Giáo án Bài 8 Hóa học 12 Kết nối tri thức: Amine

189 95 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 30 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Hóa học 12 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(189 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 3: HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN BÀI 8. AMINE I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm về amine và phân loại được amine (theo bậc của amine và bản chất gốc hydrocarbon).
- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số amine theo danh pháp
thay thế, danh pháp gốc - chức (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5), tên thông
thường của một số amine hay gặp.
- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amine (trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ
nóng cháy, khả năng hoà tan).
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử và hình dạng phân tử methylamine và aniline.
- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amine: tính chất của nhóm -NH2
(tính base với quỳ tím, với HCl, với iron (III) chloride, phản ứng với nitrous acid);
phản ứng thể ở nhân thơm (với nước bromine) của aniline; phản ứng tạo phức của
methylamine (hoặc ethylamine) với copper (II) hydroxide.
- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của dung dịch
methylamine (hoặc ethylamine) với quỳ tím (chất chỉ thị), với HCl, với iron (III)
chloride, với copper (II) hydroxide); phản ứng của aniline với nước bromine; mô tả
được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của amine.
- Trình bày được ứng dụng của amine (diamine và aniline); các phương pháp điều
chế amine (khử hợp chất nitro và thế nguyên tử H trong phân tử ammonia). 2. Năng lực
Năng lực chung: 1
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý
tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát
cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan
đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
Năng lực đặc thù:
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực
tiễn dựa trên kiến thức hoá học.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:
+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm
hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
+ Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu.
- Năng lực nhận thức hoá học:
+ Nêu được khái niệm về amine và phân loại được amine (theo bậc của amine và
bản chất gốc hydrocarbon).
+ Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số amine theo danh pháp
thay thế, danh pháp gốc - chức (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5), tên thông
thường của một số amine hay gặp.
+ Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amine (trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt
độ nóng cháy, khả năng hoà tan).
+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử và hình dạng phân tử methylamine và aniline.
+ Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của amine: tính chất của nhóm -NH2
(tính base với quỳ tím, với HCl, với iron (III) chloride, phản ứng với nitrous
acid); phản ứng thể ở nhân thơm (với nước bromine) của aniline; phản ứng tạo
phức của methylamine (hoặc ethylamine) với copper (II) hydroxide. 2
+ Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của dung dịch
methylamine (hoặc ethylamine) với quỳ tím (chất chỉ thị), với HCl, với iron (III)
chloride, với copper (II) hydroxide); phản ứng của aniline với nước bromine;
mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của amine.
+ Trình bày được ứng dụng của amine (diamine và aniline); các phương pháp điều
chế amine (khử hợp chất nitro và thế nguyên tử H trong phân tử ammonia). 3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh, video, phiếu bài tập liên quan đến bài học.
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Tài liệu: SGK Hóa học 12.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ
năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách tổng hợp tơ nylon 6,6.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3
- GV nêu câu hỏi: “Tơ nylon-6,6 có tính dai, mềm, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau
khô, được dùng để dệt vải may mặc, dệt bít tất, đan lưới, bện dây cáp, dây dù. Người
ta đã tổng hợp loại tơ này như thế nào?”
- GV yêu cầu HS quan sát video để trả lời câu hỏi trên:
https://www.youtube.com/watch?v=4_EEndIUB-c
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận 4


zalo Nhắn tin Zalo