LÀ CHA MẸ CŨNG CẦN HỌC CÁCH TÔN TRỌNG CON
Thế nào là tôn trọng đúng cách?
Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực
trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là bất chấp đồng ý những
yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” trong những
quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như cách sống…
Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách? Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực,
không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm
xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định
hợp lý nhất. Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành
động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá
trình phát triển bản thân. Làm sao để tôn trọng con đúng cách?
1. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân
Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh
phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi
quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra
con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này
rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng
cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt.
Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện
mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình
chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể
chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình
tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.
2. Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương
Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm
những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên
lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con
nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con
có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình.
3. Không đem con ra so sánh
Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính
hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương
này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến
hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ
hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự
khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.
4. Tôn trọng khoảng không riêng của con
Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn
và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy
nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới
riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng
tư của mình. Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử
dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia
đình… có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng thành.
Học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn dậy thì là một nhiệm vụ thú vị nhưng
cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn
đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả. Chúc bạn may mắn!
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
2. Vấn đề tôn trọng con đúng cách trong văn bản được bàn luận ở những khía cạnh nào?
3. Các luận điểm trong văn bản được trình bày như thế nào?
4. Theo tác giả, tôn trọng con đúng cách là như thế nào? Biểu hiện của tôn trọng con đúng cách là gì?
5. Vì sao cha mẹ cũng cân học cách tôn trọng con?
6. Nếu bố mẹ không kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân thì điều gì sẽ xảy ra?
7. Khi đem con ra so sánh với người khác sẽ dẫn đến sai lầm gì?
8. Mục đích của tác giả khi viết văn bản là gì?
9. Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái trong xã hội hiện nay.
ĐÁP ÁN
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao? - Văn bản nghị luận - Vì:
+ bàn về một vấn đề cụ thể.
+ dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc về việc tôn trọng con đúng cách.
2. Vấn đề tôn trọng con đúng cách trong văn bản được bàn luận ở những khía cạnh nào?
- Làm rõ về tôn trọng đúng cách, các biểu hiện của tôn trong đúng cách.
3. Các luận điểm trong văn bản được trình bày như thế nào?
- Tách thành các đoạn văn bản, có tiêu đề in đậm; tiêu đề là dạng câu hỏi.
4. Theo tác giả, tôn trọng con đúng cách là như thế nào? Biểu hiện của tôn trọng con đúng cách là gì?
- Cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan
tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con
- Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân; Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương; Không
đem con ra so sánh; Tôn trọng khoảng không riêng của con
5. Vì sao cha mẹ cũng cân học cách tôn trọng con?
- Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động,
cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân
- Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong
mối quan hệ của bố mẹ và con cái.
6. Nếu bố mẹ không kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân thì điều gì sẽ xảy ra?
- Trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả
7. Khi đem con ra so sánh với người khác sẽ dẫn đến sai lầm gì?
- Vô tình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn.
8. Mục đích của tác giả khi viết văn bản là gì?
- Để cha mẹ thời hiện đại biết tôn trong con đúng cách; để con hoàn thiện nhân cách và
có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân. 9. Dàn ý 1. Mở bài
- Đặt vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.
- Ngày nay, mối quan hệ cha mẹ - con cái dường như đang gặp khủng hoảng nặng nề bởi
nhiều lý do khá phức tạp 2. Thân bài
* Giải thích quan niệm về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
* Vai trò của mối quan hệ cha mẹ và con cái trong cuộc sống
- Tình mẫu tử, tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta
định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Nó không giống như tình cảm
bạn bè, cũng không phải là tình cảm khi ta yêu một người nào đó mà là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.
- Thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Riêng
tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự nhiên.
- Chính vì thế, tình cảm cha – mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với cha mẹ là
quan hệ "máu mủ ruột rà", có ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó nhất của con người. Nó là nền
tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta.
- Tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không
gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội.
