Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Phân biệt được các nguồn tư liệu chính : hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,..
- Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó. 2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng: Biết thực hành sưu tầm, phân tích, khai thác một
số nguồn tư liệu đơn giản, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học. 3. Phẩm chất
Bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ thông qua
hoạt động thực hành sưu tầm, phân tích và khai thác một số tư liệu lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Một số tư liệu hiện vật, tranh ảnh được phóng to hoặc để trình
chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh - SGK.
- Tìm hiểu trước một số truyền thuyết, câu chuyện về lịch sử và di
tích lịch sử ở địa phương.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS: Quan sát hình 1 sgk trang 11, các nhà
sử học làm công việc tương tự như những thám tử. Muốn dựng lại lịch
sử, họ phải đi tìm các bằng chứng, túc là các tư liệu lịch sử. Hình ảnh
dưới đây là một dạng tư liệu lịch sử. Quan sát hình ảnh, em nhận thấy
những hoa văn trên mặt trống đồng miêu tả những gì? Qua đó, em có thể
biết được gì về đời sống của người Việt cổ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
Hình ảnh hoa văn trên mặt trống đồng: là mặt trống đồng Ngọc Lũ - một
hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam.
Hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của cư
dân Việt cổ. Hình ảnh giúp chúng ta có những suy đoán về đời sống vật
chất, tinh thần của người xưa. Đây là những tư liệu quý để nghiên cứu về
quá khứ của người Việt cổ cũng như nền văn minh Việt cổ.
- GV đặt vấn đề: Hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ chính là nguồn
sử liệu, dựa vào đó các nhà sử học biết và phục dựng lại lịch sử. Để hiểu
rõ hơn về nguồn tư liệu và giá trị của các nguồn tư liệu đó, chúng ta vào
bài học ngày hôm nay: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lich sử.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tư liệu hiện vật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được thế nào là tư liệu hiện vật.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Tư liệu hiện vật học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông
tin mục 1 Tư liệu hiện vật sgk trang 11.
- Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật, ...
của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong hay trên mặt đất. Tuy đây chỉ là những hiện
sgk: Thế nào là tư liệu hiện vật? Từ vật "câm", nhưng nếu biết khai thác, chúng có
hình 2 và 3, em hãy kể thêm một số thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về
tư liệu hiện vật mà em biết.
đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.
- Một số tư liệu hiện vật:
+ Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý
được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.
+ Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất
nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long.
+ Xe tăng, máy bay, khẩu pháo và một số súng
thần công còn được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế.
+ Rìu đá, công cụ bằng đá.
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong
SGK, GV giải thích rõ hơn: Tư liệu
hiện vật là những di tích hoặc đồ vật
của người xưa còn lưu giữ lại trong
lòng đất hay trên mặt đất. Những di
tích có thể là các di chỉ khảo cổ học,
nơi tìm thấy các dấu tích của nhà cửa,
mộ táng, các hiện vật khảo cổ, có thể
là đình, chùa, khu lưu niệm,... Các đồ
vật có thể là các công cụ lao động, vũ
khí tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ,
có thể là các vật dụng cổ trong gia
đình như cái liềm, cái cuốc,... có thể
là đồ thờ cúng trong đình chùa như
tượng, lư hương,... Các hiện vật này
có ưu điểm là phản ánh khá trung
thực đời sống vật chất của người xưa
(Ví dụ: cuốc bằng đá khác với bằng
sắt, hay nổi gốm khác với nổi nhôm,...).
- HS trả lời, GV dẫn dắt HS đi đến kiến thức
- GV tổ chức hoạt động cặp đôi và đúng.
yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm
những đồ vật trong gia đình, trao đổi
với bạn để rút ra câu trả lời đồ vật nào là tư liệu hiện vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện các yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS đứng dậy báo cáo kết
Giáo án Bài 2 Lịch sử 6 Kết nối tri thức (năm 2024): Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục hưng lại lịch sử
25
13 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(25 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)