VƯỢT QUA SỰ LƯỜI BIẾNG (AdamKhoo)
Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động
để đạt mục tiêu đó? Hoặc đã bao nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài ngày đầu?
Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như ôn
bài cho kỳ thi quan trọng, nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta không bao giờ thật sự bắt
tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ. Thói quen lười biếng này ảnh hưởng đến
hầu hết mọi người chúng ta. Nó đơn thuần ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết sẽ
mang lại lợi ích cho bản thân.
Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Bạn có thể xác định những
mục tiêu tuyệt vời nhất và đề ra những kế hoạch hoàn hảo nhất, nhưng nếu bạn không
hành động, bạn đã thất bại rồi.
Khi bạn lười biếng, bạn cũng cảm thấy không làm chủ được cuộc sống của mình
đúng không? Cảm giác lo sợ nhắc nhở bạn nên ngừng xem tivi để học bài, nhưng một
động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn tiếp tục xem thêm một chương trình tivi nữa. Để
vượt qua thói quen lười biếng bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn.
Động lực thúc đẩy của nỗi khổ và niềm vui
Hai động lực chính thúc đẩy hành động của chúng ta là nỗi khổ và niềm vui. Chúng
ta luôn luôn hành động theo hướng né tránh những gì chúng ta nhận thức là nỗi khổ và
tiến gần đến những gì chúng ta nhận thức là niềm vui. Tại sao chúng ta cứ liên tục trì
hoãn việc làm bài tập đến phút cuối cùng mặc dù chúng ta biết rằng nên làm bài từ sớm?
Đơn giản vì đa số chúng ta luôn nghĩ việc học rất cực khổ và ngược lại, gắn liền niềm
vui với những việc khác như xem tivi. Làm thế nào để chúng ta có thể bắt tay vào làm
bài tập? Thông thường, chúng ta chỉ bắt tay vào làm bài tập khi ngày mai là hạn chót
nộp bài hoặc khi chúng ta cảm thấy bị áp lực nặng nề từ bạn bè-những người đã làm
xong bài tập đó. Nhưng tại sao chúng ta lại có thể làm bài tập vào lúc ấy mà không phải
sớm hơn? Lý do là ngay lúc ấy, chúng ta nhận thức đuợc việc không làm bài tập sẽ khiến
chúng ta gánh chịu một hậu quả tệ hại hơn khi không nộp bài đúng hạn, điều này sẽ
khiến chúng ta bắt tay vào hành động.
Thay vì trở thành nô lệ của nỗi khổ và niềm vui như thế, bạn hãy chịu trách nhiệm
về cuộc sống của mình. Bạn hãy tận dụng những động lực này để thúc đẩy bạn hành
động theo những gì bạn muốn như kiên trì học bài, ôn bài và hoàn tất bài tập trước thời
hạn. Chất lượng công việc của bạn phụ thuộc vào việc bạn gắn liền nó với nỗ khổ hay
niềm vui một cách có ý thức hay vô ý thức. Không có việc gì tự nó là khổ hay vui cả mà
chỉ vì chúng ta gắn việc đó với nỗi khổ vào việc không đạt được kết quả như ý. Học sinh
này không bao giờ lười biếng trong học tập, kết quả là họ luôn đạt điểm 9-10.
Thay vào đó, những học sinh khác lại luôn có ý nghĩ rằng việc học rất cực khổ, họ
cảm thấy vui khi không phải học. Những học sinh này luôn lười biếng và không bao giờ
hoàn thành kế hoạch để đạt mục tiêu. Để vượt qua sự lười biếng, họ cố gắng thử tất cả
mọi cách nhưng những cách này lại không giải quyết được tận gốc vấn đề. Trong tâm trí,
họ vẫn gắn liền nỗi khổ với việc học, còn niềm vui với việc không phải học. Đây là lý do
tại sao cho dù họ cố gắng đến mức nào, cuối cùng họ vẫn quay lại tình trạng lười biếng cũ.
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
2. Văn bản bàn về vấn đề gì?
3. “Thói quen lười biếng ảnh hưởng đến hầu hết mọi người chúng ta” như thế nào? Tác
giả làm rõ điều đó bằng lí lẽ hay dẫn chứng, thao tác lập luận nào?
