Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 5: PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN
BÀI 12. THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HÓA HỌC I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được cặp oxi hoá - khử của kim loại.
- Nêu được giá trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử
giữa các dạng khử, khả năng oxi hoá giữa các dạng oxi hoá trong điều kiện chuẩn.
- Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn để: So sánh được tính khử, tính oxi
hoá giữa các cặp oxi hoá - khử; dự đoán được chiều hướng xảy ra phản ứng
giữa hai cặp oxi hoá - khử; tính được sức điện động của pin điện hoá tạo
bởi hai cặp oxi hoá - khử.
- Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani, ưu nhược điểm
chính một số loại pin khác như acquy (accu), pin nhiên liệu, pin mặt trời,...
- Lắp ráp được pin đơn giản (Pin đơn giản: 2 thanh kim loại khác nhau cắm
vào quả chanh, lọ nước muối,...) và đo được sức điện động của pin. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về thế điện cực và nguồn điện hoá học.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả được khái niệm về
cập oxi hoá - khử của kim loại, giá trị thế điện cực chuẩn; Cấu tạo, nguyên tắc
hoạt động của pin Galvani.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm
giải quyết các vấn đề trong bài học liên quan đến tính khử, tỉnh oxi hoá giữa
các cặp oxi hoá - khử cũng như chiều hướng xảy ra phản ứng giữa hai cấp oxi
hoá - khử để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực đặc thù:
- Nhận thức hoá học: Mô tả được cặp oxi hoá - khử của kim loại; Nêu được giá
trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử giữa các dạng khử,
khả năng oxi hoá giữa các dạng oxi hoá trong điều kiện chuẩn.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Lắp ráp được pin đơn giản (2
thanh kim loại khác nhau cấm vào quả chanh, lọ nước muối, ...) và đo được sức điện động của pin.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: So sánh được tính khử, tính oxi hoá giữa
các cặp oxi hoá - khử; Dự đoán được chiều hướng xảy ra phản ứng giữa hai cặp
oxi hoá - khử; Tính được sức điện động của pin điện hoá tạo bởi hai cặp oxi
hoá - khử; Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani, ưu nhược
điểm chính một số loại pin khác như acquy (accu), pin nhiên liệu, pin mặt trời,... 3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh, video, phiếu bài tập liên quan đến bài học.
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Tài liệu: SGK Hóa học 12.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ
năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh:
- GV nêu câu hỏi: Người ta dùng hai sợi dây làm bằng hai kim loại khác nhau
cắm vào một quả chanh và nối với một bóng đèn 3V thì thấy bóng đèn sáng. Như
vậy, quả chanh có cắm hai sợi dây kim loại khác nhau đóng vai trò như một viên
pin, phát sinh ra dòng điện.
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của pin như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Nếu hàm lượng triglyceride trong máu cao hơn
mức bình thường có thể dẫn đến nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,
mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ,...
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không nhận xét đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Trong chương này
chúng ta cùng tìm hiểu về pin điện và điện phân. Bài đầu tiên của chương, chúng
ta tìm hiểu thế điện cực và nguồn điện hóa học. Bài 1 – Thế điện cực và nguồn
điện hóa học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Mô tả cặp oxi – hóa khử của kim loại a. Mục tiêu:
- HS mô tả được cặp oxi hoá - khử của kim loại.
b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cặp oxi hóa khử của kim loại.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học I. CẶP OXI – HOA KHỬ CỦA KIM tập LOẠI
- GV giới thiệu về cặp oxi hóa – khử của - Dạng oxi hóa Mn+ và dạng khử M của kim loại và kí hiệu.
cùng một kim loại được gọi là cặp oxi
hóa – khử của kim loại, kí hiệu Mn+ /M.
Ví dụ 1: (SGK -tr.64)
GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức
đã học thông qua trả lời câu hỏi Thảo
Giáo án Bài 12 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo: Thế điện cực và nguồn điện hoá học
16
8 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 12 Chân trời sáng tạo.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(16 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)