Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: GIAO LƯU VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á
TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu văn hóa ở
Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X. 2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. - Năng lực riêng:
Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử
trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực
hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Phẩm chất
- Tự hào về những thành tựu văn hoá - văn minh của các nước Đông Nam Á.
- Hình thành ý thức trân trọng, giữ gìn các di sản và những giá trị văn hoá truyền thống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Các kênh hình (phóng to).
- Những tư liệu bổ sung về các thành tựu văn hóa chủ yếu của Đông Nam Á
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh - SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: quan sát Hình 1 - Nghi lễ trong tết Té nước Song-kran (Thái Lan) (sgk trang 55).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ: quan sát Hình 1 - Nghi lễ trong tết Té nước
Song-kran (Thái Lan) (sgk trang 55).
- GV đặt vấn đề: Hình 1 là lễ hội liên quan đến tục cầu mua của cư dân
Đông Nam Á. Dù tên gọi khác nhau: Song-kran ở Thái Lan, Bun-pi-may
ở Lào, Thing-yan ở Mi-an-ma, nhưng Tết té nước tại các quốc gia này có
nhiều điểm chung về hình thức. Sau những lễ nghi mang đậm sắc thái tôn
giáo tại đền chùa, mọi người đổ ra đường, dùng xô, chậu, vòi nước hay
súng nước tha hổ nghịch nước vào nhau, sau đó còn té nước vào nhà cửa,
đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Mọi người quan niệm rằng, đón
nhận nước té càng nhiều càng tốt bởi như vậy họ sẽ gặp nhiều may mắn
trong năm mới. Hiện nay, tết Té nước ở các nước Đông Nam Á đang là
điểm đến của nhiều du khách trên thế giới. Một vài quan điểm về khu vực
Đông Nam Á cho rằng: Đông Nam Á như “những Ấn Độ thu nhỏ” hay
“một phần của thế giới Trung Hoa”. Một vài quan điểm khác lại cho rằng:
“văn hoá Ấn Độ chỉ như một lớp sơn bao phủ bề ngoài văn hoá Đông
Nam Á”... Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề thú vị này, chúng ta
cùng vào bài học ngày hôm nay -Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam
Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tín ngưỡng, tôn giáo
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể tên được một số tín ngưỡng
dân gian ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á; kể tên được các tín
ngưỡng bản địa, đưa ra được dẫn chứng về sự ảnh hưởng của tôn giáo, tín
ngưỡng Ấn Độ, Trung Quốc đến đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân Đông Nam Á.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Tín ngưỡng, tôn giáo học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1
Tín ngưỡng, tôn giáo sgk trang 56.
- Tín ngưỡng bản địa ở Đông Nam Á đã kết
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong hợp, dung hoà với những tôn giáo bên ngoài
sgk trang 56: Đời sống tín ngưỡng, như Ấn Độ giáo, Phật giáo, tạo nên đời sống
tôn giáo của các cư dân Đông Nam Á tín ngưỡng đa dạng, phong phú.
đã chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc như thế nào?
+ Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng
dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ
cúng tổ tiên, tục cầu mưa,... Các tín ngưỡng
bản địa đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn
Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc).
+ Về Phật giáo: Phật giáo được du nhập vào
Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào
từng quốc gia trong những thời gian không
như nhau, bằng những con đường khác nhau
và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau.
Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo
lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng
thế kỉ I-II đầu Công nguyên. Phật giáo đã trở
thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia
và là quốc giáo ở một số nước Đông Nam Á.
- Một số tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam mà
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, em biết:
GV mở rộng thêm kiến thức, yêu cầu + Tín ngưỡng phồn thực: thờ sinh thực khí,
HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Kể thờ việc sinh đẻ, lễ hội phồn thực.
tên một số tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam mà em biết?
+ Sùng bái tự nhiên: thờ động vật, thờ cây cối.
+ Thờ người : hồn vía, tổ tiên, thờ tổ nghề,
thành hoàng, giỗ tổ Hùng Vương, tứ bất tử, thờ các vị danh nhân. + Thờ thần.
+ Thờ mẫu : thờ tam phủ, tứ phủ, thờ tứ pháp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV
theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.
- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy
Giáo án Bài 13 Lịch sử 6 Kết nối tri thức (năm 2024): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á
32
16 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(32 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)