4. Tại sao có một số người dù cố gắng đến mức nào, cuối cùng họ vẫn quay lại tình trạng lười biếng như cũ?
5. Tác giả đã chỉ ra những cách nào để vượt qua sự lười biếng?
6. Đọc câu sau và trả lời câu hỏi: “Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách
làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn”. Em hiểu “Làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn” là như thế nào?
7. “Vượt qua sự lười biếng” cần cho những đối tượng nào? Văn bản đọc bàn về vấn đề
này ở phạm vi nào? Mục đích của toàn văn bản là gì?
8. Cuộc sống vốn có nhiều những cám dỗ. Em hãy viết khoảng 1/2 trang giấy thi về bản
lĩnh cần có của con người trước những cám dỗ của cuộc sống.
ĐÁP ÁN
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
- Văn bản nghị luận xã hội - Vì:
+ bàn về một vấn đề cụ thể.
+ dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc về việc tôn trọng con đúng cách.
2. Văn bản bàn về vấn đề gì?
- Sự lười biếng. (Biểu hiện, tác hại, cách vượt qua sự lười biếng)
3. “Thói quen lười biếng ảnh hưởng đến hầu hết mọi người chúng ta” như thế nào? Tác
giả làm rõ điều đó bằng lí lẽ hay dẫn chứng, thao tác lập luận nào?
- Thói quen lười biếng ảnh hưởng: Nó ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết là sẽ
mang lại lợi ích cho bản thân; Khi bạn lười biếng, bạn cũng cảm thấy không làm chủ
được cuộc sống của mình; kế hoạch hoàn hảo nhất, nhưng vẫn thất bại...
- Tác giả làm rõ điều đó bằng lí lẽ, qua thao tác phân tích tác hại của sự lười biếng.
4. Tại sao có một số người dù cố gắng đến mức nào, cuối cùng họ vẫn quay lại tình trạng lười biếng như cũ?
- Vì trong tâm trí, họ vẫn gắn liền nỗi khổ với việc học, còn niềm vui với việc không phải học
5. Tác giả đã chỉ ra những cách nào để vượt qua sự lười biếng?
- Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ
bạn; Phải thay đổi việc bạn gắn liền với nỗi khổ hoặc niềm vui. Bạn phải học cách gắn
liền niềm vui với việc học và nỗi khổ với việc lười biếng ngay từ bây giờ.
6. Đọc câu sau và trả lời câu hỏi: “Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách
làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn”. Em hiểu “Làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn” là như thế nào?
- “Làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn” được hiểu là: Con người không bị sự lười
biếng chế ngự và điều khiển, muốn hành động, muốn làm việc gì tự quyết định được.
Bởi con người bị sự lười biếng chế ngự sẽ có biểu hiện không thể vượt qua được sự lười
biếng nên luôn phụ thuộc vào nó (ví dụ khi được hỏi “Bạn làm xong bài trong tối nay
không? Sẽ trả lời: còn tùy vào cảm hứng, sự lại lười...).
7. “Vượt qua sự lười biếng” cần cho những đối tượng nào? Văn bản đọc bàn về vấn đề
này ở phạm vi nào? Mục đích của toàn văn bản là gì?
- Cần cho mọi người, mọi lứa tuổi;
- Văn bản đọc bàn về vấn đề này ở phạm vi: lứa tuổi học sinh, trong việc học tập.
- Mục đích của văn bản:
+ Làm rõ biểu hiện của sự lười biếng trong học tập;
+ Nguyên nhân của sự lười biếng và cách khắc phục...
+ Giúp học sinh vượt qua sự lười biếng, vượt qua chính mình.
