ĐỘC ĐÁO NHỮNG LỄ HỘI MỞ CỬA RỪNG VÀ CẦU NGƯ - Bùi Xuân Đính -
Trong khi nhiều lễ hội xuân ở các vùng, miền đất nước đã và đang dần thay đổi
theo sự phát triển của xã hội, có những lễ nghi, tập tục thân thiện, hòa nhập với thiên
nhiên, liên quan đến lao động, sản xuất đầu năm như lễ mở cửa rừng, cầu ngư vẫn được
lưu giữ, mang đậm bản sắc vùng, miền, thu hút khách du lịch.
Mùa lễ hội xuân đầu năm ở nước ta gắn với cuộc sống dựa trên nền nông nghiệp
lúa nước cùng thiết chế xã hội làng xã. Tuy nhiên, nhiều lệ tục, lễ nghi liên quan đã và
đang dần thay đổi khi nông nghiệp không còn là nền tảng thiết yếu của đời sống kinh tế
và xã hội làng xã đang chuyển mạnh sang hướng đô thị hóa. Nhiều quan niệm và giá trị
của cuộc sống nông nghiệp không còn phù hợp, cho nên mất dần, hoặc hiện hữu một
cách mờ nhạt. Tuy nhiên, có những lễ nghi, tập tục thân thiện, hòa nhập với thiên nhiên,
liên quan đến lao động, sản xuất đầu năm như lễ mở cửa rừng, cầu ngư vẫn được khôi phục và lưu giữ.
Các tộc người sống trên dải đồi núi ở nước ta có tục lệ mở cửa rừng (khai lâm)
hoặc lễ mở núi (khai sơn) vào đầu năm. Theo lệ, từ ngày 25 tháng Chạp, làm lễ đóng
cửa rừng. Từ ngày này, không ai được hái củi, đẵn cây, săn bắt thú trong rừng.
Tùy theo từng vùng, lễ mở cửa rừng thường tiến hành từ mồng 4 đến ngày rằm
tháng Giêng. Ngọn núi hay cánh rừng hoặc một hang núi được dân làng/bản coi là
“thiêng”, có khi là đình hay miếu của làng/bản là nơi làm lễ cúng thần núi (Sơn thần).
Nếu không có quỹ công để mua sắm thì dân làng/bản cùng góp gạo, gà, rượu… sửa lễ.
Đàn cúng được lập tại chỗ đất bằng phẳng, lễ vật được bày lên. Thầy mo thay mặt dân
làng/ bản làm lễ, cầu xin thần phù hộ cho núi rừng luôn xanh tốt, không xảy ra lũ lụt;
đem lại nhiều sản vật cho cộng đồng; phù hộ dân làng/bản khỏe mạnh, yên ổn, mùa
màng bội thu, gia súc đầy đàn. Cúng xong, thụ lộc tại nơi làm lễ hoặc dọn về đình hoặc
miếu. Nhiều nơi, sau lễ cúng, tổ chức lễ săn bắn tập thể đầu năm. Các thành viên là nam
giới trong làng, cả già - trẻ, có sức đều có thể tham gia, mang theo lưới vây, các loại nỏ,
giáo, mác, gậy và cả chó săn. Đến khu rừng đã định, làm lễ khấn Sơn thần rồi tổ chức
cuộc vây, dưới sự chỉ huy của trùm phường săn hoặc của một người có tuổi, có kinh
nghiệm săn bắn. Thú săn được khiêng về mổ, thui sạch rồi dâng lên cúng thần ở miếu
của làng rồi chia đều nhau cho tất cả các thành viên tham gia.
Bản chất của lễ mở cửa rừng là sự tôn kính, thân thiện, hòa đồng của con người với
môi trường núi rừng (gắn với sông suối); giáo dục con người ý thức gìn giữ môi trường -
mái nhà che chở cho con người, bảo vệ nguồn tài nguyên - nguồn sống lâu dài của con
người, làm cho môi trường được yên lành, nguồn tài nguyên không bị khai thác quá
mức, bảo đảm nguồn lợi lâu dài.
