Phiếu bài tập Tuần 3 Bò ba bớt Ngữ văn 6

1.1 K 545 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Chuyên đề
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 3 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Phiếu bài tập Truyện đồng thoại Ngữ văn 6

    Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    1 K 487 lượt tải
    70.000 ₫
    70.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập Ngữ văn 6 Học kì 1 mới nhất dành cho cả 3 sách (cánh diều, kết nối tri thức & cuộc sống, Chân trời sáng tạo) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1090 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
CHÚ BÒ BA BỚT
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ba Bớt là con bò đẹp. Ở nó hội đủ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng,
lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt
màu trắng, thế nên nó có tên là Ba Bớt.
Được thả vào đàn đã gần một tháng nhưng Ba Bớt vẫn chưa làm thân với con nào.
Từ bác bò đực cao niên đầu đàn có cặp sừng quặp xuống, hai má như hai quả mướp hay
chị bò cái óng ả, duyên dáng đến con bê con vô tư suốt ngày rúc vú mẹ … Có con nào tìm
đến để thể hiện tình cảm, Ba Bớt liền tỏ thái độ khinh kỉnh, quay đi nơi khác. Khi các con
khác ăn theo đàn thì Ba Bớt lại tách ra một mình một chỗ. Cậy mình có sức khỏe, gặp con
bò đực nào nó cũng nghênh sừng thách đấu. Thực ra trong đàn nhiều con chẳng thua kém
gì Ba Bớt, song hay gì cái chuyện đánh lộn cơ chứ. Vậy nên khi Ba Bớt gây sự là chúng vội
lảng đi. Nhưng nào Ba Bớt có biết, nó lại nghĩ tất cả đều sợ nó.
Một hôm có con hổ vằn xuất hiện ở bìa rừng. Đàn bò cụm lại, những con bò đực
đứng dàn hàng, hướng cặp sừng nhọn hoắt y như mũi kiếm về phía con hổ, bảo vệ đàn bò
cái, bê non. Phát hiện con Ba Bớt đứng một mình, hổ lao tới. Ba Bớt hoảng sợ tung vó
chạy, nó chạy tới đâu, hổ vằn bám theo tới đó. Cuộc rượt đuổi thật ngoạn mục. Cuối cùng
Ba Bớt chạy thoát nhưng nó bị lạc đàn. Buổi chiều, khi đàn bò lục tục kéo nhau về chuồng
thì Ba Bớt vẫn một mình bươn bả ngoài rừng. Chưa quen địa hình, mỗi lúc nó càng đi xa
hơn.
[…] Một mình lủi thủi, lại phải thường xuyên đề phòng chuyện bất trắc, Ba Bớt cảm
thấy cô đơn và nhớ đàn. Một hôm vừa lách qua đám lau, nó gặp một con lợn rừng đang
đào măng. Tưởng bò đến giành ăn, con lợn lao vào cắn xé. Ba Bớt bị những chiếc răng
nanh lợn dài, sắc xé toạc cổ, máu phun như suối. Mang tấm thân rách nát bươn bả đi tìm
đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi? Phải chăng do cái tính kiêu căng, ngạo mạn của nó gây
nên? Giá nó sống giản dị, khiêm tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận hậu quả
đáng buồn.
Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ. Vừa trông thấy nó, cả đàn bò
lao tới, xúm xít vây quanh. Chúng đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Con nào cùng
muốn len vào trong để được đứng gần Ba Bớt, nhìn rõ người bạn sau bao ngày lưu lạc.
Trông thân hình gầy rộc, đầy thương tích và đôi mắt hõm sâu vì đói khát, mất ngủ của Ba
Bớt, những con bò trong đàn rất xúc động. Chúng hỏi Ba Bớt những ngày qua sống ở đâu,
ăn uống thế nào và làm sao bị thương; ở trong rừng Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của
chúng không? … Ba Bớt cứ nghĩ rằng khi nó trở về, sẽ phải nhận thái độ ghẻ lạnh và
những lời nhiếc móc, giễu cợt của đám bò. Nhưng không, tất cả đều yêu thương nó. Những
lời hỏi han ân cần, trìu mến của các bạn đã xóa tan mặc cảm trong lòng Ba Bớt. Nó cảm
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
thấy vô cùng ân hận về lối sống trước đây của mình. Từ đôi mắt hõm sâu của Ba Bớt ứa ra
hai giọt nước mắt. Ba Bớt xúc động nói:
- Những ngày lưu lạc, tôi đã thấy thấm thía rằng: Không thể nào sống mà không có
bạn, không có đàn. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn.
Những con bò cất tiếng hò vang, chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đùa vui với
nhau vì chú Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.”
(Theo Lê Văn Vọng)
1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Vì sao em biết điều đó?
2. Xác định phương thức biểu đạt chính, ngôi kể và nhân vật chính của đoạn trích?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu văn: "Có con nào tìm đến để thể
hiện tình cảm, Ba Bớt liền tỏ thái độ khinh kỉnh, quay đi nơi khác."
4. Tìm các từ láy trong đoạn trích trên?
5. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi trong suy nghĩ, tính cách của Ba Bớt là gì?
6. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:


CHÚ BÒ BA BỚT
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ba Bớt là con bò đẹp. Ở nó hội đủ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng,
lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt
màu trắng, thế nên nó có tên là Ba Bớt.

