Giáo án GDQP 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

199 100 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: GDQP
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 26 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 11 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng 11 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(199 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 1. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những nội dung cơ bản của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
- Nêu và phân tích được những nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ và biên
giới quốc gia; những nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật
Biển 1982; Luật Biển Việt Nam; những khái niệm về biên giới và đường biên
giới đất liền, trên biển, thềm lục địa, trên không, trong lòng đất, đặc biệt là chủ
quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Xác định và thực hiện được ý thức trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây
dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:


- Nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh: Phân tích và trình bày được
những vấn đề cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; trách nhiệm
của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia hiện nay.
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống: Thực hiện
được trách nhiệm công dân trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc phù hợp với lứa tuổi. 3. Phẩm chất:
− Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương,
yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án;
- Tài liệu: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Luật Biển Việt Nam năm
2012; Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và một số tài liệu liên quan khác.
- Một số hình ảnh minh họa cho bài học, sơ đồ mô tả cách xác định đường cơ sở
và các vùng biển Việt Nam.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và
dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nhớ lại sự kiện lịch sử, hiểu được ý nghĩa lời căn dặn của Bác Hồ về
công lao to lớn của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước;


trách nhiệm của mỗi người dân trong việc giữ gìn giang sơn gấm vóc. Từ đó, xây
dựng ý thức, trách nhiệm học tập cho HS khi bước vào bài học. b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần Mở đầu trong SHS tr.5 và nêu ý nghĩa của câu nói đó.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc to trường hợp phần Mở đầu trong SHS tr.5:
Ngày 19/9/1954, trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên
phong, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước”.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của câu nói đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ
khẳng định công lao to lớn của các thế hệ cha ông trong quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước; mà còn nhắc nhở toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải nêu
cao ý thức trong việc phát huy truyền thống yêu nước, có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài.


Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1. Bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trong tình hình mới
a. Mục tiêu: HS nêu được mục tiêu và quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trong tình hình mới. b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.5-6 và tóm tắt nội dung.
- GV rút ra kết luận về nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Mục tiêu
1. Nội dung cơ bản của chiến lược
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội tập
chủ nghĩa trong tình hình mới
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS a. Mục tiêu
tr.5 và tóm tắt nội dung.
- Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả xã hội chủ nghĩa trong tình hình
lời câu hỏi: Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt mới:
Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới + Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ là gì?
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về mục của Tổ quốc.
tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ + Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân,
nghĩa trong tình hình mới.
chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá


zalo Nhắn tin Zalo