Phiếu bài tập Tuần 1 Buổi sáng mùa xuân Ngữ văn 7

1.3 K 666 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Chuyên đề
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Phiếu bài tập Tản văn - Tùy bút Ngữ văn 7

    Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    725 363 lượt tải
    70.000 ₫
    70.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập Ngữ văn 6 Học kì 2 mới nhất dành cho cả 3 sách (cánh diều, kết nối tri thức & cuộc sống, Chân trời sáng tạo) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1332 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN SƯƠNG CHƯA TAN
(Đỗ Bích Thúy)
Tôi đã từng nghĩ rằng, viết bao nhiêu dòng, bao nhiêu trang cũng không thể đủ,
không thể thoả lòng về niềm yêu mến của tôi đối với cái cây ấy.
Lúc tôi mười, hay mười một đấy, tôi rất thích ngồi đan đầu hồi. Thích Lắm.
Ngày ấy, len hiếm, mẹ tôi thường dỡ những cái áo len cũ, rách, thủng ra, nhặt những
đoạn len còn tốt, nối vào để đan lại. Áo, khăn, mũ. Những cái áo len đẹp mặt trước, còn
mặt sau, bên trong, thì chi chít những cái mối nối đùn lên. Tôi xin mẹ những đoạn len
thừa. Ngắn quá không nối, thì mẹ cho tôi. Tôi tự vót một đôi kim đan. Vót từ một
khúc vầu già. Bố tôi hay nói, nếu muốn vót tròn thì phải đẽo vuông. Tức là, muốn vót
que đũa, hay que đan cũng vậy, thì phải chẻ miếng vầu cho vuông đã, vót dễ hơn,
nhanh hơn. Vót xong, lấy chính cái phân sợi đã vót ấy, vo lại, nhét cây que đan vào
trong, chuốt cho nhẫn thín, bóng loáng mới thôi. Xong một đôi que đan, nối được
một đoạn len dài, tôi mang ra ngồi trước hiên nhà. Một đứa gái sửa soạn cho một
buổi sáng mùa đông ngồi đan hẳn là phải tinh tươm lắm, tôi nghĩ thế. Mà tôi cũng chẳng
biết đan gì, chỉ mong được một miếng chừng hai bàn tay, có pha mầu, có vài hoạ tiết, thế
là vui lắm 1ôi.
Đầu hồi có một cây mận.
Ngồi đan, ngắm cây mận. Lúc nào tôi cũng muốn làm hai việc này cùng với
nhau.
Trời lạnh, gió từ trong khe núi thổi ra liên tục. Nhưnghôm ấy trời có nắng. Một
ngày trời nắng hiếm hoi. Tôi ngồi ngay dưới tán cây. Cây mận rất già, da mốc meo, khô
khốc. Bố tôi trồng xuống trong đúng cái ngày tôi chào đời. Gốc cây mận ra từng
cục. Có một vét sẹo tròn tròn dưới gốc. Đây là chỗ mà tôi hay buộc con chó.
Nắng lên, xiên qua cành cây đầy lá non. Những cành mận gầy in bóng trên nền sân.
Vừa Tết xong. Hoa mận cuối mùa vẫn cố nở những bông trắng thật trắng. Nhiều cành
đã ra quả. Quả non xanh như lá, phần bọc bên ngoài lại trắng như tuyết.
Tôi thích nhất ngắm cây mận lúc vừa hoa vừa quả, những cái
non xanh mướt như được quệt một lớp mỡ bằng chổi lông gà. Ấy khi mùa xuân đến.