* Thực trạng về mối quan hệ cha mẹ với con cái trong gia đình ngày nay
- Gia đình nói chung trong đó có gia đình Việt Nam luôn luôn bị tác động bởi diễn biến
xã hội xung quanh và ngày nay không tránh khỏi sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ giữa các thành viên. - Nguyên nhân có thể do:
+ Tác động của những diễn biến không ngừng của xã hội;
+ Nhu cầu tự khẳng định của cá nhân, có thể dẫn đến tính ích kỷ, hẹp hòi, do sự tăng
trưởng của nền kinh tế thị trường, cũng như do hiện tượng công nghiệp hóa, đô thị hóa;
+ Mô hình “Gia đình hạt nhân” thích hợp hơn và thay thế cho nếp sống đại gia đình cổ
xưa; con cái trưởng thành muốn cha mẹ cho ở riêng, trong khi cha mẹ già lại thích sống
chung với con cái để có cháu bồng cháu bế;
+ Kinh tế phát triển, con cái được học hành đến nơi đến chốn, thành đạt sớm, nhu cầu tự
lập tăng cao, không muốn và không chấp nhận sự phụ thuộc vào gia đình;
+ Con cái bận rộn làm ăn không có nhiều thời gian chăm sóc cha mẹ, nhất là cha mẹ đã
già yếu; cha mẹ lo kinh tế gia đình lơ là việc chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn con cái;
+ Khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ càng ngày càng gia tăng do những chuyển biến
ngoài xã hội. Điều này thường dẫn đến hậu quả là xảy ra những xung đột giữa hai thế hệ;
+ Cha mẹ nhiều người vẫn còn nặng nề về thành tích công lao, muốn độc quyền nắm giữ
vận mệnh con cái khiến con cái bị tổn thương và ức chế; có nhiều trường hợp còn xảy ra
việc cha mẹ lạm dụng quyền hành hay dùng bạo lực khiến con cái uất hận muốn xa rời
và đứt gánh với cha mẹ, gia đình…
- Có thể liên hệ bản thân: Mối quan hệ của em với cha mẹ như thế nào, em đã làm gì để
giúp cho mối quan hệ ấy luôn luôn tốt đẹp? 3. Kết bài
Phiếu bài tập Tuần 1 Là cha mẹ cũng cần học cách tôn trọng con Ngữ văn 7
733
367 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập Ngữ văn 7 Học kì 2 mới nhất dành cho cả 3 sách (cánh diều, kết nối tri thức & cuộc sống, Chân trời sáng tạo) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(733 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 7
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
LÀ CHA MẸ CŨNG CẦN HỌC CÁCH TÔN TRỌNG CON
Thế nào là tôn trọng đúng cách?
Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực
trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là bất chấp đồng ý những
yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” trong những
quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như cách sống…
Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách? Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực,
không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm
xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định
hợp lý nhất. Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành
động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá
trình phát triển bản thân. Làm sao để tôn trọng con đúng cách?
1. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân
Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh
phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi
quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra
con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này
rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng
cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng
thẳng, rạn nứt.
Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện
mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình
chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể
chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình
tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ
luỵ không mong muốn.
2. Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương
Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm
những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên
lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con
nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con
có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không
chia sẻ cùng gia đình.
3. Không đem con ra so sánh
Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính
hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương
này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến
hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ
hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự
khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.
4. Tôn trọng khoảng không riêng của con
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn
và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy
nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới
riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng
tư của mình. Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử
dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia
đình… có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng
thành.
Học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn dậy thì là một nhiệm vụ thú vị nhưng
cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn
đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả. Chúc bạn may mắn!
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
2. Vấn đề tôn trọng con đúng cách trong văn bản được bàn luận ở những khía cạnh
nào?
3. Các luận điểm trong văn bản được trình bày như thế nào?
4. Theo tác giả, tôn trọng con đúng cách là như thế nào? Biểu hiện của tôn trọng
con đúng cách là gì?
5. Vì sao cha mẹ cũng cân học cách tôn trọng con?
6. Nếu bố mẹ không kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân thì điều gì sẽ xảy ra?
7. Khi đem con ra so sánh với người khác sẽ dẫn đến sai lầm gì?
8. Mục đích của tác giả khi viết văn bản là gì?
9. Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái trong xã hội hiện nay.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐÁP ÁN
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
- Văn bản nghị luận
- Vì:
+ bàn về một vấn đề cụ thể.
+ dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc về việc tôn trọng con đúng
cách.
2. Vấn đề tôn trọng con đúng cách trong văn bản được bàn luận ở những khía cạnh nào?
- Làm rõ về tôn trọng đúng cách, các biểu hiện của tôn trong đúng cách.
3. Các luận điểm trong văn bản được trình bày như thế nào?
- Tách thành các đoạn văn bản, có tiêu đề in đậm; tiêu đề là dạng câu hỏi.
