Giáo án GDQP 11 Bài 9 (Cánh diều): Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

121 61 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: GDQP
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 13 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng 11 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(121 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9. NHÌN, NGHE, PHÁT HIỆN ĐỊCH, CHỈ MỤC TIÊU, TRUYỀN TIN LIÊN LẠC, BÁO CÁO I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được ý nghĩa, yêu cầu, hành động nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu,
truyền tin liên lạc, báo cáo làm cơ sở vận dụng trong chiến đấu và học chiến thuật.
- Thực hành được hành động của chiến sĩ nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục
tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.
- Vận dụng được các nội dung đã học vào luyện tập các tình huống cụ thể. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm,
sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.
- Đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác; rút
kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.
- Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.
Năng lực đặc thù:
- Vận dụng được kĩ thuật, chiến thuật cá nhân trong thực hành các kĩ năng quân sự.
- Thực hành được hành động của chiến sĩ nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục
tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.

3. Phẩm chất:
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn
trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; tích cực tìm tòi và sáng tạo trong
học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án.
- Bản đồ địa hình quân sự.
- Bài giảng PowerPoint và máy chiếu (nếu có); máy tính kết nối internet (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và
dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở và tạo hứng thú cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học. b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.58.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi phần Mở đầu trong SHS tr.58:
Tại triển lãm “Kỉ vật còn mãi với thời gian” ở Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có một cái
đèn dầu của má Nguyễn Thị Tiến (Hai Ron) ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh
An Giang. Má Hai Ron đã đào các căn hầm bí mật cho cán bộ cách mạng về trú ẩn


và quy ước với cán bộ: nếu an toàn tuyệt đối thì đèn sáng rõ, nếu tình hình có khả
nghi thì đèn tối hơn, nếu có động thì tắt đèn.
Theo em, má Hai Ron đã sử dụng hình thức truyền tin nào trong tình huống trên? Em
hãy nêu một số hình thức truyền tin tương tự mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý kiến:
+ Hình thức truyền tin má Hai Ron đã sử dụng là dùng ánh sáng đèn làm ám hiệu.
+ Một số hình thức truyền tin tương tự như dùng âm thanh (tiếng mõ, tiếng chày giã
gạo,…) làm ám hiệu thông báo tình hình địch phục kích, dùng động tác (cuốn khăn
trên cổ hay khoác trên vai, buộc quanh người,…) làm ám hiệu khi biểu tình, đấu tranh với địch,…
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét (không phân biệt đúng, sai), tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, quân và dân ta đã sáng tạo rất nhiều cách thức liên lạc, truyền tin. Đối với
chiến sĩ, hành động nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo
cáo là điều kiện quan trọng để xử trí tình huống kịp thời. Bài học hôm nay sẽ giúp các
em tìm hiểu các vấn đề này - Bài 9. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền
tin liên lạc, báo cáo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1.a. Khám phá mục I (trang 58, 59, 60, 61 SGK)
a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa, yêu cầu và thực hành được hoạt động nhìn, nghe,
phát hiện địch, chỉ mục tiêu theo hướng dẫn của GV.


b. Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK liên quan đến câu hỏi Khám phá 1 (trang
58 SGK) và thực hiện nội dung Thực hành 1, 2, 3, 4 (trang 59, 60, 61 SGK).
c. Sản phẩm học tập: Kết quả HS trả lời câu hỏi Khám phá 1 (trang 58 SGK) và thực
hiện nội dung Thực hành 1, 2, 3, 4 (trang 59, 60, 61 SGK).
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học I. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ tập mục tiêu
Nhiệm vụ 1: Khám phá 1 (trang 58 SGK) 1. Ý nghĩa
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, - Nhìn, nghe: phát hiện, nắm chắc
khai thác thông tin trong mục I.1, I.2 SGK mọi tình hình trong chiến đấu.
tr.58 và trả lời câu hỏi: Nhìn, nghe, phát - Phát hiện địch và chỉ mục tiêu:
hiện địch, chỉ mục tiêu trong chiến đấu để
điều kiện quan trọng để từng người,
làm gì? Cần đáp ứng yêu cầu nào?
đồng đội và chỉ huy xử trí mọi tình
Nhiệm vụ 2: Thực hành 1 (trang 59 SGK) huống trong chiến đấu nhanh chóng,
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.3a và chính xác, kịp thời. quan sát hình 9.1 SGK tr.59: 2. Yêu cầu
- Tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao.
- Hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng.
- GV hướng dẫn HS thực hành hoạt động - Phát hiện, báo cáo chính xác, kịp
nhìn qua gương, qua cửa kính, qua mặt thời. nước theo các bước: 3. Hành động
+ Bước 1: GV thực hiện nhanh tư thế, a. Nhìn
động tác nhìn qua gương, qua cửa kính, - Chọn vị trí nhìn: qua mặt nước.

+ Ban ngày: chọn nơi cao, kín đáo,


zalo Nhắn tin Zalo