Mùa xuân, cho dù năm nào cũng đến muộn, nhưng luôn luôn kịp để cây mận ra hoa, hoa
rụng, còn lại những quả xanh non. Tôi thể ngồi cả buổi hiên nhà, trong cái nắng
vàng nhạt ấm áp, gió lạnh vẫn thổi băng qua trước mặt đẩy tất cả mọi cái rụng về
phía cuối sân. Mỗi khi một cánh hoa rơi xuống thì cây mận lại rùng mình một cái, như là
nó bị đau. Thấy thương cây mận. Cây mận giống mẹ tôi, phải đổi vẻ đẹp của mình để lấy
những đứa con. Lại nghĩ, liệu rồi mình muốn giống cây mận kia không? Không biết.
Lần nào ngồi dưới bóng của nó tôi cũng tự hỏi đi hỏi lại câu đó hàng trăm lần, trong mỗi
buổi sáng không có sương mù che phủ, và cây mận tha hồ khoe vẻ đẹp của nó.
Tôi vẫn thế, luôn lẩn thẩn chơi một mình và rất thích những thứ mà tôi nghĩ rằng nó
bị bỏ quên. Mấy bông hoa mận, một quả hồng cuối mùa mầu đỏ còn sót lại trên ngọn
trong khi mọi cái lá thì đã rụng hết, một tổ chim có mấy con chim non...
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Cây mận gầy thật gầy. Những miếng vỏ già vỡ ra khiến thân cây đầy vết nứt,
giống những vét nứt gót chân vào mùa đông. Bọn trẻ chúng tôi làng, chân đứa nào
cũng nứt toác. Má cũng nứt. Nhưng gầy thì gầy, cây mận vẫn cho đầy quả.
Tôi ôm cái giỏ đựng đồ đan trước bụng, nhìn chằm chằm lên cây mận.
Nắng chiếu vào những hạt sương trong veo đầu cành làm cho sáng lấp lánh.
Tôi đã nghĩ, mình cũng sẽ dính những hạt sương như thế lên chiếc áo len đầu tiên mà tôi
đan được sau này. Chiếc áo của tôi sẽ chẳng giống ai. tìm khắp các chợ cũng không
chiếc thứ hai. Tôi sẽ đính cả những bông hoa bằng vải nhỏ trắng như hoa mận. Tôi
sẽ là một bông hoa mận đang nở, trong một buổi sáng mùa xuân sương chưa tan...
Tôi đã lớn lên, từng tuổi một, bên hiên nhà và dưới gốc mận ấy. Cây mận ngày một
già, những cành dài củatrùm lên mái nhà. Sau những trận mưa to gió lớn,quật vỡ
vài viên ngói. Tuổi thơ của tôi đã trôi đi, trôi đi, như một giấc mơ. Một giấc không
bao giờ cũ, nằm yên đó, khi nào chạm đến thì thức dậy. Anh cả tôi lấy vợ, anh thứ
tôi lấy vợ, những đứa cháu tập đi quanh gốc mận, và bố mẹ tôi cũng già đi bên gốc mận.
Còn tôi, thì đi lấy chồng.
Cây mận ấy, già nua đơn, im lìm lặng lẽ khiêm nhường, tận hiến những
thể cho cả một gia đình, cũng chứng kiến những biến động lớn nhất trong một gia
đình. Khi tôi xa nhà, quay về, đi qua một khúc quanh, qua một cây cầu nhỏ, còn chưa
nhìn thấy hai cánh cửa nhà màu xanh thì đã nhìn thấy ngọn cây mận. vẫn đứng đó,
vươn ngọn lên trên mái nhà, đang vươn lên cao đề vẫy chào reo vui. Năm nào cây
mận cũng ra hoa, ra quả. Càng già quả càng ít đi, nhưng càng ngon hơn. Giòn tan, ngọt
lịm, tôi luôn nhè hạt mận ra rồi vung tay vứt thật mạnh qua bờ rào. Ngoài đấy
rừng. Rừng đầy những sa nhân, sồi, dẻ, trám, giang, vầu... [...]
Tôi vứt hạt mận ra rừng, và luôn mơ mộng về một khu rừng đầy những cây mận,
cây nào cũng chi chít quả...
