BÀI 5: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ
CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á
PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân các nước thực dân phương
Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á?
A. Tư bản phương Tây có nhu cầu cao về nguyên liệu, nhân công, thị trường.
B. Đông Nam Á có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương trên biển.
C. Kinh tế của các nước tư bản phương Tây đang bị Đông Nam Á cạnh tranh.
D. Khu vực Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thủ đoạn mà các nước tư bản phương Tây
sử dụng trong quá trình xâm nhập, xâm lược vào khu vực Đông Nam Á?
A. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.
B. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.
C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.
D. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai.
Câu 3. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á
A. mới được hình thành.
B. đang là thuộc địa của Trung Hoa.
C. đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
D. bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng.
Câu 4. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á
hải đảo, ngoại trừ việc khu vực này
A. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
B. có nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc.
C. là địa điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.
D. nằm trên tuyến đường biển nối liền phương Đông và phương Tây.
Câu 5. Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc nào ở Đông Nam Á? A. Ma-lắc-ca. B. Đại Việt. C. Lan Xang. D. Cam-pu-chia.
Câu 6. Trong các thế kỉ XV - XVI, những thế lực thực dân nào đã cạnh tranh ảnh hưởng ở In- đô-nê-xi-a? A. Anh và Pháp. B. Anh và Mĩ.
C. Bồ Đào Nha và Hà Lan. D. Hà Lan, Anh và Mĩ.
Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a đã trở thành thuộc địa của A. thực dân Pháp. B. thực dân Anh. C. thực dân Hà Lan. D. thực dân Tây Ban Nha.
Câu 8. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa
của thực dân Tây Ban Nha? A. Mi-an-ma. B. Phi-líp-pin. C. In-đô-nê-xi-a. D. Cam-pu-chia.
Câu 9. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, thực dân Tây Ban Nha đã xâm lược và thiết lập
ách cai trị ở quốc gia Đông Nam Á nào sau đây? A. Mi-an-ma. B. Phi-líp-pin. C. In-đô-nê-xi-a. D. Cam-pu-chia.
Câu 10. Đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của A. Anh. B. Pháp. C. Mỹ. D. Hà Lan.
Câu 11. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là A. Việt Nam. B. Xiêm. C. Mi-an-ma. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 12. Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đã trở thành thuộc địa của A. thực dân Pháp. B. thực dân Anh. C. thực dân Hà Lan. D. thực dân Tây Ban Nha.
Câu 13. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã cơ bản hoàn thành quá trình
xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
A. Việt Nam và Cam-pu-chia. B. Mi-an-ma và Ma-lai-xi-a. C. Phi-líp-pin và Mi-an-ma. D. In-đô-nê-xi-a và Lào.
Câu 14. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mặc dù giữ được độc lập, nhưng Xiêm vẫn lệ
thuộc về kinh tế và chính trị vào những nước nào? A. Hà Lan và Anh. B. Mỹ và Tây Ban Nha. C. Anh và Pháp. D. Anh và Mỹ.
Câu 15. Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây
A. từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược Đông Nam Á.
B. bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào Đông Nam Á.
C. đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á.
D. buộc phải trao trả độc lập cho các nước Đông Nam Á.
Câu 16. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục
địa chính thức bắt đầu vào A. thế kỉ XVII. B. thế kỉ XVIII. C. thế kỉ XIX. D. thế kỉ XX.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở các nước Đông
Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Chính quyền thực dân thi hành chính sách “chia để trị”.
B. Triều đình phong kiến đầu hàng, lệ thuộc vào chính quyền thực dân.
C. Quan lại thực dân cai trị ở địa phương; cử người bản xứ cai quản trung ương.
D. Quan lại thực dân cai trị ở trung ương; cử người bản xứ cai quản địa phương.
Câu 18. Thực dân phương Tây đã sử dụng chính sách nào để chia rẽ khối đoàn kết và làm suy
yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á? A. “Chia để trị”. B. “Kinh tế chỉ huy”.
C. “Cấm đạo Thiên Chúa”. D. “Tìm và diệt”.
Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực
dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.
B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.
C. Đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Đông Nam Á.
D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.
Câu 20. Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ
thống giao thông vận tải, nhằm
A. truyền bá văn hóa, khai hóa văn minh cho cư dân trong khu vực.
B. hỗ trợ các nước trong khu vực khôi phục và phát triển nền kinh tế.
C. nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Đông Nam Á.
D. phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.
Trắc nghiệm Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á Lịch sử 11 Đúng-Sai 2025
14
7 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Lịch sử 11 Đúng-Sai (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(14 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)