Giáo án Bài 30: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều

7 4 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 14 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 9 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 9 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY

Xem thêm

Mô tả nội dung:

Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: ...........................
Họ và tên giáo viên:............................
Tổ: ................................
CHƯƠNG X: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT
Bài 30. SƠ LƯỢC VỀ HÓA HỌC VỎ TRÁI ĐẤT VÀ
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT
Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
- Nêu được hàm lượng các nguyên tố chủ yếu trong vỏ trái đất
- Phân loại được các dạng chất chủ yếu trong vỏ trái đất (oxide, muối...)
- Trình bày được những lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội từ việc khai thác vỏ trái đất
(nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu) lợi ích của sự tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử
dụng vật liệu tái chế,...phục vụ cho sự phát triển bền vững. 2. Về năng lực a) Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu hàm lượng các nguyên tố hoá
học chủ yếu trong vỏ Trái Đất.
Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phân loại các dạng
chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất (oxide, muối, …); Hoạt động nhóm một cách
hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều
được tham gia và trình bày ý kiến.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm
nhằm trình bày được những lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội từ việc khai thác
vỏ Trái Đất; Lợi ích của sự tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật
liệu tái chế, … phục vụ cho sự phát triển bền vững.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được hàm lượng các nguyên tố hoá học
chủ yếu trong vỏ Trái Đất.
Tìm hiểu tự nhiên: Phân loại được các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất
(oxide, muối, ...); Trình bày được những lợi ích cơ bản về kinh tế, xã hội từ
việc khai thác vỏ Trái Đất (nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu).
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ thực tế tại địa phương về những
lợi ích của sự tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế, ...
nhằm phục vụ cho sự phát triển bền vững. 3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
‒ Tranh ảnh, (hoặc video clip) về thành phần vỏ Trái Đất và các dạng chất chủ
yếu trong vỏ Trái Đất, MS Powerpoint bài giảng. ‒ Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
Câu 1. Hãy kể tên một số nguyên tố hóa học chủ yếu trong vỏ Trái Đất. Chúng ở trong các loại hợp chất nào?
..............................................................................................................................................
Câu 2. Dựa vào số liệu ở Bảng 30.1, vẽ biểu đồ thành phần phần trăm về khối lượng
các nguyên tố dưới dạng hình tròn và dạng cột. Đọc biểu đồ và rút ra nhận xét về hàm
lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất.
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 3. Một số hợp chất phổ biến của nguyên tố sắt trong vỏ Trái Đất gồm: iron(II)
oxide, iron(II) carbonate, iron(III) oxide, iron(II) silicate và iron(II) disulfide. Trong các
hợp chất trên, có bao nhiêu oxide, bao nhiêu muối?
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Phiếu học tập số 2
Câu 4. Tìm hiểu thành phần hóa học của một số loại đá
Quan sát hình và cho biết:
a) Các loại đá trong hình được tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố hóa học nào?
b) Các chất có trong thành phần chủ yếu của các loại đá trên thuộc loại hợp chất hóa học nào? a) Thạch anh (SiO2) b) Dolomite (CaCO3.MgCO3)
c) Đá hoa cương còn gọi là đá granite d) Đá cẩm thạch
(muối silicate của Al, Na, K, Ca) (CaCO3, CaCO3.MgCO3)
..............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 5. Hãy cho biết các dạng chất chủ yếu có trong vỏ Trái Đất có thể chia thành những
dạng nào. Lấy ví dụ minh họa.
..............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Phiếu học tập số 3
Câu 1. Trình bày một số lợi ích của việc khai thác tài nguyên trong vỏ Trái Đất. Cho ví dụ minh họa.
..............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 2. Có thể tách được đơn chất rắn nào từ khoáng vật chính tạo nên cát trắng?
..............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 3. Tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên trong vỏ Trái Đất mang đến cho chúng ta những lợi ích nào?
..............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 4. Khi sử dụng nhôm tái chế con người sẽ tiết kiệm được các tài nguyên nào? Giải thích.
..............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
- Kĩ thuật mảnh ghép, động não, công não
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề thông qua chơi “Tôi là ai”,
học sinh biết được một số loại đá quen thuộc trong đời sống. b) Nội dung:
– GV yêu cầu HS đánh câu trả lời lên palet GV tạo lập
- GV tổ chức quan sát một số hình ảnh qua chơi “Tôi là ai”
- Giáo viên chốt giới thiệu nội dung bài học
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS: a) Thạch anh b) Dolomite


zalo Nhắn tin Zalo