Giáo án Bài 17 Hóa học 12 Chân trời sáng tạo: Nguyên tố nhóm IA

57 29 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 34 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 12 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(57 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA
BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
- Vị trí, cấu tạo và giải thích trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA.
- Một số tính chất vật lí của kim loại nhóm IA.
- Tính khử của kim loại nhóm IA.
- Khả năng tan trong nước của các hợp chất kim loại nhóm IA.
- Phương pháp nhận biết các ion Li+, Na+, K+.
- Ứng dụng của sodium chloride.
- Quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hòa; các sản phẩm cơ bản của
công nghiệp chlorine – kiềm.
- Ứng dụng của NaHCO3, Na2CO3 và phương pháp Solvay sản xuất soda. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hóa
học, trạng thái tồn tại của nguyên tố hay các hợp chất nhóm IA trong tự nhiên.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về xu hướng biến
đổi tính chất vật lí, tính chất hóa học hay các ứng dụng phổ biến của các hợp
chất nhóm IA; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các
thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Năng lực hóa học: 1
- Nhận thức hoá học: Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA; Nêu
được xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của kim loại nhóm IA;
Giải thích được nguyên nhân khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp của kim
loại nhóm IA; Giải thích được nguyên nhân kim loại nhóm IA có tính khử
mạnh hơn so với các nhóm kim loại khác; Nêu được khả năng tan trong nước
của các hợp chất nhóm IA; Trình bày được quá trình điện phân dung dịch
sodium chloride và các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua quan sát qua video,
nêu được mức độ phản ứng tăng dần từ lithium, sodium, potassium khi chúng
phản ứng với nước, chlorine và oxygen; Qua quan sát video thí nghiệm phân
biệt các ion Li+, Na+, K+ bằng màu ngọn lửa.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được trạng thái tồn tại của
nguyên tố nhóm IA trong tự nhiên; Trình bày được cách bảo quản kim loại
nhóm IA; Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của sodium chloride; Giải thích
được các ứng dụng phổ biến của sodium hydrogencarbonate, sodium carbonate
và phương pháp Solvay sản xuất soda; Vận dụng kiến thức đã học để giải thích
một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống như các ứng dụng của NaCl trong các
lĩnh vực; Đề xuất cách tốt nhất để bảo quản bột giặt,… 3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh, video, liên quan đến bài học.
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Tài liệu: SGK Hóa học 12. 2
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ
năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình sau:
- GV nêu câu hỏi: Theo em, tại sao pháo hoa khi đốt cháy lại có nhiều màu sắc khác nhau?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Vì các hợp chất trong pháo hoa khi đốt sẽ cho các màu khác nhau.
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. 3
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét của câu trả lời HS, dẫn dắt HS vào bài học: Pháo hoa thường
được dùng trong các dịp lễ, Tết. Để tạo màu cho pháo hoa, người ta dùng một số
muối hay oxide kim loại, trong đó có hợp chất kim loại nhóm IA như lithium
carbonate để tạo màu đỏ, sodium nitrate để tạo màu vàng,… Ngoài ứng dụng trên,
kim loại nhóm IA và hợp chất của chúng còn có những tính chất và ứng dụng nào?
Để đi tìm câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 17 – Nguyên tố nhóm IA.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí, cấu tạo và giải thích trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA
a. Mục tiêu: HS nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA, giải thích được
trong các hợp chất, kim loại nhóm IA đều thể hiện số oxi hóa +1.
b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vị trí, cấu tạo và trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập A. ĐƠN CHẤT
- GV chia lớp thành các nhóm 4. GV yêu cầu I. Vị trí, cấu tạo và trạng thái tự
các nhóm tìm hiểu vị trí, cấu tạo, trạng thái tự nhiên
nhiên của nguyên tố nhóm IA, trả lời các câu - Nhóm IA bao gồm các kim loại: hỏi:
Li, Na, K, Rb, Cs và Fr. Những
+ Nhóm IA gồm các kim loại nào? Những kim kim loại này còn được gọi là kim
loại này còn được gọi là gì ? loại kiềm.
+ Kim loại nhóm IA trong tự nhiên tồn tại 4


zalo Nhắn tin Zalo