Nếu như các địa phương vùng núi, rừng có lễ mở cửa rừng, cúng Sơn thần thì các
làng chài sống bằng nghề đánh cá ở ven biển nước ta từ miền trung trở vào thường có
tục thờ cá voi, hay cá Ông, tôn thành Nam Hải đại vương hay “Vua của sóng cả”. Đây là
loại cá hiền lành, thường giúp ngư dân những khi đi biển, nhất là lúc gặp nạn. Vì thế,
mỗi làng thường có một lăng thờ cá voi (gọi là lăng Ông) dựng cách bờ biển không xa.
Mỗi lăng chứa nhiều bộ xương cá voi “lụ” (chết dạt vào bờ), được rửa sạch cho vào
chum đặt trong các bệ thờ. Lăng Ông của các làng ven biển có vị trí quan trọng như đình
thờ thành hoàng của các làng xã nội đồng.
Hằng năm, tại lăng Ông, các vạn chài tổ chức lễ cúng cá voi, hay lễ Nghinh Ông,
hoặc lễ cầu ngư, thường vào một ngày tốt, ngay sau ngày Tết Nguyên đán đến trước rằm
tháng Giêng. Trong những ngày này, khi chưa kính cáo với thần linh, làng vạn, các ghe,
tàu không được đi đánh bắt, ghe, tàu nào đã “trót” đi thì không được về đậu tại bến
chung của làng. Cả làng họp bầu ra “ban các lái” (ban tổ chức) đi thu tiền ủng hộ của
các gia đình để sắm sửa lễ vật. Lễ có thể “nhạt” (lễ vật đơn giản, ít) hay “mặn” (lễ vật to,
nhiều), song bắt buộc phải có gà trống hoa. Trước sân lăng Ông, dân làng cùng bắc rạp,
sửa lễ rồi dâng lên Nam Hải đại vương. Ban tế lễ do làng vạn bầu ra, gồm các bậc cao
niên (từ 55 tuổi trở lên, tùy theo từng làng/vạn), đức độ, có uy tín, gia đình hòa thuận và
không mắc tang trở. Trước ngày lễ, các thành viên ban tế lễ phải chay tịnh và sạch sẽ.
Khi lễ thần, phải mặc áo dài, khăn đóng chỉnh tề, hành lễ phải trang nghiêm, tránh sai
sót không đáng có; nếu không đúng sẽ bị thần giáng họa cho cả làng. Bài văn tế có nội
dung cầu mong cho dân vạn khỏe mạnh, trong năm ra khơi được an toàn, đánh bắt được nhiều cá.
Sau phần lễ là phần hội gồm các hình thức ca hát văn nghệ, diễn xướng cùng các
trò chơi giải trí như lắc thúng, kéo co dưới nước, có nơi đua chải, thi vá lưới…, làm tăng
thêm không khí vui vẻ, háo hức trong làng vạn, tạo tâm thế bình an, cho ngư dân vững
tin bước vào mùa đánh bắt mới. Sau lễ của cộng đồng, các gia đình dâng lễ ở lăng Ông,
rồi chèo thuyền ra biển hoặc ở lạch gần đánh mẻ cá lấy lộc, cầu may. Từ đây, dân vạn
chính thức vào mùa đánh cá.
Lễ cầu ngư thể hiện sự tôn kính thần linh biển, cũng thể hiện tính cộng đồng rất cao
và đến nay vẫn được cộng đồng dân cư các vạn chài duy trì, phát huy, không những có ý
nghĩa về văn hóa tâm linh mà còn góp phần động viên, tạo tinh thần hứng khởi lao động,
mở đầu mùa ra khơi, bám biển, sản xuất.
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3. Văn bản đã cung cấp những thông tin nào về lễ hội mở cửa rừng và lễ hội cầu ngư?