Năm tôi hai mươi tám tuổi, cây mận cũng hai mươi tám tuổi. Tôi rời nhà đi, cây
mận vẫn đứng đó. Mười năm sau đó, bố mẹ tôi cũng rời đi. Cây mận không còn nữa. Nó
đã quá già, nhưng không phải già, cái vị trí đứng khiến cho người chủ
mới không thể dựng lên một ngôi nhà thật to. Người ta chặt bỏ nó đi.
Tôi muốn khóc lắm. Thật thế. Tôi đã luôn tin rằng cây mận sẽ nhớ tôi biết bao,
giống như tôi luôn nhớ nó. Một cái cây linh hồn, mong manh, nhạy cảm, tinh tế,
trĩu nặng ân tình. vào mùa xuân này, như mấy chục mùa xuân đã trôi đi mất, tôi lại
ngồi giữa phố xá và lặng yên nhớ về cái buổi sáng ngồi tỉ mẩn tập đan, và hoa mận thì lả
tả rụng, như sương...
(Trích “Thương nhau như người thân”, Đỗ Bích Thúy, NXB Văn học, 2021)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Câu 2: Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? Việc dùng ngôi kể này tác dụng như thế
nào trong việc thể hiện nội dung văn bản?
Câu 3: Xác định đối tượng trữ tình, cái tôi trữ tình và chủ đề của văn bản?
Câu 4: sao tác giả lại chọn cây mận để bộc lộ tưởng, tình cảm của mình? Việc lựa
chọn đối tượng này thể hiện tình cảm gì của tác giả?
Câu 5. Tìm những câu văn khắc họa cây mận như một con người trong cảm nhận của
“tôi”? Từ đó, em hiểu thêm điều gì trong tâm hồn tác giả?
Câu 6. Hình ảnh nhân vật “tôi” ngồi đan len trong ức được miêu tả như thế nào?
sao tác giả lại miêu tả khung cảnh ấy trước khi nói về cây mận?
Câu 7. Cây mận gợi nhắc đến những kỉ niệm, khoảnh khắc đặc biệt nào của tác giả?
Chúng có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?
Câu 8. Theo em, những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản tác động tới
người đọc, đặc biệt là những kỉ niệm tuổi ấu thơ?
Câu 9. ý kiến cho rằng: “Những thân thiết của tuổi thơ đều sức tỏa sáng
nâng đỡ tâm hồn con người trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời”. Hãy viết đoạn
văn khoảng 1/2 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐÁP ÁN
1. Thể loại: tản văn
(Buổi sáng mùa xuân sương chưa tan là một tản văn vì:
- Văn bản miêu tả cây mận đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương gắn của tác giả
với cây mận.
- Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết đối với cây mận đã gắn bó nhiều năm
với cả gia đình và trở thành kí ức không thể nào quên.
- Chất trữ tình: cảm xúc, suy nghĩ của tác giả hoà quyện với vẻ đẹp tươi mát của cây
mận, dụ mỗi khi miêu tả cây mận, tác giả đều thể hiện tình cảm tha thiết đan xen với
lời tả: “Tôi thể ngồi cả buổi hiên nhà, trong cái nắng vàng nhạt ấm áp, gió lạnh vẫn
thổi băng qua trước mặt và đẩy tất cả mọi cái lá rụng về phía cuối sân. Mỗi khi một cánh
hoa rơi xuống thì cây mận lại rùng mình một cái, như bị đau. Thấy thương cây
mận.” hoặc qua phép so sánh tinh tế: “Cây mận giống mẹ tôi, phải đổi vẻ đẹp của mình
để lấy những đứa con.
- Cái tôi của Đỗ Bích Thuý thể hiện trong văn bản cái tôi dịu đàng, trong trẻo, đầy nữ
tính giàu cảm xúc; cách nhìn, cách nghĩ, cách xưng gọi mang nét riêng của tâm hồn tác
giả.
