồng ý với nhận định: Bài thơ Thương vợ là một bài thơ trữ
tình – trữ tình trào phúng – một phong cách nghệ thuật độc đáo mang đậm sắc thái
dân gian không? Vì sao?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Viết bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
Thương vợ - Trần Tế Xương.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
C. Văn bản nghị luận văn học, đánh giá giá trị tác phẩm thơ
0,5 điểm
Câu 2
B. Đối tượng, phạm vi, nội dung luận bàn của văn bản
0,5 điểm
Câu 3
A. Các luận điểm tương ứng với cấu trúc bài thơ Đường luật
0,5 điểm
Câu 4
D. Hai câu đề của bài thơ này lại mang sắc thái của hai câu “thực”
0,5 điểm
Câu 5
C. Dùng dẫn chứng từ văn học dân gian
0,5 điểm
Câu 6
B. Làm sáng tỏ sắc thái dân gian qua hình ảnh bà Tú
0,5 điểm
Câu 7
C. Làm rõ nội dung trào phúng đậm sắc dân gian ở Thương vợ - Tú Xương
0,5 điểm
Câu 8
C. Thương vợ là bài thơ trữ tình, trào phúng đậm sắc dân gian
0,5 điểm
Câu 9
- Yếu tố miêu tả:
+ Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” làm hiện lên trong tâm trí tưởng
tượng của ta hình ảnh một bà Tú lặn lội đêm hôm buôn bán vất vả đề nuôi
con, nuôi chồng giống như biểu tượng hình ảnh những con cò trong thơ ca
dân gian.
+ Hình ảnh bà Tú “lặn lội” gắn với “quãng vắng”, gắn với “mặt nước” giống
như hình ảnh con cò trong thơ ca dân gian gắn với “ăn đêm”, “cò dò bắt
tép”, “lặn lội bờ sông”.
- Cách sử dụng: yếu tố miêu tả kết hợp với thao tác phân tích, so sánh đối
chiếu với hình ảnh con cò trong ca dao.
- Tác dụng: để minh chứng Tú Xương đã sử dụng một số “tín hiệu nghệ
thuật” thơ để nói về nỗi vất vả, khó nhọc của người phụ nữ nông thôn trước
1,0 điểm
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
đây.
Câu 10
- HS tự trả lời theo quan điểm cá nhân.
- Gợi ý: Làm rõ 2 lí do (chú ý: tính thuyết phục của lí lẽ, dẫn chứng ở từng
luận điểm).
1,0 điểm
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết.
0,25 điểm
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết văn bản nghị luận phân tích giá trị nội
dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Thương vợ - Trần Tế Xương .
0,25 điểm
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các
ý sau:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu giá trị nổi bật của tác phẩm.
Thân bài:
Gồm 3 luận điểm chính
- Luận điểm 1: Giới thiệu chung về tác phẩm (chủ đề, thể loại)
- Luận điểm 2: Giá trị nội dung (thương vợ, thấu hiểu nỗi vất vả của vợ; đánh
giá bản thân).
- Luận điểm 3: Giá trị nghệ thuật (đặc sắc thể loại, hình ảnh, ngôn ngữ thơ…
âm sắc dân gian).
Lưu ý: Vận dụng kiến thức từ văn bản đã đọc vào bài viết. Tránh sao chép.
3,0 điểm
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Kết bài:
- Khái quát giá trị tác phẩm.
- Tác động của tác phẩm tới cảm xúc nhận thức cá nhân.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25 điểm
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
0,25 điểm
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và
kĩ năng.