4. Theo tác giả, tôn trọng con đúng cách là như thế nào? Biểu hiện của tôn trọng con
đúng cách là gì?
- Cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan
tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con
- Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân; Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương; Không
đem con ra so sánh; Tôn trọng khoảng không riêng của con
5. Vì sao cha mẹ cũng cân học cách tôn trọng con?
- Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động,
cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình
phát triển bản thân
- Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong
mối quan hệ của bố mẹ và con cái.
6. Nếu bố mẹ không kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân thì điều gì sẽ xảy ra?
- Trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả
7. Khi đem con ra so sánh với người khác sẽ dẫn đến sai lầm gì?
- Vô tình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn.
8. Mục đích của tác giả khi viết văn bản là gì?
- Để cha mẹ thời hiện đại biết tôn trong con đúng cách; để con hoàn thiện nhân cách và
có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân.
9. Dàn ý
1. Mở bài
- Đặt vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Ngày nay, mối quan hệ cha mẹ - con cái dường như đang gặp khủng hoảng nặng nề bởi
nhiều lý do khá phức tạp
2. Thân bài
* Giải thích quan niệm về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
* Vai trò của mối quan hệ cha mẹ và con cái trong cuộc sống
- Tình mẫu tử, tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta
định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Nó không giống như tình cảm
bạn bè, cũng không phải là tình cảm khi ta yêu một người nào đó mà là tình cảm của cha
mẹ dành cho con cái.
- Thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Riêng
tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự nhiên.
- Chính vì thế, tình cảm cha – mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với cha mẹ là
quan hệ "máu mủ ruột rà", có ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó nhất của con người. Nó là nền
tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta.
- Tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không
gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội.
* Thực trạng về mối quan hệ cha mẹ với con cái trong gia đình ngày nay
- Gia đình nói chung trong đó có gia đình Việt Nam luôn luôn bị tác động bởi diễn biến
xã hội xung quanh và ngày nay không tránh khỏi sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ giữa
các thành viên.
- Nguyên nhân có thể do:
+ Tác động của những diễn biến không ngừng của xã hội;
+ Nhu cầu tự khẳng định của cá nhân, có thể dẫn đến tính ích kỷ, hẹp hòi, do sự tăng
trưởng của nền kinh tế thị trường, cũng như do hiện tượng công nghiệp hóa, đô thị hóa;
+ Mô hình “Gia đình hạt nhân” thích hợp hơn và thay thế cho nếp sống đại gia đình cổ
xưa; con cái trưởng thành muốn cha mẹ cho ở riêng, trong khi cha mẹ già lại thích sống
chung với con cái để có cháu bồng cháu bế;
+ Kinh tế phát triển, con cái được học hành đến nơi đến chốn, thành đạt sớm, nhu cầu tự
lập tăng cao, không muốn và không chấp nhận sự phụ thuộc vào gia đình;
+ Con cái bận rộn làm ăn không có nhiều thời gian chăm sóc cha mẹ, nhất là cha mẹ đã
già yếu; cha mẹ lo kinh tế gia đình lơ là việc chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn con cái;
+ Khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ càng ngày càng gia tăng do những chuyển biến
ngoài xã hội. Điều này thường dẫn đến hậu quả là xảy ra những xung đột giữa hai thế
hệ;
+ Cha mẹ nhiều người vẫn còn nặng nề về thành tích công lao, muốn độc quyền nắm giữ
vận mệnh con cái khiến con cái bị tổn thương và ức chế; có nhiều trường hợp còn xảy ra
việc cha mẹ lạm dụng quyền hành hay dùng bạo lực khiến con cái uất hận muốn xa rời
và đứt gánh với cha mẹ, gia đình…
- Có thể liên hệ bản thân: Mối quan hệ của em với cha mẹ như thế nào, em đã làm gì để
giúp cho mối quan hệ ấy luôn luôn tốt đẹp?
3. Kết bài
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào, sự rạn nứt, đổ vỡ trong mối quan hệ cha mẹ -
con cái trong gia đình cũng là một thực trạng đáng buồn và đáng suy nghĩ.
- Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại một cách nghiêm túc và cởi mở mối quan hệ thân
thiết này, làm sao để một đàng con cái biết sống trọn vẹn đạo làm con của mình, đàng
khác cha mẹ cũng biết cách hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ làm cha làm mẹ của mình.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85