Bộ 3 đề thi cuối kì 2 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án

421 211 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 3 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử lớp 11.

Số đề dự kiến: 3 đề; Số đề hiện tại: 3 đề

  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(421 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
- Áp dụng: các trường THPT có phân phối số tiết của học kì 2 là: 1 tiết lịch sử/ tuần
- Hình thức: 100% trắc nghiệm – 40 câu
Mức độ đánh giá STT
Nội dung kiến thức NB TH VD VD cao
Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ 1 3 2 1 0 XIV - đầu thế kỉ XV) 2
Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) 3 2 1 0 3
Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) 3 2 1 0 4
Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông 3 3 2 2 5
Bài 13. Việt Nam và Biển Đông 4 3 3 2 Tổng số câu hỏi 16 12 8 4 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% ĐỀ BÀI
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Năm 1397, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Câu 2: Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011? A. Hoàng thành Thăng Long. B. Thành nhà Hồ. C. Phố cổ Hội An.
D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Câu 3: Một trong những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực văn hóa là
A. hạn chế Nho giáo, chú trọng Phật giáo.
B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
D. nâng Đạo giáo lên vị trí Quốc giáo.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khách quan đặt ra cho nhà nước
Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.
C. Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc Trần.
D. Duy trì các chính sách cai trị cũ để ổn định đất nước.


Câu 5: Để hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Đánh thuế nặng đối với những người theo đạo Phật.
B. Phá bỏ các đền, chùa, cơ sở thờ tự của Phật giáo.
C. Nghiêm cấm việc xây dựng các đền chùa mới.
D. Bắt sư tăng chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?
A. Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
B. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng và mang tính thực tiễn.
C. Góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế - quốc phòng của đất nước.
D. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
Câu 7: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là:
A. Đô ty; Thừa ty và Hiến ty.
B. Pháp ty; Đô ty và Hiến ty.
C. Thừa ty; Đô ty và Pháp ty.
D. Pháp ty, Hiến ty và Thừa ty.
Câu 8: Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên quy mô lớn. Cả nước được chia thành
A. 4 khu vực quân sự (Tứ phủ quân).
B. 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân).
C. 6 khu vực quân sự (Lục phủ quân).
D. 7 khu vực quân sự (Thất phủ quân).
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực kinh tế?
A. Cho phép nhân dân tự do giết mổ trâu, bò; nghiêm cấm việc khai khẩn đồn điền.
B. Ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại từ tứ phẩm trở lên (chính sách lộc điền).
C. Khuyến khích nhân dân khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.
D. Ban cấp ruộng đất cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân.
Câu 10: Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh
A. tình hình đất nước từng bước ổn định.
B. nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C. nhà Minh đang lăm le xâm lược Đại Việt.
D. nhà Lê đang ở thời kì phát triển đỉnh cao.
Câu 11: Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của nhà nước phong kiến Đại Việt khi dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu?
A. Vinh danh những người đỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.
B. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.
C. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.
D. Để lại cho hậu thế những tác phẩm điêu khắc độc đáo, sinh động.
Câu 12: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã


A. tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.
B. giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.
C. tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh.
D. giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời.
Câu 13: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí A. Bắc thành. B. Gia Định thành.
C. 4 doanh và 7 trấn. D. phủ Thừa Thiên.
Câu 14: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi
các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình? A. Nội các. B. Đô sát viện. C. Cơ mật viện. D. Thái y viện.
Câu 15: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hệ thống hành chính của Đại Nam được phân cấp theo mô
hình từ trên xuống, gồm:
A. tỉnh → phủ → huyện/châu → tổng → xã.
B. đạo thừa tuyên → phủ → châu/ huyện → xã.
C. xã → tổng → châu/ huyện → phủ → tỉnh.
D. phủ → tỉnh → huyện/ châu → hương → xã.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới
thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?
A. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
B. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất.
D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.
Câu 17: Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè pháo ở địa phương, vua Minh Mệnh đã ban hành
nhiều lệnh, dụ quy định về A. chế độ quân điền. B. chế độ lộc điền. C. chế độ hồi tỵ. D. chế độ bổng lộc.
Câu 18: Một trong những kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Minh Mạng là
A. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
D. Đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính của quốc gia.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Biển Đông?
A. Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương.
B. Là vùng biển chung của 11 quốc gia Đông Nam Á.
C. Là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Là biển lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu Km2.
Câu 20: Trong lịch sử, Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư,... giữa


A. Nhật Bản và Triều Tiên.
B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Triều Tiên và Trung Quốc.
D. Ấn Độ và Nhật Bản.
Câu 21: Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là:
A. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. B. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Nam Du.
C. quần đảo Thổ Chu và quần đảo Cô tô.
D. quần đảo Cô Tô và quần đảo Nam Du.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí chiến lược về chính trị - an ninh của Biển
Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?
A. An ninh trên Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trong khu vực.
B. Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
C. Biển Đông là nhân tố duy nhất thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia ven biển.
D. Biển Đông là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn minh lớn trên thế giới.
Câu 23: Có nhiều lý do khiến các quốc gia, vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các
mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trên thế giới, ngoại trừ việc: Biển Đông là
A. nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông với phương Tây.
B. là tuyến giao thông đường biển duy nhất nối liền châu Á với châu Âu.
C. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
D. nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Câu 24: Biển Đông giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á – Thái
Bình Dương vì vùng biển này
A. là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.
B. là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới (tính theo tổng lượng hàng hóa).
C. nằm trên tuyến giao thông đường biển duy nhất nối liền châu Á với châu Âu.
D. chiếm giữ hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển.
Câu 25: Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng của Biển Đông đã và đang tạo điều kiện để
các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp phát triển nhiều ngành kinh tế biển, ví dụ như:
A. du lịch và dịch vụ biển, khai thác khoáng sản, đánh bắt và nuôi trồng hải sản,…
B. khai thác khoáng sản, luyện kim màu, sản xuất muối, di lịch biển,…
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác hải sản, luyện kim đen,…
D. vận tải và dịch vụ cảng biển, luyện kim màu, cơ khí, điện tử - tin học,…
Câu 26: Đâu không phải là tên một huyện đảo ở Việt Nam hiện nay? A. Bạch Long Vỹ. B. Hoàng Sa. C. Trường Sa. D. Lý Sơn.
Câu 27: Nhận định nào dưới đây đúng về Biển Đông?
A. Biển Đông là biển lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 3,447 triệu km2.
B. Biển Đông đã và đang là nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
C. Tình trạng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông mới xuất hiện trong thời gian gần đây.
D. An ninh trên Biển Đông không ảnh hưởng gì đến lợi ích của các quốc gia trong khu vực.


zalo Nhắn tin Zalo