- Ngôn ngữ trong tản văn này thể hiện đặc điểm thể loại: tinh tế, sống động, mang hơi
thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.)
*Đối tượng: Cây mận (gắn bó với tuổi thơ).
2. Ngôi kể thứ nhất
- Tác dụng: thuận lợi để cái tôi trữ tình bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm về cây mận của quê
hương.
3. Đối tượng trữ tình: Cây mận của quê hương/quê hương.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Cái tôi trữ tình: Là người yêu tha thiết, gắn bó với quê hương.
- Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp sức sống mãnh liệt của một loài cây gắn với đồng bào
miền núi phía Bắc.
4. Vì sao tác giả lại chọn cây mận để bộc lộ tưởng, tình cảm của mình? Việc lựa chọn
đối tượng này thể hiện tình cảm gì của tác giả?
đây một loài cây phổ biến, hoa đẹp, quả ngon gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ tác
giả cũng như những người dân vùng miên núi phía Bắc.
- Thể hiện tình yêu, nuối tiếc những vẻ đẹp bình dị của quê hương hiện không còn.
5. Tìm những câu văn khắc họa cây mận như một con người trong cảm nhận của “tôi”?
Từ đó, em hiểu thêm điều gì trong tâm hồn tác giả?
- Cánh hoa rơi xuống... cây mận lại rùng mình, như bị đau... cây mận vẫn đứng
đó... vươn lên cao để vẫy chào reo vui...
- Yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết; độ trân trọng, yêu quý những ký ức tuổi thơ.
6. Hình ảnh nhân vật “tôi” ngồi đan len trong ức được miêu tả như thế nào? sao
tác giả lại miêu tả khung cảnh ấy trước khi nói về cây mận?
Miêu tả trong không gian gần gũi (đầu hồi nhà), thời gian đặc trưng (buổi sớm mùa
xuân) cùng với sự ủng hộ của bố, mẹ (cho len thừa, hướng dẫn cách vót que đan) trong
niềm thích thú, say mê.
- Để tạo phông nền cho sự xuất hiện của cây mận, nổi bật sự gắn tuổi thơ, với vẻ đẹp
cũng như sức sống mãnh liệt của nó.
7. Cây mận gợi nhắc đến những kỉ niệm, khoảnh khắc đặc biệt nào của tác giả? Chúng
có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?
- Nhớ đến sở thích ngồi đan len, nhớ đến hoạt động, trò chơi tuổi thơ, nhớ đến những
khoảnh khắc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất mùa xuân bên gốc mận...
- Kỉ niệm ấy ý nghĩa sâu sắc, gợi nhớ những ức trong trẻo, hồn nhiên tuổi thơ gắn
bó với cây mận. Cây mận là người bạn, một hình ảnh thân thuộc của gia đình...
8. Theo em, những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản tác động tới người
đọc, đặc biệt là những kỉ niệm tuổi ấu thơ?
- Khơi gợi tình yêu quê hương tha thiết; yêu quý trân trọng những vẻ đẹp bình dị
mang đậm bản sắc văn hóa của mỗi miền đất quê hương; gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ...
9. Dàn ý:
1. Nêu vấn đề (1 câu): Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận
Tuổi thơ với những thân thiết, gắn đều sức tỏa sáng nâng đỡ tâm hồn con
người trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
2. Giải quyết vấn đề:
- Giải thích vấn đề (1-2 câu):
+ Những thân thiết với tuổi thơ: những ức, kỷ niệm đẹp, những tình cảm thiêng
liêng trong tâm hồn trẻ thơ, trong quá khứ của mỗi người.
- Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề (5-6 câu):
+ Biểu hiện:
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:



BUỔI SÁNG MÙA XUÂN SƯƠNG CHƯA TAN (Đỗ Bích Thúy)
Tôi đã từng nghĩ rằng, có viết bao nhiêu dòng, bao nhiêu trang cũng không thể đủ,
không thể thoả lòng về niềm yêu mến của tôi đối với cái cây ấy.
