Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8. LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được khái niệm các loại địa hình, địa vật; ý nghĩa, yêu cầu khi lợi
dụng địa hình, địa vật. Biết được cách lợi dụng địa hình, địa vật che khuất, che
đỡ và cách vận động khi vượt qua địa hình trống trải.
- Thực hành được các động tác kĩ thuật phù hợp với các loại địa hình, địa vật
trong các tình huống diễn ra.
- Xây dựng ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập, không ngại khó, ngại bẩn. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh: nêu được các nội dung phòng
không nhân dân; kĩ năng quan sát, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống: Thực hiện
được những kĩ năng cơ bản về kĩ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật bộ binh. 3. Phẩm chất:
− Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương,
yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án.
- Súng tiểu liên AK (CKC), bia số 6, bia số 7, cờ địch, cờ chỉ huy, còi.
- Bãi tập: Vị trí lên lớp và các vị trí để HS luyện tập.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và
dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò và kích thích HS tìm hiểu các loại địa hình, địa vật và cách
lợi dụng địa hình, địa vật ở bài học mới. b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.50.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 8.1:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, chiến sĩ trong hình 8.1 lợi dụng bụi cây, ụ đất để làm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Hình 8.1a – chiến sĩ lợi dụng bụi cây để ẩn nấp,
quan sát địch; hình 8. 1b – chiến sĩ lợi dụng ụ đất để nổ súng tiêu diệt địch.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 8. Lợi dụng địa
hình, địa vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu các loại địa hình, địa vật
a. Mục tiêu: HS nắm được các loại địa hình, địa vật làm cơ sở học tập các nội dung tiếp theo. b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.50 và tóm tắt nội dung.
- GV rút ra kết luận về các loại địa hình, địa vật.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các loại địa hình, địa vật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học I. Các loại địa hình, địa vật tập
1. Vật che khuất
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin kết hợp Là những vật có thể che giấu được
quan sát hình 8.2 và trả lời câu hỏi:
hành động, nhưng không thể chống
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom,
địa hình, địa vật che khuất và địa hình, địa pháo, cối, lựu đạn xuyên qua như vật che đỡ.
bụi, bụi cỏ rậm rạp, mảnh, rèm, ...
2. Vật che đỡ
Là những vật có sức chống đỡ được
đạn bắn thẳng, mảnh bom, đạn pháo,
cối, lựu đạn khó xuyên qua, đồng
thời có tác dụng che kín được hành
động tương tự địa vật che khuất như
mô đất, gốc cây, bờ ruộng, bờ tường,
vật kiến trúc kiên cố, ...
3. Địa hình trống trải
Là những nơi không có vật che khuất
hoặc che đỡ như bãi bằng phẳng, đồi trọc, mặt đường, ....
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội
Giáo án GDQP 11 Bài 8 (Kết nối tri thức): Lợi dụng địa hình, địa vật
115
58 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 11 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 11 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng 11 Kết nối tri thức.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(115 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)