MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2
MÔN: KINH TẾ PHÁP LUẬT – LỚP: 11– NĂM HỌC: 2024 – 2025 Đề 1 Mức độ đánh giá
Nội dung/ đơn vị kiến TN khách quan Tỉ lệ (%) thức Tự luận Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD 1. Quyền và nghĩa vụ 1 2 1
của công dân về bảo vệ (0,25đ (0,5đ) (0,25đ) Tổ Quốc. ) 2. Quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được 1 1 1 1/2 1/2 pháp luật bảo hộ về (0,25đ (0,25đ) (0,25đ) (0,5đ) (0,5đ) tính mạng, sức khỏe, ) danh dự và nhân phẩm. 1 3. Quyền bất khả xâm 1 2 (1,0 phạm về chỗ ở. (0,25đ) (0,5đ) đ)
4. Quyền được bảo đảm 1 2 1 an toàn và bí mật thư (2,0đ (0,5đ) (0,25đ)
tín, điện thoại, điện tín ) 5. Quyền và nghĩa vụ 1 công dân về tự do ngôn 1 1 1/2 1/2 (0,25đ luận, báo chí và tiếp (0,25đ) (0,25đ) (0,5đ) (0,5đ) ) cận thông tin. 6. Quyền và nghĩa vụ 1 1 2 của công dân về tự do (0,25đ (0,25đ) (0,5đ) tín ngưỡng, tôn giáo. ) Tổng số câu hỏi 8 8 4 2 2 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 4,0 3,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30% 40% 30% 30% SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025
MÔN: KINH TẾ PHÁP LUẬT - LỚP: 11 Đề gồm …. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
Câu 1. Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?
A. Tham gia nghĩa vụ quân sự.
B. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
C. Góp ý cho các chính sách phát triển kinh tế.
D. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
Câu 2. Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự là thực hiện quyền nào dưới đây? A. Quyền tự do. B. Quyền lập hội. C. Quyền dân chủ.
D. Quyền bình đẳng.
Câu 3. Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân.
B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.
D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
Câu 4. Đọc trường hợp sau và cho biết: lực lượng bộ đội biên phòng và chính quyền xã P đã thực hiện tốt
quyền dân chủ nào của công dân?
Trường hợp. Xã P ở huyện Y là một xã biên giới. Thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" lực lượng Bộ đội Biên phòng trên địa bàn đã
phối hợp với chính quyền địa phương thành lập Tổ tự quản, vận động các hộ gia đình tham gia kí cam kết tự
quản đường biên, cột mốc biên giới quốc gia. Qua công tác tuyên truyền, tất cả người dân trên địa bàn hiểu
được bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ đất nước là quyền, nghĩa vụ công dân. Nhờ vậy, tình hình an
ninh trật tự trên địa bàn phát triển, đạt nhiều thành tích. Đây là điểm sáng trong thực hiện phong trào tại huyện.
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
Câu 5. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
A. giam, giữ người trái pháp luật.
B. điều tra hiện trường gây án.
C. truy đuổi kẻ gian.
D. theo dõi nhân chứng.
Câu 6. Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ
A. bị xử lý theo quy định của pháp luật.
B. không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.
D. bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.
Câu 7. Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Tình huống. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa
trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa
phòng. Khi anh T (công an phường X) yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng
mình không làm gì sai phạm. A. Ông H và anh K. B. Anh K và anh T. C. Ông H và anh T.
D. Ông H, anh K và anh T.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân
khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đã có
A. công cụ để thực hiện tội phạm.
B. đối tượng tố cáo nặc danh.
C. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi.
D. quyết định điều động nhân sự.
Câu 9. Chủ thể dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?
A. Anh T phá cửa nhà anh K, kịp thời đưa bé V đang leo trèo ở lan can ban công xuống.
B. Bạn A tự ý mở cổng một nhà người dân ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.
C. Ông T khoá cửa phòng trọ, ngăn cản không cho anh T vào vì chậm đóng tiền thuê nhà.
D. Nghi ngờ chị P lấy trộm đồ của mình, chị V đã vào phòng của chị P để lục lọi đồ đạc.
Câu 10. Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
C. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.
D. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.
Câu 11. Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng
A. bảo đảm an toàn và bí mật.
B. tiến hành sao kê và cất giữ.
C. thực hiện in ấn và phân loại.
D. chủ động thu thập và lưu trữ.
Câu 12. Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật
thư tín điện thoại, điện tín của khách hàng khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tính sai cước phí vận chuyển.
B. Đăng kí tài khoản thư điện tử.
C. Công khai nội dung điện tín.
D. Từ chối gói cước khuyến mại.
Câu 13. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Khi được chị K nhờ nhận giúp bưu phẩm, anh D rất tò mò nhưng không mở ra xem.
B. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.
C. Sau 4 lần giao hàng không thành công, bưu tá đã chuyển lại bưu phẩm cho người gửi.
D. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.
Câu 14. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “………. là quyền của công dân
được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử, hoặc dưới hình thức khác”.
A. Quyền tự do báo chí.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do tín ngưỡng.
D. Quyền tiếp cận thông tin.
Câu 15. Bà Q viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc
chiến phòng, chống dịch COVID-19. Bà Q đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Kiểm soát truyền thông.
B. Đối thoại trực tuyến.
C. Tự do ngôn luận.
D. Thông cáo báo chí.
Câu 16. Đọc tình huống sau và cho biết: người dân xã X đã thực hiện quyền nào của công dân?
Tình huống. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã X đã có nhiều việc làm tích cực;
tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà
con xã X đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc
thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.
A. Tiếp cận thông tin.
B. Bảo hộ danh dự.
C. Tự do ngôn luận. D. Tự do báo chí.
Câu 17. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền
A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
B. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.
C. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.
D. bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 18. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó. D. Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.
Câu 19. Vào ngày lễ, Tết hằng năm, X thường cùng mẹ đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử – văn hoá) ở
gần nhà để bày tỏ sự thành kinh của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè.
Bạn X đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Được bảo hộ danh dự.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 20. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Tình huống. Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C.
Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp.
Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho
gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A
vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng
hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ
đuổi chị B ra khỏi nhà. A. Anh A và chị B. B. Chị B và bà C.
C. Ông T, chị B và anh A.
D. Bà C, ông T và anh A.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được pháp luật Việt Nam bảo vệ nghiêm ngặt, và mọi
hành vi tự ý xâm phạm đến thân thể của người khác đều bị nghiêm cấm.
Bộ 6 đề thi cuối kì 2 KTPL 11 Cánh diều Cấu trúc mới
804
402 lượt tải
100.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 3 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 6 đề cuối kì 2 gồm 3 đề Cấu trúc mới 2025 và 3 đề năm 2024 đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn KTPL 11 Cánh diều nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KTPL lớp 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(804 )5
4
3
2
1

Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)