Lúc tôi mười, hay mười một gì đấy, tôi rất thích ngồi đan ở đầu hồi. Thích Lắm.
Ngày ấy, len hiếm, mẹ tôi thường dỡ những cái áo len cũ, rách, thủng ra, nhặt những
đoạn len còn tốt, nối vào để đan lại. Áo, khăn, mũ. Những cái áo len đẹp mặt trước, còn
mặt sau, bên trong, thì chi chít những cái mối nối đùn lên. Tôi xin mẹ những đoạn len
thừa. Ngắn quá không bõ nối, thì mẹ cho tôi. Tôi tự vót một đôi kim đan. Vót từ một
khúc vầu già. Bố tôi hay nói, nếu muốn vót tròn thì phải đẽo vuông. Tức là, muốn vót
que đũa, hay que đan cũng vậy, thì phải chẻ miếng vầu cho nó vuông đã, vót dễ hơn,
nhanh hơn. Vót xong, lấy chính cái phân sợi đã vót ấy, vo lại, nhét cây que đan vào
trong, chuốt cho nó nhẫn thín, bóng loáng mới thôi. Xong một đôi que đan, nối được
một đoạn len dài, tôi mang ra ngồi trước hiên nhà. Một đứa bé gái sửa soạn cho một
buổi sáng mùa đông ngồi đan hẳn là phải tinh tươm lắm, tôi nghĩ thế. Mà tôi cũng chẳng
biết đan gì, chỉ mong được một miếng chừng hai bàn tay, có pha mầu, có vài hoạ tiết, thế là vui lắm 1ôi.
Đầu hồi có một cây mận.
Ngồi đan, và ngắm cây mận. Lúc nào tôi cũng muốn làm hai việc này cùng với nhau.
Trời lạnh, gió từ trong khe núi thổi ra liên tục. Nhưng mà hôm ấy trời có nắng. Một
ngày trời nắng hiếm hoi. Tôi ngồi ngay dưới tán cây. Cây mận rất già, da mốc meo, khô
khốc. Bố tôi trồng nó xuống trong đúng cái ngày tôi chào đời. Gốc cây mận xù ra từng
cục. Có một vét sẹo tròn tròn dưới gốc. Đây là chỗ mà tôi hay buộc con chó.
Nắng lên, xiên qua cành cây đầy lá non. Những cành mận gầy in bóng trên nền sân.
Vừa Tết xong. Hoa mận cuối mùa vẫn cố nở những bông trắng thật là trắng. Nhiều cành
đã ra quả. Quả non xanh như lá, phần bọc bên ngoài lại trắng như tuyết.
Tôi thích nhất là ngắm cây mận ở lúc mà nó vừa có hoa vừa có quả, những cái lá
non xanh mướt như được quệt một lớp mỡ bằng chổi lông gà. Ấy là khi mùa xuân đến.
Mùa xuân, cho dù năm nào cũng đến muộn, nhưng luôn luôn kịp để cây mận ra hoa, hoa
rụng, còn lại những quả xanh non. Tôi có thể ngồi cả buổi ở hiên nhà, trong cái nắng
vàng nhạt ấm áp, gió lạnh vẫn thổi băng qua trước mặt và đẩy tất cả mọi cái lá rụng về
phía cuối sân. Mỗi khi một cánh hoa rơi xuống thì cây mận lại rùng mình một cái, như là
nó bị đau. Thấy thương cây mận. Cây mận giống mẹ tôi, phải đổi vẻ đẹp của mình để lấy
những đứa con. Lại nghĩ, liệu rồi mình có muốn giống cây mận kia không? Không biết.
Lần nào ngồi dưới bóng của nó tôi cũng tự hỏi đi hỏi lại câu đó hàng trăm lần, trong mỗi
buổi sáng không có sương mù che phủ, và cây mận tha hồ khoe vẻ đẹp của nó.
