Phiếu bài tập Tuần 4 Những đứa trẻ bản mây Ngữ văn 7

2.6 K 1.3 K lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Chuyên đề
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 3 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Phiếu bài tập Thơ tự do Ngữ văn 7

    Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    0.9 K 455 lượt tải
    70.000 ₫
    70.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập Ngữ văn 6 Học kì 2 mới nhất dành cho cả 3 sách (cánh diều, kết nối tri thức & cuộc sống, Chân trời sáng tạo) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(2564 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
NHỮNG ĐỨA TRẺ BẢN MÂY
Ngô Bá Hòa
Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu
Giọng nói trưởng thành như nứa vỡ
Ước mơ được bay cao hơn chim
Và lớn hơn cây cổ thụ
Những đứa trẻ tóc mọc trong mây
Bước chân làm đau đá sỏi
Khúc đồng dao đếm tuổi
Suối ru hồn trong veo
Những đứa trẻ lớn trong màu xanh
Có ánh mắt thấu đại ngàn
Đôi tai lắng trăm ngàn núi
Và nụ cười vỡ ánh hoàng hôn
Cứ lớn lên
Lớn lên
Những đứa trẻ khát khao bầu trời mới.
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2: Xác định chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ?
Câu 3: Em hãy chỉ ra yếu tố tự sự trong bài thơ?
Câu 4. Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào?
Câu 5. Đọc bài thơ, em thấy những đứa trẻ bản Mây đặc điểm riêng như thế
nào?
Câu 6. Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì đến người đọc qua bài thơ?
Câu 7. Từ nội dung bài thơ, em có nhận xét gì về tâm hồn của tác giả?
Câu 8. Chỉ ra nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu thơ: "Suối ru hồn
trong veo”?
Câu 9. Hãy viết một đoạn văn khoảng 1/ 2 trang giấy ghi lại những cảm xúc của em
về những đứa trẻ bản Mây sau khi đọc bài thơ.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐÁP ÁN
1. Thể thơ: tự do
- PTBĐ: biểu cảm (kết hợp miêu tả, tự sự)
2. Chủ thể trữ tình: nhà thơ
Đối tượng trữ tình: những đứa trẻ miền núi
3. Yếu tố tự sự trong bài thơ là:
- Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ.
4. Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào?
- Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thuở nhỏ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên.
là người bạn thân thiết với trẻ em miền núi.
5. Đọc bài thơ, em thấy những đứa trẻ bản Mây có đặc điểm riêng như thế nào?
- Khỏe mạnh, rắn rỏi,
- Tâm hồn trong sáng, sống hồn nhiên, lạc quan
- Có khả năng thích ứng, sinh tồn cao.
6. Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì đến người đọc qua bài thơ?
- Hãy để trẻ em sống gần với thiên nhiên, gắn với lao động để các em phát triển tự
nhiên, khỏe khoắn
- Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ cần được sống hồn nhiên trong sáng, giàu khát khao, mơ
ước.
7. Từ nội dung bài thơ, em có nhận xét gì về tâm hồn của tác giả:
- Tác giả là người am hiểu cuộc sống của người miên núi, yêu say mê cảnh sắc và
con người đặc biệt là những đứa trẻ lớn lên từ rừng xanh.
8. Biện pháp tu từ nhân hóa “Suối ru hồn trong veo”
- Tác dụng:
+ Làm cho hình ảnh thiên nhiên bản Mây trở nên sinh động, gần gũi, có tâm hồn
cảm xúc như con người
+ Thể hiện tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lạc quan của những đứa trẻ bản Mây.
Các em sống gần gũi hòa điệu với thiên nhiên, thiên nhiên nuôi dưỡng tâm hồn và
bồi đắp cho con người lẽ sống.
9. Khuyến khích HS có cảm xúc tự nhiên, chân thực về đối tượng trữ tình trên cơ
sở đọc hiểu bài thơ, có thể tham khảo ý sau:
- Ngưỡng mộ, khâm phục các bạn nhỏ miền núi: cuộc sống khó khăn, thiếu thốn;
phải lao động vất vả mà vẫn luôn vui vẻ, lạc quan; luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài
bão lớn lao ….
- Trân trọng, yêu quý các bạn nhỏ miền núi và ước mơ của họ: ước mơ đẹp đẽ,
được bay cao, đi xa, được khám phá những điều mới lạ …
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:



