Giáo án Bài 17 Lịch sử 6 Kết nối tri thức (năm 2024): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

44 22 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 11 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(44 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 17: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt -
Trình bày được những biểu hiện trong việc giữ gìn văn hoá của người Việt trong thời kì Bắc thuộc. -
Nhận biết được sự phát triển của văn hoá dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Hoa trong thời kì Bắc thuộc. 2. Năng lực -
Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. - Năng lực riêng : 
Khai thác và phân tích được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. 
Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Phẩm chất
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc về sức mạnh cội nguồn của nền văn hoá Việt chính là nền tảng để dân tộc Việt Nam trường tồn, phát triển dù đứng trước bất kì khó khăn, thử thách nào.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên -
Hình minh họa về cuộc đấu tranh giữu gìn và phát triển văn hóa dân tộc. -
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh - SGK. -
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS đọc phần mở đầu sgk trang 78 và trả lời câu hỏi: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thủ tiêu văn hoá của người Việt.
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, em có biết, người Việt đã làm gì để bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống của mình. Điều gì đã tạo nên sự kì diệu đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa để phát triển văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
- GV đặt vấn đề: Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, chống lại nhiều biện pháp thủ tiêu văn hóa người Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc, dân tộc ta đã bảo vệ và giữ gìn được những giá trị văn hóa
truyền thống của mình. Tiêu biểu như tục xăm mình có thời dựng nước. Người Việt cổ sống nhiều trong môi trường sông nước nên tin rằng nếu xăm mình sẽ không bị thủy quái làm hại. Tục này tồn tại đến
đời vua Trần Anh Tông mới bỏ. Sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản địa đó có được là do dân tộc ta đã biết tiếp thu có chọn lọc từ các những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc. Để
tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đi vào bài học này hôm nay – Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sức sống của nền văn hóa bản địa
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được những phong tục tập quán của người Việt; liên hệ và nhận biết được những nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. Sức sống của nền văn hóa bản địa
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 - Sự tích trầu cau, lí giải tục ăn trầu của người Việt (tranh minh họa) sgk
trang 78. GV lí giải cho HS ăn trầu là tục tương truyền có từ thời Hùng Vương. Trải qua hàng nghìn năm
Bắc thuộc, đến nay phong tục này vẫn được duy trì và bảo tồn. Trong văn hoá giao tiếp truyền thống của
người Việt, miếng trầu như một thông điệp về lòng hiếu khách, một “triết lí siêu ngôn ngữ” để diễn tả tình
cảm của con người dành cho nhau. Miếng trầu vì vậy đã đi vào tâm thức người dân Việt với ý nghĩa rất
quan trọng như “miếng trâu là đầu câu chuyện” hay đi vào ca dao, thơ ca với nhiều tác phẩm nổi tiếng, như
bài thơ Mời trầu của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôï”.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 Sức sống của nền văn hóa bản địa sgk trang 78 và trả lời cầu hỏi trong sgk:
+ Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên.
+ Hãy cho biết một số nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc.
- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV bổ sung thêm một số nét văn hóa của người Việt cổ vẫn được duy trì trong
thời Bắc thuộc (ngoài thông tin sgk nêu) như: con trai cởi trần đóng khố, nữ mặc váy - yếm. Mặc váy và
yếm là một nét riêng trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt.
Các chính quyền đô hộ phương Bắc dùng mọi cách bắt người Việt phải theo cách ăn mặc như người Hán
nhưng không thành. Người Việt rất tự hào với cái váy mang đậm yếu tố văn hoá bản địa của mình trong so
sánh với văn hoá Trung Quốc:
“Cái trống mà thủng hai đầu
- Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu bài học: vẽ mình (xăm mình), đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp
Bên ta thời có, bên Tàu thì không”
bằng hai chân, tiếp khách thì đãi trầu cau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Một số nét văn hoá của người Việt cổ vẫn được duy trì trong thời Bắc thuộc: Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ; truyền thống thờ cúng tổ
tiên, thờ các anh hùng dân tộc, tôn trọng phụ nữ; các phong tục tập quán vốn có như cạo tóc, búi tóc, xăm mình, nhuộm răng, ăn
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
trầu, làm bánh chưng - bánh giầy.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.
- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số kĩ thuật, phát minh của người Trung Quốc; những tiếp thu có chọn lọc từ người Trung Quốc.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa học tập
- GV yêu cầu HS nghiên cứu, đọc - Sự tiếp thu có chọn lọc của nhân dân ta đối
thông tin, sơ đồ trong mục 2 Tiếp thu với văn hóa Trung Hoa:
có chọn lọc văn hóa Trung Hoa, sgk
trang 79 và trả lời câu hỏi: Trong thời + Học một số phát minh kĩ thuật: làm giấy,
kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu chế tạo đồ thủy tinh.
có chọn lọc văn hóa Trung Hoa như + Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, thế nào?
cách đặt tên họ giống người Hán; chịu ảnh
hưởng của tư tưởng gia trưởng, phụ quyền
nhưng vẫn giữ gìn truyền thống, tôn trọng phụ nữ.
+ Đón nhận một số dòng Phật giáo. Xuất hiện
nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã sang kinh đô
nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.
+ Tiếp thu Đạo giáo, có sự hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.
+ Tiếp thu một số lễ tết như: tết Nguyên đán,
Trung thu nhưng đã có sự vận dụng cho phù
hợp với văn hóa của người Việt.
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV giới thiệu rõ hơn:


zalo Nhắn tin Zalo