MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ – LỚP: 12 – NĂM HỌC: 2024 – 2025 Nội dung học tập Mức độ đánh giá Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng số câu/ lệnh hỏi
Phần 1: Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Bài 1. Liên hợp quốc 1 1 1 3
Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh 2 2 2 6
Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh 2 3 3 8
Bài 4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các 1 1 1 3
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Bài 5. Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện 2 1 1 4 thực Tổng phần 1 8 câu 8 câu 8 câu 24 câu
Phần 2: Trắc nghiệm đúng - sai
Bài 1. Liên hợp quốc 2 1 1 4 lệnh hỏi
Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh 2 1 1 4 lệnh hỏi
Bài 4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các 2 1 1 4 lệnh hỏi
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Bài 5. Cộng đồng ASEAN: từ ý tưởng đến hiện 2 1 1 4 lệnh hỏi thực Tổng phần 2 8 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi
4 lệnh hỏi 16 lệnh hỏi Tổng cả 3 phần 8 câu TN 8 câu TN 8 câu TN 24 câu TN 8 lệnh hỏi 4 lệnh hỏi
4 lệnh hỏi 16 lệnh hỏi Tỉ lệ % 40% 30% 30% 100% SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP: 12 Đề gồm 06 trang
Thời gian làm bài: 50 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Hiện nay, tổ chức nào sau đây được coi là tổ chức liên kết quốc tế lớn nhất hành tinh? A. Hội Quốc liên B. Liên hợp quốc
C. Liên minh châu Âu D. Ngân hàng thế giới
Câu 2. Bản Hiến chương Liên hợp quốc đã được thông qua khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
A. bước vào giai đoạn quyết liệT.
B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. bắt đầu lan ra khu vực châu Á.
D. bắt dầu lan ra khu vực châu Phi.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì nền hòa bình, an ninh quốc tế?
A. Hòa giải các cuộc xung đột và khủng hoảng quốc tế tại nhiều khu vực
B. Có nhiều chương trình hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật, nhân lực
C. Hỗ trợ các nước trong quá trình phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế
D. Xây dựng nhiều văn bản, điều ước đảm bảo quyền cơ bản của con người
Câu 4. Hội nghị I-an-ta diễn ra khi chiến tranh thế giới thứ hai
A. bước vào giai đoạn quyết liệt.
B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. bước vào giai đoạn phản công.
D. bước vào giai đoạn giằng co.
Câu 5. Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi
A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
B. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.
D. Tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) bị giải thể.
Câu 6. Sự xác lập và phát triển của trật tự hai cực I-an-ta từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của
thế kỉ XX không tác động đến việc
A. Mĩ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang
B. đặt thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng
C. xuất hiện chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi
D. làm xuất hiện thêm chủ nghĩa khủng bố
Câu 7. Sự chia cắt bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai là hệ quả từ những quyết định của A. Hội nghị Tê-hê-ran. B. Hội nghị Pốt- xđam. C. Hội nghị I-an-ta.
D. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô.
Câu 8. Nhận xét nào sau đây là đúng về vị thế của các cường quốc trong trật tự thế giới hai cực I-an-ta (1945-1991)?
A. Liên Xô đã có lợi thế khi được phân chia các vùng thuộc địa
B. Anh không còn giữ được vai trò quốc tế như giai đoạn trước
C. Mĩ giữ vai trò quyết định chi phối mọi mối quan hệ quốc tế
D. Nhật Bản vươn lên trở thành một cường quốc về chính trị
Câu 9. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ năm 1991 đã
A. làm gia tăng vai trò của một số cường quốc mới nổi
B. tạo cho Mỹ có một ưu thế tuyệt đối và lâu dài.
C. chấm dứt hoàn toàn mọi xung đột trên toàn cầu.
D. đưa Mỹ trở thành cường quốc duy nhất trên thế giới
Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.
B. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
C. Mỹ nắm vai trò là siêu cường duy nhất chi phối quan hệ quốc tế
D. Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng hòa hoãn, đối thoại, hợp tác
Câu 11. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, yếu tố nào sau đây đóng vai trò là trung tâm trong quan hệ quốc tế? A. Quân sự B. Chính trị
C. Vũ khí chiến lược D. Kinh tế
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
B. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
C. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.
D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.
Câu 13. Sau Chiến tranh lạnh, một trong những mục tiêu của các quốc gia là
A. xóa bỏ cạnh tranh trong phát triển kinh tế. B. xây dựng nền kinh tế vững mạnh.
C. xóa bỏ hoàn toàn hệ thống thuộc địa.
D. khôi phục lại trật tự thế giới hai cực.
Câu 14. Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới với vai trò ngày càng lớn của các công
ty xuyên quốc gia là biểu hiện của xu thế nào sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Xu thế đối thoại, hòa hoãn giữa các nước lớn.
B. Xu thế lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
C. Xu thế nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.
D. Xu thế toàn cầu hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới mới được hình thành sau
khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ?
A. Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường nắm hoàn toàn quyền chi phối quan hệ quốc tế.
B. Vai trò của các trung tâm, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực bị suy giảm.
C. Sự hình thành trật tự là tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc.
D. Sự hình thành trật tự bị chi phối bởi kết quả của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
Câu 16. Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi
chiến tranh lạnh chấm dứt là
A. cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi
B. cuộc chạy đua về sức mạnh tổng hợp giữa các cường quốc.
C. sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu.
D. cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.
Câu 18. Các thành viên sáng lập tổ chức ASEAN (1967) gồm
A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan, Brunây.
B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan, Philippin
C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan,Việt Nam.
D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma
Câu 18. Quốc gia nào sau đây trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN? A. Việt Nam B. Cam-pu-chia C. Bru-nây D. Mi-an-ma
Câu 19. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 nhằm đáp ứng nhu cầu
A. tạo sự cân bằng sức mạnh với Mĩ.
B. tăng cường sức mạnh quân sự.
C. đoàn kết để giải phóng dân tộc.
D. hợp tác để cùng phát triển.
Câu 20. Nhận xét nào sau đây là đúng về sự thành lập của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Sự thành lập của tổ chức nhằm đối phó với những thách thức từ bên trong và bên ngoài.
B. Sự thành lập tổ chức là kết quả tất yếu của sự phát triển vượt bậc về lực lượng sản xuất.
C. Những tác động từ bên ngoài là yếu tố quyết định, then chốt dẫn đến sự ra đời của tổ chức.
Bộ 6 đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều có đáp án
5.6 K
2.8 K lượt tải
100.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 6 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 6 đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử 12 Cánh diều mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử 12.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(5647 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)