Câu 4. Những điều kiêng kị trong thời gian đóng cửa rừng là gì?
Câu 5. Lăng Ông của các làng ven biển để làm gì?
Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của lễ mở cửa rừng và lễ cầu ngư?
Câu 7. Qua văn bản, em có thêm những hiểu biết gì về phong tục tập quán của người dân Việt Nam?
Câu 8. Tuổi thơ của chúng ta ai mà không biết trò chơi thả diều, thú vui nhàn hạ của mỗi
đứa trẻ mỗi độ vào ngày hè, những cánh diều tuổi thơ sẽ mãi là kỉ niệm mà chúng ta mãi
không quên. Bằng những trải nghiệm và hiểu biết của mình về trò chơi thả diều, em hãy
viết 1 bài văn giới thiệu về trò chơi này.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? - Văn bản thông tin. - Thuyết minh.
Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích?
- Lễ hội mở cửa rừng và cầu ngư
Câu 3. Văn bản đã cung cấp những thông tin nào về lễ hội mở cửa rừng và lễ hội cầu ngư?
- Các chi tiết miêu tà lễ hội mở cửa rừng: Thời gian tổ chức, nơi tổ chức, lễ vật, người
làm lễ, săn bắn đầu năm ...
- Các chi tiết miêu tà lễ hội cầu ngư: Nơi tổ chức lễ cầu ngư, thời gian tổ chức, sắm sửa
lễ vột, người hành lễ, nguyên tắc tế lễ, nội dung tế lễ, hội mừng lễ, ra khơi đánh bắt cầu may...
Câu 4. Những điều kiêng kị trong thời gian đóng cửa rừng là gì?
- Không được hái củi, đẵn cây, săn bắt thú trong rừng
Câu 5. Lăng Ông của các làng ven biển để làm gì?
Lăng Ông là nơi thờ cá voi, loài cá thường giúp ngư dân khi đi biển. Lăng Ồng có vị trí
quan trọng như đình thờ thành hoàng của các làng xã nội đồng.
Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của lễ mở cửa rừng và lễ cầu ngư?
- Ý nghĩa của lễ mở cửa rừng là thể hiện sự tôn kính, thân thiện, hòa đồng của con người
với môi trường núi rừng, giáo dục ý thức gìn giữ môi trường, bào vệ tài nguyên, làm cho
nguồn tài nguyên không bị khai thác quá mức đảm bảo nguồn lợi lâu dài.
- Ý nghĩa của lễ cầu ngư thể hiện sự tôn kính thần linh biển, tính cộng đồng, góp phần
động viên, tạo tinh thần hứng khởi lao động trong mùa đầu ra khơi, sản xuất.
Câu 7. Qua văn bản, em có thêm những hiểu biết gì về phong tục tập quán của người dân Việt Nam?
- Qua văn bản em có thể hiểu thêm về diễn biến, đặc điểm, ý nghĩa của hai lễ hội truyền
thống gắn liền với đời sống của người dân vùng núi và vùng biển Việt Nam. Câu 8.
* Mở bài: Giới thiệu chung:
- Thả diều là trò chơi dân gian có từ lâu đời.
- Trò chơi thả diều rất vui và hấp dẫn không chỉ với những trẻ em ở nông thôn mà cả
những trẻ em ở thị thành. * Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra và đối tượng tham gia hoạt động hay trò chơi
+ Thời gian: thường là vào buổi chiều mùa hè, khi nắng vừa tắt.
+ Địa điểm: cánh đồng, bãi đất rộng, triền đê,... nơi không có dây điện hoặc cây cao, nơi đó phải có gió.
- Giới thiệu về cách làm chiếc diều
+ Vật liệu: khung diều làm bằng tre, cánh bằng giấy.
+ Các bộ phận: thân diều, đuôi diều, sáo diều, dây diều.
+ Hình dáng: phong phú (hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng...)
