Giáo án Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

115 58 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Vật Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Vật lí 11.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(115 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



BÀI 20: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA PIN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án đo suất điện động và
điện trở trong của nguồn điện một chiều (pin điện hóa hoặc acquy).
- Lắp ráp được dụng cụ thí nghiệm để đo suất điện động và điện trở trong của nguồn
điện một chiều (pin điện hóa hoặc acquy).
- Tiến hành thí nghiệm nhanh, chính xác.
- Ước lượng được sai số của phép đo. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong
học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương
tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày ý tưởng và thảo luận trong hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được phương án thí nghiệm
trong đó có mục tiêu, dụng cụ và phương án tiến hành phù hợp để đo suất điện
động và điện trở trong của pin.
Năng lực vật lí:
- Thảo luận để thiết kế phương án và thực hiện phương án, đo được suất điện động
và điện trở trong của pin bằng dụng cụ thực hành. 1


- Lắp ráp được dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm nhanh, chính xác, xác
định được sai số của phép đo.
- Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế. 3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản
thân trong quá trình thực hành thí nghiệm và thảo luận nhóm.
- Trung thực: Tôn trọng kết quả đo được, không gian lận số liệu trong quá trình đo
suất điện động và điện trở trong của pin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Giáo án.
- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh sơ đồ mạch điện, đô thị mô tả mối quan hệ
giữa cường độ dòng điện I trong mạch và hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở R, …
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm đo đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
- HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học
tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK để tìm phương án đo suất điện động và điện
trở trong của nguồn điện.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về suất điện động và điện trở trong của nguồn. 2


c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về thí
nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của nguồn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Ta đã biết, suất điện động và điện trở trong là
hai đại lượng đặc trưng của một nguồn điện. Trong quá trình sử dụng, suất điện động và
điện trở trong của nguồn điện có thay đổi không? Làm thế nào để đo suất điện động và
điện trở trong của một nguồn điện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học
ngày hôm nay: Bài 20: Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Thiết kế phương án thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin
a. Mục tiêu: HS thảo luận để thiết kế phương án đo suất điện động và điện trở trong của
pin bằng dụng cụ thực hành.
b. Nội dung: GV cho HS thực hiện các hoạt động theo SGK để thiết kế phương án thí
nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.
c. Sản phẩm học tập: HS thiết kế phương án đo suất điện động và điện trở trong của pin.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Mục đích 3


- GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm.
- Đo suất điện động và điện trở trong
- GV giới thiệu bộ dụng cụ thực hành đo suất của pin chưa qua sử dụng và pin đã qua
điện động và điện trở trong của pin. sử dụng.
2. Cơ sở lí thuyết
- Xét mạch điện gồm một nguồn điện
có suất điện động ξ và điện trở trong r
mắc nối tiếp với mạch ngoài gồm điện
trở R, có giá trị đã biết và biến trở R
mắc nối tiếp như Hình 20.1. Xem điện
trở của các dây dẫn không đáng kể.
+ 2 pin: 1 pin chưa sử dụng và 1 pin đã qua
sử dụng, hộp đựng pin (1). + 1 biến trở R (2).
+ 1 điện trở R0 đã biết giá trị (3).
- Khi đóng khoá K, trong mạch xuất
+ 2 đồng hồ đo điện đa năng hiện số dùng hiện dòng điện có cường độ là I được
làm ampe kế một chiều và vôn kế một chiều xác định theo công thức: (4). + Khóa K (5). I= ξ R +R +r 0
+ Bảng điện (6) và dây nối (7).
- Đồ thị mô tả mối quan hệ giữa I và U
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, nghiên là một đoạn thẳng như Hình 20.2.
cứu SGK nội dung mục đích và cơ sở lí
thuyết và trả lời câu hỏi sau:
+ Thảo luận 1 (SGK – tr118): Dựa vào cơ
sở lí thuyết và dụng cụ trong hình 20.3, hãy
thảo luận nhóm để đưa ra một phương án thí
nghiệm xác định ξ và r của pin. 4


zalo Nhắn tin Zalo