8. Dàn ý
1. Giới thiệu vấn đề:Nêu vấn đề nghị luận ( 1câu) 2. Giải quyết vấn đề: * Giải thích: (2- 3 câu)
- Bản lĩnh: là sự tự khẳng định mình, dám đương đầu với khó khăn đạt được điều mong muốn
- Cám dỗ: những thứ khơi gợi lòng ham muốn khiến cho người ta sa ngã ( nêu VD)
=> Để vượt qua cám dỗ cần phải có bản lĩnh
* Tại sao cần phải có bản lĩnh trước những cám dỗ của cuộc sống? (2-3 câu)
- Trong cuộc sống, bên cạnh những khó khăn, trắc trở, còn có nhiều cám dỗ lôi cuốn con
người khiến con người sa ngã, vì vậy cần phải có bản lĩnh, có sức mạnh để vượt qua
- Những cám dỗ có thể là trò chơi điện tử, thú vui tán gẫu trên mạng xã hội, lớn hơn là
tiền bạc, quyền lực, danh vọng...
* Ý nghĩa của bản lĩnh: ( 3 câu)
- Giúp ta nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống để hướng tới.
- Không ngần ngại trước khó khăn, dám đương đầu thử thách, vượt qua cám dỗ và coi
đó là bài học để hướng tới những điều tốt đẹp
- Là chìa khóa dẫn đến thành công... * Bàn luận ( 2 câu)
- Phân biệt bản lĩnh với tự tin thái quá
- Trái ngược với những người có bản lĩnh là những kẻ sống yếu đuối, dễ buông xuôi, đầu
hàng trước khó khă, dễ sa ngã vào lối sống lười biếng, ích kỷ, hưởng thụ.. * Liên hệ: ( 2-3 câu)
- Nhận thức: hiểu, trân trọng những người có bản lĩnh trong cuộc sống
- Có ý thức rèn luyện bản lĩnh, tránh xa cám dỗ từ những việc nhỏ nhất như vượt lên khó
khăn của chính mình để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân như thực hiện công việc
trong gia đình, hoàn thành bài tập, tham gia các hoạt động ở trường...biết cách từ chối
những lời mời gọi hấp dẫn để hướng vào những việc có ích cho bản thân, gia đình, xã hội...
3. Kết bài : Khẳng định vấn đề nghị luận ( 1 câu) Tham khảo
Trước một cuộc sống với bao cám dỗ, bản lĩnh mà mỗi người có được là vô cùng
quan trọng. Trước hết, ta cần hiểu bản lĩnh là gì? Có người nghĩ bản lĩnh là làm những
việc mà người khác không dám làm, nhưng cũng có người cho rằng bản lĩnh chỉ đơn
giản là dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. Nhưng dù có hiểu theo nghĩa nào
thì bản lĩnh chính là sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường. Trên thế giới, ta ngưỡng mộ biết
bao những con người đầy bản lĩnh. Đầu tiên phải kể đến Nick Vujicic, chàng trai dù bị
sô phận vô tình cướp mất cả hai tay, hai chân nhưng vẫn bản lĩnh, cố gắng gấp hai gấp
ba lần người bình thường để rồi giờ đây anh là nhà diễn thuyết nổi tiếng khắp thế giới.
Các nhà khoa học như Thomas Edison, Albert Einstein,.. dù có thành tích học tập rất
kém thời đi học nhưng với nghị lực, bản lĩnh phi thường, họ đã đem tới nhân loại những
Phiếu bài tập Tuần 4 Vượt qua sự lười bướng Ngữ văn 7
1.4 K
710 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu phiếu bài tập Ngữ văn 7 Học kì 2 mới nhất dành cho cả 3 sách (cánh diều, kết nối tri thức & cuộc sống, Chân trời sáng tạo) nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1419 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 7
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
VƯỢT QUA SỰ LƯỜI BIẾNG
(AdamKhoo)
Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động
để đạt mục tiêu đó? Hoặc đã bao nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài
ngày đầu?
Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như ôn
bài cho kỳ thi quan trọng, nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta không bao giờ thật sự bắt
tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ. Thói quen lười biếng này ảnh hưởng đến
hầu hết mọi người chúng ta. Nó đơn thuần ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết sẽ
mang lại lợi ích cho bản thân.
Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Bạn có thể xác định những
mục tiêu tuyệt vời nhất và đề ra những kế hoạch hoàn hảo nhất, nhưng nếu bạn không
hành động, bạn đã thất bại rồi.