Tôi vẫn thế, luôn lẩn thẩn chơi một mình và rất thích những thứ mà tôi nghĩ rằng nó
bị bỏ quên. Mấy bông hoa mận, một quả hồng cuối mùa mầu đỏ còn sót lại trên ngọn
trong khi mọi cái lá thì đã rụng hết, một tổ chim có mấy con chim non...


Cây mận gầy thật là gầy. Những miếng vỏ già vỡ ra khiến thân cây đầy vết nứt,
giống những vét nứt ở gót chân vào mùa đông. Bọn trẻ chúng tôi ở làng, chân đứa nào
cũng nứt toác. Má cũng nứt. Nhưng gầy thì gầy, cây mận vẫn cho đầy quả.
Tôi ôm cái giỏ đựng đồ đan trước bụng, nhìn chằm chằm lên cây mận.
Nắng chiếu vào những hạt sương trong veo ở đầu cành làm cho nó sáng lấp lánh.
Tôi đã nghĩ, mình cũng sẽ dính những hạt sương như thế lên chiếc áo len đầu tiên mà tôi
đan được sau này. Chiếc áo của tôi sẽ chẳng giống ai. Có tìm khắp các chợ cũng không
có chiếc thứ hai. Tôi sẽ đính cả những bông hoa bằng vải nhỏ tí trắng như hoa mận. Tôi
sẽ là một bông hoa mận đang nở, trong một buổi sáng mùa xuân sương chưa tan...
Tôi đã lớn lên, từng tuổi một, bên hiên nhà và dưới gốc mận ấy. Cây mận ngày một
già, những cành dài của nó trùm lên mái nhà. Sau những trận mưa to gió lớn, nó quật vỡ
vài viên ngói. Tuổi thơ của tôi đã trôi đi, trôi đi, như một giấc mơ. Một giấc mơ không
bao giờ cũ, nằm yên ở đó, và khi nào chạm đến thì thức dậy. Anh cả tôi lấy vợ, anh thứ
tôi lấy vợ, những đứa cháu tập đi quanh gốc mận, và bố mẹ tôi cũng già đi bên gốc mận.
Còn tôi, thì đi lấy chồng.
Cây mận ấy, già nua và cô đơn, im lìm lặng lẽ và khiêm nhường, tận hiến những gì
có thể cho cả một gia đình, và cũng chứng kiến những biến động lớn nhất trong một gia
đình. Khi tôi xa nhà, quay về, đi qua một khúc quanh, qua một cây cầu nhỏ, còn chưa
nhìn thấy hai cánh cửa nhà màu xanh thì đã nhìn thấy ngọn cây mận. Nó vẫn đứng đó,
vươn ngọn lên trên mái nhà, và đang vươn lên cao đề vẫy chào reo vui. Năm nào cây
mận cũng ra hoa, ra quả. Càng già quả càng ít đi, nhưng càng ngon hơn. Giòn tan, ngọt
lịm, và tôi luôn nhè hạt mận ra rồi vung tay vứt thật mạnh qua bờ rào. Ngoài đấy là
rừng. Rừng đầy những sa nhân, sồi, dẻ, trám, giang, vầu... [...]
Tôi vứt hạt mận ra rừng, và luôn mơ mộng về một khu rừng đầy những cây mận, và
cây nào cũng chi chít quả...
Năm tôi hai mươi tám tuổi, cây mận cũng hai mươi tám tuổi. Tôi rời nhà đi, cây
mận vẫn đứng đó. Mười năm sau đó, bố mẹ tôi cũng rời đi. Cây mận không còn nữa. Nó
đã quá già, nhưng không phải vì nó già, mà vì cái vị trí nó đứng khiến cho người chủ
mới không thể dựng lên một ngôi nhà thật to. Người ta chặt bỏ nó đi.
