Bộ 3 đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức có đáp án

2.8 K 1.4 K lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 3 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề giữa kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử lớp 11.

Số đề dự kiến: 3 đề; Số đề hiện tại: 3 đề

  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(2844 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
- Áp dụng: các trường THPT có phân phối số tiết của học kì 2 là: 1 tiết lịch sử/ tuần
- Hình thức: đề hỗn hợp, gồm: 70% trắc nghiệm + 30% tự luận
Mức độ đánh giá Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Nội dung kiến thức cao TN TL TN TL TN TL TN TL
Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV - đầu thế 3 3 kỉ XV)
Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh 1 câu 2 1 Tông (thế kỉ XV) (2,0 đ)
Bài 11. Cuộc cải cách của Minh 1 câu 3 2
Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) (1đ) Tổng số câu hỏi 8 0 6 0 0 1 0 1 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 70% 30% ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Năm 1396, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Câu 2: Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. chú trọng Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
D. nâng Phật giáo lên vị trí Quốc giáo.
Câu 3: Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011? A. Hoàng thành Thăng Long. B. Thành nhà Hồ. C. Phố cổ Hội An.
D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.


Câu 4: Sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV được phản ánh thông qua nội dung nào sau đây?
A. Nhà Trần bất lực trước các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
B. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.
Câu 5: Chính sách hạn điền và hạn nô của nhà Hồ đã
A. hiện thực hóa khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
B. góp phần giảm bớt thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.
C. giải phóng hoàn toàn bộ phận nô tì khỏi thân phận nô lệ.
D. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.
Câu 6: Trên lĩnh vực chính trị, những cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
B. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc họ Trần.
C. đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ lập hiến.
D. xâm phạm đến sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Câu 7: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa
tuyên, Đô ty là cơ quan chuyên trách về A. quân sự. B. dân sự. C. tư pháp. D. kinh tế.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông
trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng?
A. Chia cả nước thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân).
B. Dành nhiều ưu đãi cho bình lính, như: cấp ruộng đất,…
C. Quy định chặt chẽ về kỉ luật và huấn luyện, tập trận,…
D. Chia quân đội thành 2 loại là: hương binh và ngoại binh.
Câu 9: Dưới thời Lê Thánh Tông, Nho giáo
A. bước đầu được du nhập vào Đại Việt.
B. trở thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội.
C. không có ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân.
D. bị chính quyền phong kiến kìm hãm sự phát triển.
Câu 10: Những cơ quan trung ương mới được thành lập sau cải cách của vua Minh Mạng là


A. Nội các; Đô sát viện và Cơ mật viện.
B. Thái y viện; Tôn nhân phủ và Quốc sử viện.
C. Thái y viện; Quốc sử viện và Sùng chính viện.
D. Tôn nhân phủ; Hàn lâm viện và Sùng chính viện.
Câu 11: Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì? A. Tổng trấn. B. Tổng đốc. C. Tuần phủ. D. Tỉnh trưởng.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?
A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.
B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.
C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.
D. Chỉ bổ nhiệm quan cai trị là các tù trưởng địa phương.
Câu 13: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực,
trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực A. kinh tế. B. văn hóa. C. hành chính. D. giáo dục.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?
A. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tá quyền lực.
D. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Đọc những nhận định sau và thực hiện yêu cầu:
- Nhận định a) Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn,
chính thống của triều đình nhà Lê và toàn xã hội.
- Nhận định b) Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ có nhiều biến động, đặc
biệt là tình trạng phe cánh trong triều với sự lộng quyền của một bộ phận công thần.
- Nhận định c) Để củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, vua Lê Thánh Tông đã lập ra nhiều
chức quan đại thần, như: Tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển,…
- Nhận định d) Năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 13 đạo thừa tuyên và
phủ Trung Đô (Thăng Long).
- Nhận định e) Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều


với nhiều quy định mang tính dân tộc sâu sắc.
- Nhận định g) Cải cách của Lê Thánh Tông thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ, đưa
nhà nước nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao, đồng thời đặt cơ sở cho hệ thống hành
chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó. Yêu cầu:
a) Xác định tính đúng/ sai của những nhận định trên.
b) Sửa lại những nhận định sai.
Câu 2 (1,0 điểm): Liên hệ với thực tiễn và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet, cho biết những bài học
kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm 1-A 2-C 3-B 4-A 5-B 6-A 7-A 8-D 9-B 10-A 11-C 12-D 13-C 14-C
II. Tự luận (3,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm):
♦ Yêu cầu a)
xác định được tính đúng/ sai - được 0,25 điểm/ nhận định
- Những nhận định đúng là: a), b), g)
- Những nhận định sai là: c), d), e)
♦ Yêu cầu b) Sửa lại các nhận định sai - được 0,5 điểm/ nhận định
- Nhận định c) => sửa: Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức quan đại thần có quyền lực lớn, như: Tể
tướng, đại tổng quản, đại hành khiển,…
- Nhận định d) => sửa: Năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa
tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long).
- Nhận định e) => sửa: Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm
722 điều với nhiều quy định mang tính dân tộc sâu sắc.
Lưu ý: HS có thể linh hoạt trong việc diễn đạt/ sửa lại, nhưng cần đảm bảo tính chính xác của thông
tin. GV linh hoạt trong quá trình chấm
Câu 2 (1,0 điểm):
Một số bài học kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây
dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay:
- Nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước (chế độ liên tỉnh, đặt Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh; hồi tỵ,...).


zalo Nhắn tin Zalo