Khi bạn lười biếng, bạn cũng cảm thấy không làm chủ được cuộc sống của mình
đúng không? Cảm giác lo sợ nhắc nhở bạn nên ngừng xem tivi để học bài, nhưng một
động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn tiếp tục xem thêm một chương trình tivi nữa. Để
vượt qua thói quen lười biếng bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn.
Động lực thúc đẩy của nỗi khổ và niềm vui
Hai động lực chính thúc đẩy hành động của chúng ta là nỗi khổ và niềm vui. Chúng
ta luôn luôn hành động theo hướng né tránh những gì chúng ta nhận thức là nỗi khổ và
tiến gần đến những gì chúng ta nhận thức là niềm vui. Tại sao chúng ta cứ liên tục trì
hoãn việc làm bài tập đến phút cuối cùng mặc dù chúng ta biết rằng nên làm bài từ sớm?
Đơn giản vì đa số chúng ta luôn nghĩ việc học rất cực khổ và ngược lại, gắn liền niềm
vui với những việc khác như xem tivi. Làm thế nào để chúng ta có thể bắt tay vào làm
bài tập? Thông thường, chúng ta chỉ bắt tay vào làm bài tập khi ngày mai là hạn chót
nộp bài hoặc khi chúng ta cảm thấy bị áp lực nặng nề từ bạn bè-những người đã làm
xong bài tập đó. Nhưng tại sao chúng ta lại có thể làm bài tập vào lúc ấy mà không phải
sớm hơn? Lý do là ngay lúc ấy, chúng ta nhận thức đuợc việc không làm bài tập sẽ khiến
chúng ta gánh chịu một hậu quả tệ hại hơn khi không nộp bài đúng hạn, điều này sẽ
khiến chúng ta bắt tay vào hành động.
Thay vì trở thành nô lệ của nỗi khổ và niềm vui như thế, bạn hãy chịu trách nhiệm
về cuộc sống của mình. Bạn hãy tận dụng những động lực này để thúc đẩy bạn hành
động theo những gì bạn muốn như kiên trì học bài, ôn bài và hoàn tất bài tập trước thời
hạn. Chất lượng công việc của bạn phụ thuộc vào việc bạn gắn liền nó với nỗ khổ hay
niềm vui một cách có ý thức hay vô ý thức. Không có việc gì tự nó là khổ hay vui cả mà
chỉ vì chúng ta gắn việc đó với nỗi khổ vào việc không đạt được kết quả như ý. Học sinh
này không bao giờ lười biếng trong học tập, kết quả là họ luôn đạt điểm 9-10.
Thay vào đó, những học sinh khác lại luôn có ý nghĩ rằng việc học rất cực khổ, họ
cảm thấy vui khi không phải học. Những học sinh này luôn lười biếng và không bao giờ
hoàn thành kế hoạch để đạt mục tiêu. Để vượt qua sự lười biếng, họ cố gắng thử tất cả
mọi cách nhưng những cách này lại không giải quyết được tận gốc vấn đề. Trong tâm trí,
họ vẫn gắn liền nỗi khổ với việc học, còn niềm vui với việc không phải học. Đây là lý do
tại sao cho dù họ cố gắng đến mức nào, cuối cùng họ vẫn quay lại tình trạng lười biếng
cũ.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
2. Văn bản bàn về vấn đề gì?
3. “Thói quen lười biếng ảnh hưởng đến hầu hết mọi người chúng ta” như thế nào? Tác
giả làm rõ điều đó bằng lí lẽ hay dẫn chứng, thao tác lập luận nào?
4. Tại sao có một số người dù cố gắng đến mức nào, cuối cùng họ vẫn quay lại tình trạng
lười biếng như cũ?
5. Tác giả đã chỉ ra những cách nào để vượt qua sự lười biếng?
6. Đọc câu sau và trả lời câu hỏi: “Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách
làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn”. Em hiểu “Làm chủ nó thay vì để nó làm chủ
bạn” là như thế nào?
7. “Vượt qua sự lười biếng” cần cho những đối tượng nào? Văn bản đọc bàn về vấn đề
này ở phạm vi nào? Mục đích của toàn văn bản là gì?