- Lần lượt giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của trò chơi theo một thứ tự nhất định
+ Khi thả diều, người thả phải biết cách chọn hướng và xác định gió. Diều bay cao hay
thấp phụ thuộc vào người điều khiển. Điều khiển khéo thì diều mới thăng bằng và bay êm được.
+ Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Nếu có hai người, một người cầm dây và
một người lao diều. Người lao diều phải nâng mũi diều chếch một góc khoảng bốn mươi
năm độ, lao diều nhẹ nhàng theo hướng gió. Người cầm dây vừa chạy vừa thả dây để gió
nâng diều lên cao. Hai người phải phối hợp với nhau nhịp nhàng.
- Ý nghĩa của trò chơi thả diều
+ Đối với việc thả diều, người xưa cho rằng thả diều có thể xua đuổi tà khí và những
điều rủi ro, xúi quẩy.
+ Ngày nay thả diều là một thú chơi đem lại niềm vui, tiếng cười, sự giải trí cho người chơi.
+ Cánh diều mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới.
+ Hình ảnh cánh diều tô điểm thêm cho vẻ thơ mộng của khung cảnh quê hương.
* Kết bài: Ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi đối với cuộc sống con người. Bài tham khảo
Đã từ lâu, những trò chơi dân gian dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối
với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị, không chỉ dành cho
trẻ em mà dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian đó, ta không thể
không nhắc đến một trò chơi thân thuộc đối với mỗi người là trò chơi thả diều.
Trò chơi thả diều thường được chơi vào mỗi buổi chiều mùa hè, khi nắng vừa tắt.
Chỗ chơi là những cánh đồng hoặc bãi đất rộng không vướng cây cối, không vướng
đường dây điện, xa lối đi lại và đặc biệt nơi đó phải có gió. Lũ trẻ quê thích nhất là được
thả diều giữa cánh đồng lúa bát ngát mênh mông hay được thả hồn mình trên những
triền đê lộng gió. Tiếng sáo diều vi vu, vi vu cùng với tiếng nô đùa giòn tan họa nên một
bức tranh đồng quê yên ả, thanh bình và đầm ấm.
Để tự làm một chiếc diều thông thường, cần có tre, phải là tre dẻo, cứng làm khung.
Giấy, tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm. Khung diều thông thường là khung hình
chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn
cong như hình cánh cung, khung phải cân đối và chắc chắn. Cánh diều được làm bằng
giấy cắt theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt. Đuôi diều chính là phần
quyết định xem diều có bay được hay không, cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi
thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào
đuôi diều. Cuối cùng, khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng
dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống
tinh thần, người chơi diều đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn. Do đó mà những con diều
được người chơi trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con diều cũng
Phiếu bài tập Tuần 2 Độc đáo lễ hội mở cửa rừng Ngữ văn 7
343
172 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập Ngữ văn 7 Học kì 2 mới nhất dành cho cả 3 sách (cánh diều, kết nối tri thức & cuộc sống, Chân trời sáng tạo) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(343 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 7
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐỘC ĐÁO NHỮNG LỄ HỘI MỞ CỬA RỪNG VÀ CẦU NGƯ
- Bùi Xuân Đính -
Trong khi nhiều lễ hội xuân ở các vùng, miền đất nước đã và đang dần thay đổi
theo sự phát triển của xã hội, có những lễ nghi, tập tục thân thiện, hòa nhập với thiên
nhiên, liên quan đến lao động, sản xuất đầu năm như lễ mở cửa rừng, cầu ngư vẫn được
lưu giữ, mang đậm bản sắc vùng, miền, thu hút khách du lịch.
