Giáo án Bài 20 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo: Vương quốc cổ Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

238 119 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 12 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(238 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 20: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X (3 tiết) I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Thông qua bài học, HS nắm được:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc cổ Chăm-pa.
- Những nét đặc sắc về kinh tế, xã hội của cư dân Chăm-pa.
- Một số thành tựu văn hoá của Chăm-pa. 2. Năng lực - Năng lực chung:
 Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng:
 Mô tả được sự thành lập và quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa.
 Trình bày được những nét chính về kinh tế và tổ chức xã hội của Chăm-pa.
 Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Chăm-pa. 3. Phẩm chất
- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá Chăm.


- Giáo dục tinh thần tương thân tương ái giữa các cộng đồng người có chung số
phận lịch sử và chung lãnh thổ..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- Hình ảnh phóng to liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề: miền Trung đất nước, với đường bờ biển dài, ấm áp, nơi bắt đầu
bình minh sớm nhất của Việt Nam. Người dân giỏi nghề đi biển, đánh bắt cá và là nơi
có du lịch phát triển với những vũng, vịnh, bờ biển đẹp, ấm áp, quanh năm đầy ắp ánh
nắng mặt trời. Trên vùng đất đó, đã từng tồn tại vương quốc cổ Chăm-pa mà những di
tích văn hoá vẫn được bảo tồn đến ngày nay, trong đó nổi tiếng nhất là thánh địa Mỹ
Sơn và Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Các em hãy quan sát Hình 20.1 dòng sông gắn với
quá trình hình thành và phát triển của vương quốc cổ Chăm-pa. Để tìm hiểu kĩ hơn về
quá khứ xa xưa của vùng đất miền Trung ngày nay chúng ta cùng vào Bài 20: Vương
quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự ra đời và quá trình phát triển của Vương quốc Chăm-pa
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vương quốc Chăm-pa ra đời trong
hoàn cảnh nào; quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Chăm-pa.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập
1. Sự ra đời và quá trình phát triển của
- GV giới thiệu kiến thức: Vương quốc Vương quốc Chăm-pa
Chăm-pa ra đời sau cuộc khởi nghĩa năm - Quá trình hình thành và phát triển của
192 ở huyện Tượng Lâm (Quảng Nam, vương quốc Chăm-pa: Từ thế kỉ II đến thế
Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay) thuộc kỉ X, vương quốc Chăm-pa trải qua ba
quận Nhật Nam. Một thủ lĩnh người địa vương triều. Các trung tâm quan trọng của
phương tên là Khu Liên đã lãnh đạo nhân vương quốc gắn với những vùng địa lí
dân đánh phá châu thành, giết thứ sử Hán, khác nhau của miền Trung. Cuối thế kỉ IX,
giành được quyền tự chủ, lập nước với lãnh thổ Chăm-pa mở rộng nhất, bao gồm
tên gọi ban đầu là Lâm Ấp. Từ thế kỉ VII, toàn bộ vùng ven biển, trải dài từ dãy
tên nước gọi là Chăm-pa.
Hoành Sơn (Hà Tĩnh) ở phía bắc đến sông
Dinh (Ninh Thuận) ở phía nam.


- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I, + Cuối thế kỉ II: Chăm-pa thành lập kinh
quan sát Sơ đồ Hình 20.2 trang 101 và trả đô Sin-ha-pu-ra (Duy Xuyên, Quảng
lời câu hỏi: Em hãy nêu quá trình hình Nam).
+ Đầu thế kỉ VIII: Dời kinh đô về phía
nam. Kinh đô: Vi-ra-pu-ra (Phan Rang, Ninh Thuận).
+ Cuối thế kỉ IX: Chuyển kinh đô lại phía
Bắc. Kinh đô In-đra-pu-ra (Thăng Bình, Quảng Nam).
thành và phát triển của vương quốc Chăm-pa.
+ Cuối thế kỉ X: Chuyển kinh đô về Vi- giay-a (Bình Định).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,
chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Kinh tế và tổ chức xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được hoạt động kinh tế chủ yếu của cư
dân Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp, có nhiều loại khoáng sản, trao đổi sản vật với


zalo Nhắn tin Zalo