Lý thuyết Toán 10 Kết nối tri thức (cả năm)

547 274 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Toán Học
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Lý thuyết
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Tài liệu được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ câu hỏi lý thuyết Toán lớp 10 mới nhất năm 2022 - 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lý thuyết môn Toán lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(547 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



LÝ THUYẾT THEO BÀI HỌC KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG TOÁN 10 - TẬP 1
Chương 1. Mệnh đề và Tập hợp Bài 1. Mệnh đề A. Lý thuyết
1. Mệnh đề, mệnh đề chứa biến 1.1. Mệnh đề
- Những khẳng định có tính đúng hoặc sai gọi là mệnh đề logic (gọi tắt là mệnh đề).
Những câu không xác định được tính đúng sai không phải là mệnh đề.
- Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai. Chú ý:
- Người ta thường sử dụng các chữ cái P, Q, R, … để biểu thị các mệnh đề.
- Những mệnh đề liên quan đến toán học được gọi là mệnh đề toán học.
- Những câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến không phải là mệnh đề. Ví dụ:
+ “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam” là một mệnh đề nhưng không phải mệnh đề toán
học vì không phải sự kiện trong toán học.
+ “Số π là một số hữu tỉ” là mệnh đề toán học.
1.2. Mệnh đề chứa biến


- Mệnh đề chứa biến là mệnh đề chưa khẳng định được tính đúng sai, cần có giá trị cụ
thể của biến mới có thể khẳng định tính đúng sai của mệnh đề đó.
- Ta thường kí hiệu mệnh đề chứa biến n là P(n); mệnh đề chứa biến x, y là P(x, y), …. Ví dụ:
+ “20 chia hết cho 2”: không phải là mệnh đề chứa biến.
+ “5n chia hết cho 2” là mệnh đề chứa biến. Khi n = 4 thì mệnh đề này là mệnh đề đúng,
khi n = 5 thì mệnh đề này là mệnh đề sai.
2. Mệnh đề phủ định
- Để phủ định một mệnh đề P, người ta thường thêm (hoặc bớt) từ “không” hoặc “không
phải” vào trước vị ngữ của mệnh đề P. Ta kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là .
- Mệnh đề P và mệnh đề là hai phát biểu trái ngược nhau. Nếu P đúng thì sai, còn nếu P sai thì đúng.
Ví dụ: “5 không chia hết cho 3” là mệnh đề phủ định của mệnh đề “5 chia hết cho 3”.
3. Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo
3.1. Mệnh đề kéo theo
- Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo và kí hiệu là P ⇒ Q.
- Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng P ⇒ Q. Khi đó ta nói:
P là giả thiết của định lí, Q là kết luận của định lí hoặc
“P là điều kiện đủ để có Q”, hoặc “Q là điều kiện cần để có P”.


Chú ý: Mệnh đề P ⇒ Q chỉ sai khi P đúng và Q sai. Do đó ta chỉ cần xét tính đúng sai
của mệnh đề P ⇒ Q khi P đúng. Khi đó, nếu Q đúng thì P ⇒ Q đúng, nếu Q sai thì P ⇒ Q sai.
Ví dụ: Cho 2 mệnh đề: P: “9 chia hết cho 9”; Q: “9 chia hết cho 3”.
“Nếu 9 chia hết cho 9 thì 9 chia hết cho 3” là mệnh đề kéo theo của P và Q.
P là mệnh đề đúng và Q là mệnh đề đúng nên mệnh đề kéo theo P ⇒ Q là mệnh đề đúng.
3.2. Mệnh đề đảo
- Mệnh đề Q ⇒ P được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề P ⇒ Q.
Nhận xét: Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng.
Ví dụ: Cho 2 mệnh đề: P: “n = 0”; Q: “n là số nguyên”.
“Nếu n = 0 thì n là số nguyên” là mệnh đề P ⇒ Q.
“Nếu n là số nguyên thì n = 0” là mệnh đề Q ⇒ P.
- Mệnh đề P ⇒ Q là mệnh đề đúng còn mệnh đề Q ⇒ P không đúng.
4. Mệnh đề tương đương
- Mệnh đề “P nếu và chỉ nếu Q” được gọi là một mệnh đề tương đương và kí hiệu P ⇔ Q . Nhận xét:
- Nếu cả hai mệnh đề Q ⇒ P và P ⇒ Q đều đúng thì hai mệnh đề tương đương P ⇔ Q
đúng. Khi đó ta nói “P tương đương với Q” hoặc “P là điều kiện cần và đủ để có Q”
hoặc “P khi và chỉ khi Q”.


Ví dụ: Cho 2 mệnh đề: P: “Tứ giác ABCD là hình bình hành”; Q: “Tứ giác ABCD có
hai cặp cạnh đối song song”.
“Nếu tứ giác ABCD là hình bình hành thì tứ giác ABCD có hai cặp cạnh đối song song” là mệnh đề P ⇒ Q.
“Nếu tứ giác ABCD có hai cặp cạnh đối song song thì tứ giác ABCD là hình bình hành” là mệnh đề Q ⇒ P.
Hai mệnh đề này đều đúng nên P và Q là hai mệnh đề tương đương.
5. Mệnh đề có chứa kí hiệu ∀ và ∃
- Kí hiệu ∀ đọc là “với mọi”.
- Kí hiệu ∃ đọc là “có một” hoặc “tồn tại”. - Cho mệnh đề “ ”.
+ Phủ định của mệnh đề “ ” là mệnh đề “ ”.
+ Phủ định của mệnh đề “ ” là mệnh đề “ ”. Chú ý:
+ Phát biểu “Với mọi số tự nhiên n” có thể kí hiệu là .
+ Phát biểu “Tồn tại số tự nhiên n” có thể kí hiệu là . Ví dụ:
Phủ định của mệnh đề “ ” là mệnh đề: “ ”.


zalo Nhắn tin Zalo