Mùa lễ hội xuân đầu năm ở nước ta gắn với cuộc sống dựa trên nền nông nghiệp
lúa nước cùng thiết chế xã hội làng xã. Tuy nhiên, nhiều lệ tục, lễ nghi liên quan đã và
đang dần thay đổi khi nông nghiệp không còn là nền tảng thiết yếu của đời sống kinh tế
và xã hội làng xã đang chuyển mạnh sang hướng đô thị hóa. Nhiều quan niệm và giá trị
của cuộc sống nông nghiệp không còn phù hợp, cho nên mất dần, hoặc hiện hữu một
cách mờ nhạt. Tuy nhiên, có những lễ nghi, tập tục thân thiện, hòa nhập với thiên nhiên,
liên quan đến lao động, sản xuất đầu năm như lễ mở cửa rừng, cầu ngư vẫn được khôi
phục và lưu giữ.
Các tộc người sống trên dải đồi núi ở nước ta có tục lệ mở cửa rừng (khai lâm)
hoặc lễ mở núi (khai sơn) vào đầu năm. Theo lệ, từ ngày 25 tháng Chạp, làm lễ đóng
cửa rừng. Từ ngày này, không ai được hái củi, đẵn cây, săn bắt thú trong rừng.
Tùy theo từng vùng, lễ mở cửa rừng thường tiến hành từ mồng 4 đến ngày rằm
tháng Giêng. Ngọn núi hay cánh rừng hoặc một hang núi được dân làng/bản coi là
“thiêng”, có khi là đình hay miếu của làng/bản là nơi làm lễ cúng thần núi (Sơn thần).
Nếu không có quỹ công để mua sắm thì dân làng/bản cùng góp gạo, gà, rượu… sửa lễ.
Đàn cúng được lập tại chỗ đất bằng phẳng, lễ vật được bày lên. Thầy mo thay mặt dân
làng/ bản làm lễ, cầu xin thần phù hộ cho núi rừng luôn xanh tốt, không xảy ra lũ lụt;
đem lại nhiều sản vật cho cộng đồng; phù hộ dân làng/bản khỏe mạnh, yên ổn, mùa
màng bội thu, gia súc đầy đàn. Cúng xong, thụ lộc tại nơi làm lễ hoặc dọn về đình hoặc
miếu. Nhiều nơi, sau lễ cúng, tổ chức lễ săn bắn tập thể đầu năm. Các thành viên là nam
giới trong làng, cả già - trẻ, có sức đều có thể tham gia, mang theo lưới vây, các loại nỏ,
giáo, mác, gậy và cả chó săn. Đến khu rừng đã định, làm lễ khấn Sơn thần rồi tổ chức
cuộc vây, dưới sự chỉ huy của trùm phường săn hoặc của một người có tuổi, có kinh
nghiệm săn bắn. Thú săn được khiêng về mổ, thui sạch rồi dâng lên cúng thần ở miếu
của làng rồi chia đều nhau cho tất cả các thành viên tham gia.
Bản chất của lễ mở cửa rừng là sự tôn kính, thân thiện, hòa đồng của con người với
môi trường núi rừng (gắn với sông suối); giáo dục con người ý thức gìn giữ môi trường -
mái nhà che chở cho con người, bảo vệ nguồn tài nguyên - nguồn sống lâu dài của con
người, làm cho môi trường được yên lành, nguồn tài nguyên không bị khai thác quá
mức, bảo đảm nguồn lợi lâu dài.
Nếu như các địa phương vùng núi, rừng có lễ mở cửa rừng, cúng Sơn thần thì các
làng chài sống bằng nghề đánh cá ở ven biển nước ta từ miền trung trở vào thường có
tục thờ cá voi, hay cá Ông, tôn thành Nam Hải đại vương hay “Vua của sóng cả”. Đây là
loại cá hiền lành, thường giúp ngư dân những khi đi biển, nhất là lúc gặp nạn. Vì thế,
mỗi làng thường có một lăng thờ cá voi (gọi là lăng Ông) dựng cách bờ biển không xa.
Mỗi lăng chứa nhiều bộ xương cá voi “lụ” (chết dạt vào bờ), được rửa sạch cho vào
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
chum đặt trong các bệ thờ. Lăng Ông của các làng ven biển có vị trí quan trọng như đình
thờ thành hoàng của các làng xã nội đồng.