Được thả vào đàn đã gần một tháng nhưng Ba Bớt vẫn chưa làm thân với con nào.
Từ bác bò đực cao niên đầu đàn có cặp sừng quặp xuống, hai má như hai quả mướp hay
chị bò cái óng ả, duyên dáng đến con bê con vô tư suốt ngày rúc vú mẹ … Có con nào tìm
đến để thể hiện tình cảm, Ba Bớt liền tỏ thái độ khinh kỉnh, quay đi nơi khác. Khi các con
khác ăn theo đàn thì Ba Bớt lại tách ra một mình một chỗ. Cậy mình có sức khỏe, gặp con
bò đực nào nó cũng nghênh sừng thách đấu. Thực ra trong đàn nhiều con chẳng thua kém
gì Ba Bớt, song hay gì cái chuyện đánh lộn cơ chứ. Vậy nên khi Ba Bớt gây sự là chúng vội
lảng đi. Nhưng nào Ba Bớt có biết, nó lại nghĩ tất cả đều sợ nó.

Một hôm có con hổ vằn xuất hiện ở bìa rừng. Đàn bò cụm lại, những con bò đực
đứng dàn hàng, hướng cặp sừng nhọn hoắt y như mũi kiếm về phía con hổ, bảo vệ đàn bò
cái, bê non. Phát hiện con Ba Bớt đứng một mình, hổ lao tới. Ba Bớt hoảng sợ tung vó
chạy, nó chạy tới đâu, hổ vằn bám theo tới đó. Cuộc rượt đuổi thật ngoạn mục. Cuối cùng
Ba Bớt chạy thoát nhưng nó bị lạc đàn. Buổi chiều, khi đàn bò lục tục kéo nhau về chuồng
thì Ba Bớt vẫn một mình bươn bả ngoài rừng. Chưa quen địa hình, mỗi lúc nó càng đi xa hơn.

[…] Một mình lủi thủi, lại phải thường xuyên đề phòng chuyện bất trắc, Ba Bớt cảm
thấy cô đơn và nhớ đàn. Một hôm vừa lách qua đám lau, nó gặp một con lợn rừng đang
đào măng. Tưởng bò đến giành ăn, con lợn lao vào cắn xé. Ba Bớt bị những chiếc răng
nanh lợn dài, sắc xé toạc cổ, máu phun như suối. Mang tấm thân rách nát bươn bả đi tìm
đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi? Phải chăng do cái tính kiêu căng, ngạo mạn của nó gây
nên? Giá nó sống giản dị, khiêm tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận hậu quả đáng buồn.

Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ. Vừa trông thấy nó, cả đàn bò
lao tới, xúm xít vây quanh. Chúng đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Con nào cùng
muốn len vào trong để được đứng gần Ba Bớt, nhìn rõ người bạn sau bao ngày lưu lạc.
Trông thân hình gầy rộc, đầy thương tích và đôi mắt hõm sâu vì đói khát, mất ngủ của Ba
Bớt, những con bò trong đàn rất xúc động. Chúng hỏi Ba Bớt những ngày qua sống ở đâu,
ăn uống thế nào và làm sao bị thương; ở trong rừng Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của
chúng không? … Ba Bớt cứ nghĩ rằng khi nó trở về, sẽ phải nhận thái độ ghẻ lạnh và
những lời nhiếc móc, giễu cợt của đám bò. Nhưng không, tất cả đều yêu thương nó. Những
lời hỏi han ân cần, trìu mến của các bạn đã xóa tan mặc cảm trong lòng Ba Bớt. Nó cảm



thấy vô cùng ân hận về lối sống trước đây của mình. Từ đôi mắt hõm sâu của Ba Bớt ứa ra
hai giọt nước mắt. Ba Bớt xúc động nói:

- Những ngày lưu lạc, tôi đã thấy thấm thía rằng: Không thể nào sống mà không có
bạn, không có đàn. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn.
Những con bò cất tiếng hò vang, chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đùa vui với
nhau vì chú Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.” (Theo Lê Văn Vọng)
1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Vì sao em biết điều đó?
2. Xác định phương thức biểu đạt chính, ngôi kể và nhân vật chính của đoạn trích?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu văn: "Có con nào tìm đến để thể
hiện tình cảm, Ba Bớt liền tỏ thái độ khinh kỉnh, quay đi nơi khác."
4. Tìm các từ láy trong đoạn trích trên?
5. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi trong suy nghĩ, tính cách của Ba Bớt là gì?
6. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?


zalo Nhắn tin Zalo