Từ đơn I. Từ đơn là gì?
- Khái niệm: Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Trong đó, âm tiết/tiếng
tạo nên từ đơn phải có nghĩa cụ thể khi đứng độc lập, riêng lẻ.
- Ví dụ về từ đơn: Các từ nhà, xe, cây, mắt, bàn, ghế, núi, rừng,... chính là từ đơn.
Vì các từ này chỉ do một âm tiết tạo thành và các âm tiết ấy đều có nghĩa khi đứng độc lập.
II. Từ đơn có mấy loại?
- Phân loại: Từ đơn được chia thành 2 loại: từ đơn đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết. Từ đơn
Từ đơn đơn âm tiết: là những từ chỉ
Từ đơn đa âm tiết: là những từ có có một âm tiết. hai âm tiết trở lên.
Ví dụ: nước, dầu, bánh, kẹo…
Ví dụ: ti vi, ô tô, bồ hóng…
III. Cách phân biệt từ đơn với từ phức?
Phân biệt từ đơn và từ phức:
* Cách 1: Dựa theo cấu tạo và số lượng tiếng trong một từ. Từ đơn Từ phức Cấu tạo bởi 1 tiếng
Cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên
Ví dụ: Tôi, đi, đẹp, hoa, và, một,
Ví dụ: Ăn uống, ăn năn, xinh xắn, sợ những, vẫn,…
sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc,…
* Cách 2: Dùng thao tác chêm, xen.
- Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen
1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì
tổ hợp ấy là 2 từ đơn. Ví dụ:
tung cánh → tung đôi cánh
lướt nhanh → lướt rất nhanh
(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi, rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không
thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)
- Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể
tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm,
xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức. Ví dụ:
chuồn chuồn nước → chuồn chuồn sống ở nước
mặt hồ → mặt của hồ
(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị
phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)
* Cách 3: Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.
Ví dụ: bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ
đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo,
chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ.
* Cách 4: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp của 2 từ đơn. Ví dụ:
• có xoè ra chứ không có xoè vào
có rủ xuống chứ không có rủ lên
→ xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức
• ngược với chạy đi là chạy lại
ngược với bò vào là bò ra
→ chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn * Chú ý :
- Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.
Ví dụ: cánh én (chỉ con chim én), tay người (chỉ con người )
- Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2
loại (từ phức và 2 từ đơn). Trong trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta
có kết luận nó thuộc loại nào.
IV. Tác dụng của từ đơn trong câu
- Tác dụng của từ đơn:
+ Trong tiếng Việt, mỗi từ loại đều có một vai trò quan trọng như nhau, từ đơn tuy
có cấu tạo đơn giản nhất, nhưng lại góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ của
tiếng Việt. Với từ đơn, ta có thể dễ dàng biểu thị lời nói, suy nghĩ, ám chỉ các sự vật,
hiện tượng xung quanh,… chỉ bằng một âm tiết duy nhất, mà vẫn đảm bảo người
nghe có thể hiểu được ý nghĩa của từ.
+ Bên cạnh đó, từ đơn còn góp phần cấu tạo nên những từ ngữ phức tạp hơn, như từ
ghép, từ láy, cụm từ,… Chỉ từ một âm tiết có nghĩa, đứng độc lập và đơn lẻ, ta có
thể ghép các âm tiết lại với nhau để tạo nên những từ ngữ dài hơn và phức tạp hơn,
như: mưa bão, bàn ghế, yêu thương, nhà cửa, núi rừng,…
V. Bài tập về từ đơn
Bài 1. Dùng dấu gạch (/) để phân tách các từ trong câu dưới đây và chỉ ra đâu là từ đơn:
Nhờ thầy cô ân cần giảng dạy, lại có chí học hành nhiều năm liền, Hạnh là học sinh tiên tiến. Trả lời:
Nhờ / thầy cô / ân cần /giảng dạy/, lại / có / chí / học hành / nhiều / năm / liền /, Hạnh
/ là / học sinh / tiên tiến /.
→ Các từ đơn là: nhờ, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là. Bài 2.
a) Tìm từ đơn thuộc các nhóm sau: 5 từ đơn chỉ người
5 từ đơn chỉ hoạt động của người
5 từ đơn chỉ đặc điểm của người
b) Chọn mỗi nhóm ở trên 1 từ đơn và đặt câu. Trả lời: a)
5 từ đơn chỉ người: mẹ, bố, thầy, cô, ông,…
5 từ đơn chỉ hoạt động của người: đi, chạy, hát, ăn, tắm,…
5 từ đơn chỉ đặc điểm của người: to, béo, xinh, gầy, cao,… b) Đặt câu:
- Mẹ em là giáo viên dạy Âm nhạc.
- Lam Anh hát rất hay.
- Hùng cao gần bằng bố.
Bài 3. Phân loại từ đơn và từ phức trong đoạn thơ sau:
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh.
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
25 Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 (Lý thuyết + Bài tập)
2.7 K
1.4 K lượt tải
300.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Bộ Tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6 với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 6.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(2712 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)