Hằng năm, tại lăng Ông, các vạn chài tổ chức lễ cúng cá voi, hay lễ Nghinh Ông,
hoặc lễ cầu ngư, thường vào một ngày tốt, ngay sau ngày Tết Nguyên đán đến trước rằm
tháng Giêng. Trong những ngày này, khi chưa kính cáo với thần linh, làng vạn, các ghe,
tàu không được đi đánh bắt, ghe, tàu nào đã “trót” đi thì không được về đậu tại bến
chung của làng. Cả làng họp bầu ra “ban các lái” (ban tổ chức) đi thu tiền ủng hộ của
các gia đình để sắm sửa lễ vật. Lễ có thể “nhạt” (lễ vật đơn giản, ít) hay “mặn” (lễ vật to,
nhiều), song bắt buộc phải có gà trống hoa. Trước sân lăng Ông, dân làng cùng bắc rạp,
sửa lễ rồi dâng lên Nam Hải đại vương. Ban tế lễ do làng vạn bầu ra, gồm các bậc cao
niên (từ 55 tuổi trở lên, tùy theo từng làng/vạn), đức độ, có uy tín, gia đình hòa thuận và
không mắc tang trở. Trước ngày lễ, các thành viên ban tế lễ phải chay tịnh và sạch sẽ.
Khi lễ thần, phải mặc áo dài, khăn đóng chỉnh tề, hành lễ phải trang nghiêm, tránh sai
sót không đáng có; nếu không đúng sẽ bị thần giáng họa cho cả làng. Bài văn tế có nội
dung cầu mong cho dân vạn khỏe mạnh, trong năm ra khơi được an toàn, đánh bắt được
nhiều cá.
Sau phần lễ là phần hội gồm các hình thức ca hát văn nghệ, diễn xướng cùng các
trò chơi giải trí như lắc thúng, kéo co dưới nước, có nơi đua chải, thi vá lưới…, làm tăng
thêm không khí vui vẻ, háo hức trong làng vạn, tạo tâm thế bình an, cho ngư dân vững
tin bước vào mùa đánh bắt mới. Sau lễ của cộng đồng, các gia đình dâng lễ ở lăng Ông,
rồi chèo thuyền ra biển hoặc ở lạch gần đánh mẻ cá lấy lộc, cầu may. Từ đây, dân vạn
chính thức vào mùa đánh cá.
Lễ cầu ngư thể hiện sự tôn kính thần linh biển, cũng thể hiện tính cộng đồng rất cao
và đến nay vẫn được cộng đồng dân cư các vạn chài duy trì, phát huy, không những có ý
nghĩa về văn hóa tâm linh mà còn góp phần động viên, tạo tinh thần hứng khởi lao động,
mở đầu mùa ra khơi, bám biển, sản xuất.
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3. Văn bản đã cung cấp những thông tin nào về lễ hội mở cửa rừng và lễ hội cầu
ngư?
Câu 4. Những điều kiêng kị trong thời gian đóng cửa rừng là gì?
Câu 5. Lăng Ông của các làng ven biển để làm gì?
Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của lễ mở cửa rừng và lễ cầu ngư?
Câu 7. Qua văn bản, em có thêm những hiểu biết gì về phong tục tập quán của người
dân Việt Nam?
Câu 8. Tuổi thơ của chúng ta ai mà không biết trò chơi thả diều, thú vui nhàn hạ của mỗi
đứa trẻ mỗi độ vào ngày hè, những cánh diều tuổi thơ sẽ mãi là kỉ niệm mà chúng ta mãi
không quên. Bằng những trải nghiệm và hiểu biết của mình về trò chơi thả diều, em hãy
viết 1 bài văn giới thiệu về trò chơi này.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐÁP ÁN
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?
- Văn bản thông tin.
- Thuyết minh.
Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn trích?
