Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh diều (cả năm)

5 3 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Lý thuyết
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ câu hỏi lý thuyết Lịch sử lớp 11 mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lý thuyết môn Lịch sử 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(5 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
1. Tiền đề của cách mạng tư sản
- Trong thời kì cận đại, nhiều cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra, tiêu biểu là: Cách mạng
tư sản Anh (thế kỉ XVII), Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế
kỉ XVIII), Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII),. .
- Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ do đã xuất hiện những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng. a) Kinh tế
- Trong các thế kỉ XVI - XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
ở các nước Âu - Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công thương nghiệp.
+ Anh: đến đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc
biệt là công nghiệp len, dạ. Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản
xuất của phường hội. Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.
+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: đến giữa thế kỉ XVI, công thương nghiệp tư bản chủ
nghĩa tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ngày càng phát triển. Ở miền Bắc, các công trường
thủ công rất phổ biến. Ở miền Nam, kinh tế đồn điền, trang trại phát triển.
+ Pháp: đến cuối thế kỉ XVIII, công thương nghiệp ở Pháp đã rất phát triển, đặc biệt là
ở những vùng ven biển. Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều. Ngoại thương có bước
tiến mới, các công ty thương mại Pháp đầy mạnh buôn bán với nhiều nước châu Âu và châu Á.
- Trong các quốc gia trên, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh là tiêu biểu nhất.
Ở Anh, công nghiệp len, dạ bùng nổ làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi cho giai cấp
tư sản và tầng lớp quý tộc. Nhiều quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư
bản chủ nghĩa, đuổi nông nổ khỏi lãnh địa, biến ruộng thành đồng cỏ, thuê nhân công
nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường. Bộ phận quý tộc này giàu lên nhanh chóng,
trở thành tầng lớp quý tộc mới. Tình trạng rào đất cướp ruộng ở Anh được Thômát
Morơ ví là “Hiện tượng cừu ăn thịt người”. b) Chính trị
- Trước khi cách mạng tư sản bùng nổ, đa số các nước theo chế độ quân chủ chuyên chế
hoặc là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
+ Anh: từ năm 1625, Sác-lơ I lên làm vua với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội
Anh, ngày càng cản trở việc kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới.
+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc
địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh thi hành nhiều chính sách
kìm hãm sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ. Ví dụ: đạo luật về ruộng đất năm 1763 ngăn
cấm dân di cư về phía tây; các sắc luật về thuế mới năm 1764 đánh vào hàng nhập cảng;
luật tem thuế năm 1765 đánh vào các hàng nhập khẩu,. .
+ Pháp: đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế,
đứng đầu là vua Lui XVI. Vua có quyền lực tuyệt đối. c) Xã hội
- Trong xã hội, bên cạnh giai cấp phong kiến và nông dân đã xuất hiện những giai cấp
và tầng lớp mới như tư sản, quý tộc mới. . Họ đại diện cho phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa và có mâu thuẫn với giai cấp phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân.
+ Anh: mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, đặc biệt là tư sản và quý tộc mới, với các
thế lực phong kiến chuyên chế, đứng đầu là vua Sác-lơ I.
+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Bắc Mỹ với thực
dân Anh. Trong đó, nổi bật là mâu thuẫn giữa tư sản và chủ nô với thực dân Anh vì bị
kìm hãm phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Pháp: mâu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân Pháp với tăng lữ, quý tộc ngày càng gay gắt.
- Trong những mâu thuẫn xã hội trên, mâu thuẫn xã hội ở nước Pháp là tiêu biểu nhất.
+ Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
+ Tăng lữ và Quý tộc chỉ chiếm khoảng gần 2 % dân số nhưng nắm toàn bộ chức vụ
quan trọng trong Giáo hội và bộ máy chính quyền.
+ Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp như tư sản, nông dân, bình dân
thành thị. . Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu nhưng không có quyền lợi chính trị. Nông
dân là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội, là những người cực khổ nhất vì không có
ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản có thể lực kinh tế nhưng lại
không có quyền lực chính trị,… d) Tư tưởng
-
Các trào lưu tư tưởng của giai cấp tư sản phê phán những giáo lí lạc hậu quan điểm lỗi
thời của giai cấp phong kiến và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng
trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.
+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể
hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức
tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thômát Giépphécsơn.
+ Pháp: Trào lưu Triết học Ánh sáng đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời
của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết
về việc xây dựng nhà nước mới. Đại diện tiêu biểu là Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô,…


zalo Nhắn tin Zalo