NHỮNG ĐỨA TRẺ BẢN MÂY Ngô Bá Hòa
Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu
Giọng nói trưởng thành như nứa vỡ
Ước mơ được bay cao hơn chim Và lớn hơn cây cổ thụ
Những đứa trẻ tóc mọc trong mây
Bước chân làm đau đá sỏi
Khúc đồng dao đếm tuổi Suối ru hồn trong veo
Những đứa trẻ lớn trong màu xanh
Có ánh mắt thấu đại ngàn
Đôi tai lắng trăm ngàn núi
Và nụ cười vỡ ánh hoàng hôn Cứ lớn lên Lớn lên
Những đứa trẻ khát khao bầu trời mới.
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2: Xác định chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ?
Câu 3: Em hãy chỉ ra yếu tố tự sự trong bài thơ?
Câu 4. Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào?
Câu 5. Đọc bài thơ, em thấy những đứa trẻ bản Mây có đặc điểm riêng như thế nào?
Câu 6. Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì đến người đọc qua bài thơ?
Câu 7. Từ nội dung bài thơ, em có nhận xét gì về tâm hồn của tác giả?
Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu thơ: "Suối ru hồn trong veo”?
Câu 9. Hãy viết một đoạn văn khoảng 1/ 2 trang giấy ghi lại những cảm xúc của em
về những đứa trẻ bản Mây sau khi đọc bài thơ.

ĐÁP ÁN 1. Thể thơ: tự do
- PTBĐ: biểu cảm (kết hợp miêu tả, tự sự)
2. Chủ thể trữ tình: nhà thơ
Đối tượng trữ tình: những đứa trẻ miền núi
3. Yếu tố tự sự trong bài thơ là:
- Kể quá trình trưởng thành của những đứa trẻ.
4. Dòng thơ “Những đứa trẻ lớn trên lưng trâu” được hiểu như thế nào?
- Là những đứa trẻ gắn với lao động từ thuở nhỏ, lớn lên mộc mạc, tự nhiên.
là người bạn thân thiết với trẻ em miền núi.
5. Đọc bài thơ, em thấy những đứa trẻ bản Mây có đặc điểm riêng như thế nào? - Khỏe mạnh, rắn rỏi,
- Tâm hồn trong sáng, sống hồn nhiên, lạc quan
- Có khả năng thích ứng, sinh tồn cao.
6. Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì đến người đọc qua bài thơ?
- Hãy để trẻ em sống gần với thiên nhiên, gắn với lao động để các em phát triển tự nhiên, khỏe khoắn
- Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ cần được sống hồn nhiên trong sáng, giàu khát khao, mơ ước.
7. Từ nội dung bài thơ, em có nhận xét gì về tâm hồn của tác giả:
- Tác giả là người am hiểu cuộc sống của người miên núi, yêu say mê cảnh sắc và
con người đặc biệt là những đứa trẻ lớn lên từ rừng xanh.
8. Biện pháp tu từ nhân hóa “Suối ru hồn trong veo” - Tác dụng:
+ Làm cho hình ảnh thiên nhiên bản Mây trở nên sinh động, gần gũi, có tâm hồn cảm xúc như con người
+ Thể hiện tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lạc quan của những đứa trẻ bản Mây.
Các em sống gần gũi hòa điệu với thiên nhiên, thiên nhiên nuôi dưỡng tâm hồn và
bồi đắp cho con người lẽ sống.
9. Khuyến khích HS có cảm xúc tự nhiên, chân thực về đối tượng trữ tình trên cơ
sở đọc hiểu bài thơ, có thể tham khảo ý sau:
- Ngưỡng mộ, khâm phục các bạn nhỏ miền núi: cuộc sống khó khăn, thiếu thốn;
phải lao động vất vả mà vẫn luôn vui vẻ, lạc quan; luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn lao ….
- Trân trọng, yêu quý các bạn nhỏ miền núi và ước mơ của họ: ước mơ đẹp đẽ,
được bay cao, đi xa, được khám phá những điều mới lạ …


zalo Nhắn tin Zalo