- Lễ hội mở cửa rừng và cầu ngư
Câu 3. Văn bản đã cung cấp những thông tin nào về lễ hội mở cửa rừng và lễ hội cầu
ngư?
- Các chi tiết miêu tà lễ hội mở cửa rừng: Thời gian tổ chức, nơi tổ chức, lễ vật, người
làm lễ, săn bắn đầu năm ...
- Các chi tiết miêu tà lễ hội cầu ngư: Nơi tổ chức lễ cầu ngư, thời gian tổ chức, sắm sửa
lễ vột, người hành lễ, nguyên tắc tế lễ, nội dung tế lễ, hội mừng lễ, ra khơi đánh bắt cầu
may...
Câu 4. Những điều kiêng kị trong thời gian đóng cửa rừng là gì?
- Không được hái củi, đẵn cây, săn bắt thú trong rừng
Câu 5. Lăng Ông của các làng ven biển để làm gì?
Lăng Ông là nơi thờ cá voi, loài cá thường giúp ngư dân khi đi biển. Lăng Ồng có vị trí
quan trọng như đình thờ thành hoàng của các làng xã nội đồng.
Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của lễ mở cửa rừng và lễ cầu ngư?
- Ý nghĩa của lễ mở cửa rừng là thể hiện sự tôn kính, thân thiện, hòa đồng của con người
với môi trường núi rừng, giáo dục ý thức gìn giữ môi trường, bào vệ tài nguyên, làm cho
nguồn tài nguyên không bị khai thác quá mức đảm bảo nguồn lợi lâu dài.
- Ý nghĩa của lễ cầu ngư thể hiện sự tôn kính thần linh biển, tính cộng đồng, góp phần
động viên, tạo tinh thần hứng khởi lao động trong mùa đầu ra khơi, sản xuất.
Câu 7. Qua văn bản, em có thêm những hiểu biết gì về phong tục tập quán của người
dân Việt Nam?
- Qua văn bản em có thể hiểu thêm về diễn biến, đặc điểm, ý nghĩa của hai lễ hội truyền
thống gắn liền với đời sống của người dân vùng núi và vùng biển Việt Nam.
Câu 8.
* Mở bài: Giới thiệu chung:
- Thả diều là trò chơi dân gian có từ lâu đời.
- Trò chơi thả diều rất vui và hấp dẫn không chỉ với những trẻ em ở nông thôn mà cả
những trẻ em ở thị thành.
* Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra và đối tượng tham gia hoạt động hay trò chơi
+ Thời gian: thường là vào buổi chiều mùa hè, khi nắng vừa tắt.
+ Địa điểm: cánh đồng, bãi đất rộng, triền đê,... nơi không có dây điện hoặc cây cao, nơi
đó phải có gió.
- Giới thiệu về cách làm chiếc diều
+ Vật liệu: khung diều làm bằng tre, cánh bằng giấy.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
+ Các bộ phận: thân diều, đuôi diều, sáo diều, dây diều.
+ Hình dáng: phong phú (hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng...)
- Lần lượt giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của trò chơi theo một thứ tự nhất định
+ Khi thả diều, người thả phải biết cách chọn hướng và xác định gió. Diều bay cao hay
thấp phụ thuộc vào người điều khiển. Điều khiển khéo thì diều mới thăng bằng và bay
êm được.
+ Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Nếu có hai người, một người cầm dây và
một người lao diều. Người lao diều phải nâng mũi diều chếch một góc khoảng bốn mươi
năm độ, lao diều nhẹ nhàng theo hướng gió. Người cầm dây vừa chạy vừa thả dây để gió
nâng diều lên cao. Hai người phải phối hợp với nhau nhịp nhàng.
- Ý nghĩa của trò chơi thả diều
+ Đối với việc thả diều, người xưa cho rằng thả diều có thể xua đuổi tà khí và những
điều rủi ro, xúi quẩy.
+ Ngày nay thả diều là một thú chơi đem lại niềm vui, tiếng cười, sự giải trí cho người
chơi.