Tôi muốn khóc lắm. Thật là thế. Tôi đã luôn tin rằng cây mận sẽ nhớ tôi biết bao,
giống như tôi luôn nhớ nó. Một cái cây có linh hồn, mong manh, nhạy cảm, tinh tế, và
trĩu nặng ân tình. Và vào mùa xuân này, như mấy chục mùa xuân đã trôi đi mất, tôi lại
ngồi giữa phố xá và lặng yên nhớ về cái buổi sáng ngồi tỉ mẩn tập đan, và hoa mận thì lả tả rụng, như sương...
(Trích “Thương nhau như người thân”, Đỗ Bích Thúy, NXB Văn học, 2021)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?


Câu 2: Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? Việc dùng ngôi kể này có tác dụng như thế
nào trong việc thể hiện nội dung văn bản?
Câu 3: Xác định đối tượng trữ tình, cái tôi trữ tình và chủ đề của văn bản?
Câu 4: Vì sao tác giả lại chọn cây mận để bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình? Việc lựa
chọn đối tượng này thể hiện tình cảm gì của tác giả?
Câu 5. Tìm những câu văn khắc họa cây mận như một con người trong cảm nhận của
“tôi”? Từ đó, em hiểu thêm điều gì trong tâm hồn tác giả?
Câu 6. Hình ảnh nhân vật “tôi” ngồi đan len trong ký ức được miêu tả như thế nào? Vì
sao tác giả lại miêu tả khung cảnh ấy trước khi nói về cây mận?
Câu 7. Cây mận gợi nhắc đến những kỉ niệm, khoảnh khắc đặc biệt nào của tác giả?
Chúng có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?
Câu 8. Theo em, những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản có tác động gì tới
người đọc, đặc biệt là những kỉ niệm tuổi ấu thơ?
Câu 9. Có ý kiến cho rằng: “Những gì là thân thiết của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và
nâng đỡ tâm hồn con người trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời”. Hãy viết đoạn
văn khoảng 1/2 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

ĐÁP ÁN 1. Thể loại: tản văn
(Buổi sáng mùa xuân sương chưa tan là một tản văn vì:
- Văn bản miêu tả cây mận đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó của tác giả với cây mận.
- Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết đối với cây mận đã gắn bó nhiều năm
với cả gia đình và trở thành kí ức không thể nào quên.
- Chất trữ tình: cảm xúc, suy nghĩ của tác giả hoà quyện với vẻ đẹp tươi mát của cây
mận, ví dụ mỗi khi miêu tả cây mận, tác giả đều thể hiện tình cảm tha thiết đan xen với
lời tả: “Tôi có thể ngồi cả buổi ở hiên nhà, trong cái nắng vàng nhạt ấm áp, gió lạnh vẫn
thổi băng qua trước mặt và đẩy tất cả mọi cái lá rụng về phía cuối sân. Mỗi khi một cánh
hoa rơi xuống thì cây mận lại rùng mình một cái, như là nó bị đau. Thấy thương cây
mận.” hoặc qua phép so sánh tinh tế: “Cây mận giống mẹ tôi, phải đổi vẻ đẹp của mình
để lấy những đứa con.
- Cái tôi của Đỗ Bích Thuý thể hiện trong văn bản là cái tôi dịu đàng, trong trẻo, đầy nữ
tính giàu cảm xúc; cách nhìn, cách nghĩ, cách xưng gọi mang nét riêng của tâm hồn tác giả.
- Ngôn ngữ trong tản văn này thể hiện đặc điểm thể loại: tinh tế, sống động, mang hơi
thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.)
*Đối tượng: Cây mận (gắn bó với tuổi thơ). 2. Ngôi kể thứ nhất
- Tác dụng: thuận lợi để cái tôi trữ tình bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm về cây mận của quê hương.
3. Đối tượng trữ tình: Cây mận của quê hương/quê hương.


zalo Nhắn tin Zalo