ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11 A. LÝ THUYẾT
Câu 1: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CO2, CaCO3. B. CH3Cl, C6H5Br. C. NaHCO3, NaCN. D. CO, CaC2.
Câu 2: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy.
Câu 3: Chất nào sau đây là ancol etylic? A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. HCHO.
Câu 4: Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6 như sau:
Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên?
A. Xác định sự có mặt của O.
B. Xác định sự có mặt của C và H.
C. Xác định sự có mặt của H.
D. Xác định sự có mặt của C.
Câu 5: Trong các chất sau, chất nào là axetilen? A. C2H2. B. C6H6. C. C2H6. D. C2H4.
Câu 6: Chất nào sau đây là ancol bậc 2? A. HOCH2CH2 OH. B. (CH3)2CHOH. C. (CH3)2CHCH2OH. D. (CH3)3COH.
Câu 7: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là:
A. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N,… thành các chất vô cơ dễ nhận biết.
B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm hiđro do có hơi nước thoát ra.
C. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen.
D. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét.
Câu 8: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì? A. C3H8. B. CH4. C. C2H2. D. H2.
Câu 9: Ancol anlylic có công là A. C2H5OH. B. C3H5OH. C. C6H5OH. D. C4H5OH.
Câu 10: Khi dùng phễu chiết có thể tách riêng hai chất lỏng X và Y. Xác định các chất X, Y tương ứng trong hình vẽ? 1
Phễu chiết có tác dụng tách riêng các chất lỏng có khối lượng riêng khác nhau và không bị hòa tan vào nhau.
Vậy X, Y không thể là NaOH và phenol; H2O và axit axetic; nước muối và nước đường. X, Y là benzen và H2O.
A. Dung dịch NaOH và phenol. B. H2O và axit axetic. C. Benzen và H2O.
D. Nước muối và nước đường.
Câu 11: Anken là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 12: Glixerol là ancol có số nhóm hiđroxyl (-OH) là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 13: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, phân tử hơn kém nhau một hay nhiều
nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối.
Câu 14: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì? A. O2. B. CH4. C. C2H2. D. H2.
Câu 15: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH? A. Ancol metylic. B. Ancol etylic. C. Etylen glicol. D. Glixerol.
Câu 16: Kết luận nào sau đây phù hợp với thực nghiệm? Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO,
người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2.
A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ.
B. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi.
C. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ.
D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ; có thể có hoặc không có oxi.
Câu 17: Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 18: Ancol etylic không tác dụng với A. HCl. B. NaOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 19: Axit acrylic không phản ứng với chất nào sau đây? A. CaCO3.. B. HCl. C. NaCl. . D. Br2..
Câu 20: Theo thuyết cấu tạo hóa học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau
A. theo đúng hóa trị.
B. theo một thứ tự nhất định.
C. theo đúng số oxi hóa.
D. theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định.
Câu 21: Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 22: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với A. kim loại Na. B. dung dịch NaOH. C. nước brom. D. dung dịch NaCl.
2
Câu 23: Cấu tạo hoá học là:
A. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
B. Các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C. Thứ tự liên kết và đặc điểm liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Câu 24: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là A. B. C. D.
Câu 25: Chất nào sau đây có thể sử dụng để loại H2O ra khỏi ancol etylic 96o để thu được ancol etylic khan ? A. H2SO4 đặc. B. NaOH đặc. C. P2O5. D. CuSO4 khan.
Câu 26: Thuộc tính không phải của các hợp chất hữu cơ là:
A. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
B. Không bền ở nhiệt độ cao.
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
Câu 27: iso-propylbenzen còn gọi là A. toluen. B. stiren. C. cumen. D. xilen.
Câu 28: Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dung dịch brom? A. Phenol. B. Etilen. C. Benzen. D. Axetilen.
Câu 29: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Câu 30: Để chuyển hoá ankin thành anken, ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác là A. Ni. B. Mn. C. Pd/PbCO3. D. Fe.
Câu 31: Hợp chất (CH3)3COH có tên thay thế là A. 2-metylpropan-2-ol. B. 1,1-đimetyletanol. C. trimetylmetanol. D. butan-2-ol.
Câu 32: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Câu 33: Thí nghiệm nào sau đây chứng minh nguyên tử H trong ank-1-in linh động hơn ankan? A. B. C. D. 3
Câu 34: Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở
151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây? A. Kết tinh. B. Chưng cất. C. Thăng hoa. D. Chiết.
Câu 35: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm :
Sau đó tiến hành thử tính chất của khí X: Sục khí X dư lần lượt vào dung dịch Br 2 và dung dịch AgNO3. Hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch Br2 bị nhạt màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. Dung dịch Br2 bị mất màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu trắng.
C. Dung dịch Br2 bị nhạt màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu vàng.
D. Dung dịch Br2 bị mất màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu vàng.
Câu 36: Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã
hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng
nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây? A. Ung thư phổi. B. Ung thư vú.
C. Ung thư vòm họng. D. Ung thư gan.
Câu 37: Để xác nhận trong phân tử chất hữu cơ có nguyên tố H người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua P2O5.
B. Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua CuSO4 khan.
C. Đốt cháy thấy có hơi nước thoát ra.
D. Đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc.
Câu 38: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X
Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây ? A. NH4Cl + NaOH NaCl + NH3 + H2O.
B. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HCl.
4
Bộ 30 đề thi thử THPTQG môn Hóa học năm 2023 - GV Nguyễn Minh Tuấn có đáp án (Đề 30B )
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Đề thi được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
-
Bộ 30 đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022-2023 có lời giải chi tiết được thầy Nguyễn Minh Tuấn biên soạn công phu bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.
-
File word có lời giải chi tiết 100%.
-
Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(380 )Trọng Bình
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)