Giáo án GDQP 11 Bài 8 (Cánh diều): Lợi dụng địa hình, địa vật

79 40 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: GDQP
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 15 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(79 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8. LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của các tư thế, động tác lợi dụng địa hình, địa vật.
- Thực hành được ác động tác kĩ thuật phù hợp với các loại địa hình, địa vật
trong các tình huống diễn ra. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động
mới, môi trường sống mới; tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn
chế của bản thân trong quá trình học tập.
Năng lực đặc thù:
- Biết lợi dụng địa hình, địa vật và vận dụng được kĩ thuật, chiến thuật cá nhân
trong thực hành các kĩ năng quân sự; thực hành đưa các động - kĩ thuật phù hợp
với các loại địa hình, địa vật trong các tình huống diễn ra. 3. Phẩm chất:
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn
trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; tích cực tìm tòi và sáng tạo trong
học tập: có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên


- SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án.
- Bản đồ địa hình quân sự.
- Bài giảng PowerPoint và máy chiếu (nếu có); máy tính kết nối internet (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và
dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở và tạo hứng thú cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học. b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.54.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra ý kiến về tình huống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.54:
Trong bộ phim “Cánh đồng hoang” có cảnh mô tả cuộc chiến đấu giữa vợ chồng Ba
Đô và máy bay của giặc Mỹ ở cánh đồng hoang Đồng Tháp Mười. Hai vợ chồng đã
ngụp lặn, ẩn nấp trong bụi cỏ rậm, dưới lá sen khi máy bay trực thăng quần thảo, tìm
kiếm. Có lúc, họ phải cho con trai của mình vào túi ni lông, ôm con cùng lặn xuống
nước rồi lại ngoi lên. Cuối cùng, máy bay đã bị vợ Ba Đô bắn cháy.
Theo em, vợ chồng Ba Đô đã lợi dụng vật che khuất hay vật che đỡ trong tình huống trên? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.


- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS nêu ý kiến:
Bụi cỏ rậm, lá sen, mặt nước chỉ có tác dụng che giấu hành động nhưng không chống
đỡ được đạn bắn thẳng. Trong tình huống này, vợ chồng Ba Đô đã lợi dụng vật che khuất.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét (không phân biệt đúng, sai), tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài.
Lợi dụng vật che khuất, vật che đỡ nói riêng và lợi dụng địa hình, địa vật nói chung là
hành động chiến sĩ cần biết và thực hiện thành thạo tư thế, động tác, vị trí lợi dụng....
Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và thực hành các nội dung này - Bài 8. Lợi
dụng địa hình, địa vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1a: Khám phá mục I (trang 54 SGK)
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm vật che khuất, vật che đỡ, địa hình trống trải.
b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK liên quan đến câu hỏi Khám phá 1 (trang 54 SGK).
c. Sản phẩm học tập: Kết quả HS trả lời câu hỏi Khám phá 1 (trang 54 SGK).
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học I. Các loại địa hình, địa vật tập 1. Vật che khuất
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SHS, quan Là những vật có thể che giấu được
sát các Hình 8.1 - 8.3 trang 54 SHS.
hành động, nhưng không thể chống
đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom,


pháo, cối, lựu đạn xuyên qua như
bụi, bụi cỏ rậm rạp, mảnh, rèm, ... 2. Vật che đỡ
Là những vật có sức chống đỡ được
đạn bắn thẳng, mảnh bom, đạn
pháo, cối, lựu đạn khó xuyên qua,
đồng thời có tác dụng che kín được
hành động tương tự địa vật che
khuất như mô đất, gốc cây, bờ
ruộng, bờ tường, vật kiến trúc kiên cố, ...
3. Địa hình trống trải
Là những nơi không có vật che
khuất hoặc che đỡ như bãi bằng
phẳng, đồi trọc, mặt đường, ....
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
Em hãy nêu một số vật che khuất, vật che
đỡ, địa hình trống trải trong khuôn viên trường em.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin
SHS tr.54 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 -2 HS trình bày kết


zalo Nhắn tin Zalo