SỞ GD&ĐT TỈNH
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ĐỀ SỐ 4
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tóm tắt Truyện Kiều
* Gặp gỡ và đính ước
Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống
trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân
Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu chàng, hai người đã tự ý thề nguyền và đính ước với nhau.
* Gia biến và lưu lạc
Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán
mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt,
đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, cứu khỏi lầu xanh, nhưng sau đó
nàng bị Hoạn Thư ghen, đày đọa, Kiều tới nương tựa nơi cửa Phật. Sư giác Duyên
vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, Kiều hai lần rơi vào lầu xanh được Từ Hải cứu, giúp
nàng báo ân báo oán. Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết, nàng bị ép
gả cho viên thổ quan, Kiều đau đớn nên trẫm mình xuống sông Tiền Đường tự tử.
Nàng được sư Giác Duyên cứu giúp. * Đoàn tụ
Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở về, dù kết duyên với em gái Thúy Kiều
là Thúy Vân nhưng lòng chàng vẫn khôn nguôi nhớ Kiều. Nhờ sư Giác Duyên,
Kim Kiều đoàn tụ cùng vui duyên “bạn bầy”.
Sau đây là đoạn trích từ Truyện Kiều
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
Đắn đo cân sắc cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu.
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng,
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Câu 1. Đọc tóm tắt và cho biết Mã Giám Sinh mua Kiều thuộc phần nào của tác phẩm?
A. Gặp gỡ và đính ước B. Gia biến và lưu lạc C. Đoàn tụ D. Giới thiệu tác phẩm
Câu 2. Đoạn trích trên kể về việc:
A. Mã Giám Sinh đến làm lễ vấn danh tại nhà Kiều
B. Mã Giám Sinh đến thử tài, ngã giá để mua Kiều
C. Kiều buồn bã trong lễ vân danh
D. Mã Giám Sinh – kẻ buôn bán lọc lõi
Câu 3. Dòng nào sau đây không nói lên con người Mã Giám Sinh?
A. Giàu có, thanh lịch, oai phong
B. Cử chỉ thiếu lịch sự, thô lỗ C. Bề ngoài chải chuốt D. Có mẽ bề ngoài
Câu 4. Những từ ngữ nào nói lên sự giả dối, mập mờ của Mã Giám Sinh khi đến nhà Kiều?
A. Vấn danh, sinh nghi, cân sắc cân tài
B. Ngã giá, ngoài bốn trăm, ép cung, thử bài quạt thơ
C. Vấn danh, sinh nghi, ngã giá, ngoài bốn trăm
D. Mối rằng: đáng giá nghìn vàng
Câu 5. Dòng nào không nói lên tâm trạng của Kiều trong đoạn trích trên? A. Đau khổ
B. Tủi hồ C. Bẽ bàng D. E lệ, thẹn thùng
Câu 6. Dòng nào nói lên thân phận của Kiều trong đoạn trích trên?
A. Người con gái tài sắc được trân trọng
B. Người con gái tài sắc bị mua bán
C. Là người đẹp nên còn kiêu kì
D. Được cha mẹ chiều chuộng nên Kiều chưa muốn đi lấy chồng
Câu 7. Những từ ngữ nào trong hai dòng thơ: Đắn đo cân sắc cân tài/ Ép cung
cầm nguyệt, thử bài quạt thơ lột tả bản chất giả dối của lễ vấn danh?
A. Đắn đo, ép cung, thử, cân B. Cầm nguyệt, quạt thơ C. Cân sắc cân tài D. Đắn đo, ép cung
Câu 8. Cảm xúc chủ đạo bao trùm trích đoạn trên là?
A. Căm phẫn lên án bọn buôn người
B. Cảm thương sâu sắc bởi người tài sắc bị chà đạp C. Khinh bỉ Mã Giám Sinh
D. Giễu cợt sự lươn lẹo của mụ mối
Câu 9 (1,0 điểm) Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh của
Nguyễn Du, từ đó thể hiện thái độ của em đối với nhân vật này?
Câu 10 (1,0 điểm) Phân tích nỗi niềm đau xót, yêu thương của Nguyễn Du dành
cho Kiều trong đoạn trích trên.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Từ tác phẩm Truyện Kiều, em hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra trong văn bản.
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (Đề 4)
527
264 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(527 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)