8. Cuộc sống vốn có nhiều những cám dỗ. Em hãy viết khoảng 1/2 trang giấy thi về bản
lĩnh cần có của con người trước những cám dỗ của cuộc sống.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐÁP ÁN
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao?
- Văn bản nghị luận xã hội
- Vì:
+ bàn về một vấn đề cụ thể.
+ dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc về việc tôn trọng con đúng
cách.
2. Văn bản bàn về vấn đề gì?
- Sự lười biếng. (Biểu hiện, tác hại, cách vượt qua sự lười biếng)
3. “Thói quen lười biếng ảnh hưởng đến hầu hết mọi người chúng ta” như thế nào? Tác
giả làm rõ điều đó bằng lí lẽ hay dẫn chứng, thao tác lập luận nào?
- Thói quen lười biếng ảnh hưởng: Nó ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết là sẽ
mang lại lợi ích cho bản thân; Khi bạn lười biếng, bạn cũng cảm thấy không làm chủ
được cuộc sống của mình; kế hoạch hoàn hảo nhất, nhưng vẫn thất bại...
- Tác giả làm rõ điều đó bằng lí lẽ, qua thao tác phân tích tác hại của sự lười biếng.
4. Tại sao có một số người dù cố gắng đến mức nào, cuối cùng họ vẫn quay lại tình trạng
lười biếng như cũ?
- Vì trong tâm trí, họ vẫn gắn liền nỗi khổ với việc học, còn niềm vui với việc không
phải học
5. Tác giả đã chỉ ra những cách nào để vượt qua sự lười biếng?
- Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ
bạn; Phải thay đổi việc bạn gắn liền với nỗi khổ hoặc niềm vui. Bạn phải học cách gắn
liền niềm vui với việc học và nỗi khổ với việc lười biếng ngay từ bây giờ.
6. Đọc câu sau và trả lời câu hỏi: “Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách
làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn”. Em hiểu “Làm chủ nó thay vì để nó làm chủ
bạn” là như thế nào?
- “Làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn” được hiểu là: Con người không bị sự lười
biếng chế ngự và điều khiển, muốn hành động, muốn làm việc gì tự quyết định được.
Bởi con người bị sự lười biếng chế ngự sẽ có biểu hiện không thể vượt qua được sự lười
biếng nên luôn phụ thuộc vào nó (ví dụ khi được hỏi “Bạn làm xong bài trong tối nay
không? Sẽ trả lời: còn tùy vào cảm hứng, sự lại lười...).
7. “Vượt qua sự lười biếng” cần cho những đối tượng nào? Văn bản đọc bàn về vấn đề
này ở phạm vi nào? Mục đích của toàn văn bản là gì?
- Cần cho mọi người, mọi lứa tuổi;
- Văn bản đọc bàn về vấn đề này ở phạm vi: lứa tuổi học sinh, trong việc học tập.
- Mục đích của văn bản:
+ Làm rõ biểu hiện của sự lười biếng trong học tập;
+ Nguyên nhân của sự lười biếng và cách khắc phục...
+ Giúp học sinh vượt qua sự lười biếng, vượt qua chính mình.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
8. Dàn ý
1. Giới thiệu vấn đề:Nêu vấn đề nghị luận ( 1câu)
2. Giải quyết vấn đề:
* Giải thích: (2- 3 câu)
- Bản lĩnh: là sự tự khẳng định mình, dám đương đầu với khó khăn đạt được điều mong
muốn
- Cám dỗ: những thứ khơi gợi lòng ham muốn khiến cho người ta sa ngã ( nêu VD)
=> Để vượt qua cám dỗ cần phải có bản lĩnh
* Tại sao cần phải có bản lĩnh trước những cám dỗ của cuộc sống? (2-3 câu)
- Trong cuộc sống, bên cạnh những khó khăn, trắc trở, còn có nhiều cám dỗ lôi cuốn con
người khiến con người sa ngã, vì vậy cần phải có bản lĩnh, có sức mạnh để vượt qua
- Những cám dỗ có thể là trò chơi điện tử, thú vui tán gẫu trên mạng xã hội, lớn hơn là
tiền bạc, quyền lực, danh vọng...