+ Cánh diều mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới
những chân trời mới.
+ Hình ảnh cánh diều tô điểm thêm cho vẻ thơ mộng của khung cảnh quê hương.
* Kết bài: Ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi đối với cuộc sống con người.
Bài tham khảo
Đã từ lâu, những trò chơi dân gian dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối
với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị, không chỉ dành cho
trẻ em mà dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian đó, ta không thể
không nhắc đến một trò chơi thân thuộc đối với mỗi người là trò chơi thả diều.
Trò chơi thả diều thường được chơi vào mỗi buổi chiều mùa hè, khi nắng vừa tắt.
Chỗ chơi là những cánh đồng hoặc bãi đất rộng không vướng cây cối, không vướng
đường dây điện, xa lối đi lại và đặc biệt nơi đó phải có gió. Lũ trẻ quê thích nhất là được
thả diều giữa cánh đồng lúa bát ngát mênh mông hay được thả hồn mình trên những
triền đê lộng gió. Tiếng sáo diều vi vu, vi vu cùng với tiếng nô đùa giòn tan họa nên một
bức tranh đồng quê yên ả, thanh bình và đầm ấm.
Để tự làm một chiếc diều thông thường, cần có tre, phải là tre dẻo, cứng làm khung.
Giấy, tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm. Khung diều thông thường là khung hình
chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn
cong như hình cánh cung, khung phải cân đối và chắc chắn. Cánh diều được làm bằng
giấy cắt theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt. Đuôi diều chính là phần
quyết định xem diều có bay được hay không, cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi
thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào
đuôi diều. Cuối cùng, khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng
dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống
tinh thần, người chơi diều đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn. Do đó mà những con diều
được người chơi trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con diều cũng
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm,
chim phượng hoàng...
Khi chơi, người thả diều phải biết cách chọn hướng và xác định gió. Nếu nhiều gió,
người chơi chỉ cần đứng giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên.
Nếu trời đứng gió, thấy ngọn cây vẫn đung đưa tức là gió ở trên cao, thì người chơi
chạy đà để đưa cánh diều lên đủ tầm, đủ để đón được gió. Lúc ấy, cánh diều sẽ tiếp tục
lên cao. Với những con diều nhỏ, diều giấy đơn giản, người chơi thường tập trung ở các
vùng đồng quê. Khi thả diều, người chơi không được quá lơ là mà cần chuyên tâm để
diều không bị rơi xuống hay mắc dây vào những con diều khác.
Diều có thể được thả do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một
người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi
diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân, người cầm dây
giật nhẹ để nâng diều lên và tư từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một
người thả thì cũng thực hiện như quy trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm
luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia. So với các trò chơi dân gian khác như ô ăn
quan, một trò chơi mang tính chiến thuật, giúp người chơi có khả năng quan sát và tính
toán nhanh, hay kéo co là trò chơi đòi hỏi sức khỏe tốt và tinh thần đồng đội. Thả diều
lại là một trò chơi đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo của người chơi để điều khiển được con
diều bay cao, bay xa trên bầu trời xanh thắm. Đây cũng là trò chơi đòi hỏi sự kiên nhẫn
và tỉ mỉ.
Người xưa cho rằng thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy.
Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho
diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc
biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của
họ thoát khỏi bệnh tật... Còn ngày nay thả diều là một thú chơi đem lại niềm vui, tiếng
cười, sự giải trí cho người chơi. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang
theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao
ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới. Cánh diều cứ yên bình
ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước thanh bình, vẽ một
nét mực trong bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam.
Thả diều mãi là thú vui thú vị và bổ ích của nhiều người. Ngày nay, xã hội đã phát
triển, nhiều trò chơi vì thế cũng ra đời dần thay thế cho những trò chơi dân gian. Do vậy,
mọi người cần chung tay gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc nói chung và
những trò chơi dân gian nói riêng, đặc biệt là trò chơi thả diều.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85