* Ý nghĩa của bản lĩnh: ( 3 câu)
- Giúp ta nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống để hướng tới.
- Không ngần ngại trước khó khăn, dám đương đầu thử thách, vượt qua cám dỗ và coi
đó là bài học để hướng tới những điều tốt đẹp
- Là chìa khóa dẫn đến thành công...
* Bàn luận ( 2 câu)
- Phân biệt bản lĩnh với tự tin thái quá
- Trái ngược với những người có bản lĩnh là những kẻ sống yếu đuối, dễ buông xuôi, đầu
hàng trước khó khă, dễ sa ngã vào lối sống lười biếng, ích kỷ, hưởng thụ..
* Liên hệ: ( 2-3 câu)
- Nhận thức: hiểu, trân trọng những người có bản lĩnh trong cuộc sống
- Có ý thức rèn luyện bản lĩnh, tránh xa cám dỗ từ những việc nhỏ nhất như vượt lên khó
khăn của chính mình để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân như thực hiện công việc
trong gia đình, hoàn thành bài tập, tham gia các hoạt động ở trường...biết cách từ chối
những lời mời gọi hấp dẫn để hướng vào những việc có ích cho bản thân, gia đình, xã
hội...
3. Kết bài : Khẳng định vấn đề nghị luận ( 1 câu)
Tham khảo
Trước một cuộc sống với bao cám dỗ, bản lĩnh mà mỗi người có được là vô cùng
quan trọng. Trước hết, ta cần hiểu bản lĩnh là gì? Có người nghĩ bản lĩnh là làm những
việc mà người khác không dám làm, nhưng cũng có người cho rằng bản lĩnh chỉ đơn
giản là dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. Nhưng dù có hiểu theo nghĩa nào
thì bản lĩnh chính là sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường. Trên thế giới, ta ngưỡng mộ biết
bao những con người đầy bản lĩnh. Đầu tiên phải kể đến Nick Vujicic, chàng trai dù bị
sô phận vô tình cướp mất cả hai tay, hai chân nhưng vẫn bản lĩnh, cố gắng gấp hai gấp
ba lần người bình thường để rồi giờ đây anh là nhà diễn thuyết nổi tiếng khắp thế giới.
Các nhà khoa học như Thomas Edison, Albert Einstein,.. dù có thành tích học tập rất
kém thời đi học nhưng với nghị lực, bản lĩnh phi thường, họ đã đem tới nhân loại những
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
phát minh thế kỉ giúp cuộc sống con người thêm dễ dàng hơn. Vậy bản lĩnh đem lại cho
ta những gì? Khi ta có bản lĩnh, ta sẽ không phải cúi đầu, không phải băn khoăn trước
nhiều ngã rẽ cuộc đời. Khi ta gục ngã, suy sụp, bản lĩnh là người bạn luôn bên cạnh vực
ta dậy, giúp ta trở nên kiên cường hơn. Hơn nữa, bản lĩnh sẽ làm nên một con người
khác biệt. Những người có bản lĩnh thường sẽ dễ dàng thành công hơn bởi đơn giản là
họ dám nghĩ, dám làm, tự tin vào những gì mình đã làm. Thật đáng buồn khi có những
kẻ không có bản lĩnh, họ sẽ dễ dàng gục ngã trước những khó khăn, dễ sa vào những
cám dỗ của cuộc sống. Nhưng bản lĩnh cũng không đồng nghĩa với sự tự tin thái quá,
những người như vậy sẽ tin tưởng vào khả năng của bản thân mình quá mức và rất khó
để thành công. Từ nhận thức ấy, chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải tự đặt ra cho mình
những nguyên tắc riêng để rèn luyện phẩm chất đó. Nếu thất bại, đừng vội nản chí mà
hãy tiếp tục đứng lên, tiếp tục làm. Bản lĩnh không phải là một bản chất có sẵn, vậy nên
hãy rèn luyện, phấn đấu để có được nó.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85