Bộ 6 đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức Cấu trúc mới

1.8 K 0.9 K lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: GDCD
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi Giữa kì 2
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 2 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 6 đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức Cấu trúc mới 2025 nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Giáo dục công dân lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1799 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
MÔN: GDCD – LỚP: 7– NĂM HỌC: . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mức độ đánh giá TN khách quan
Nội dung/ đơn vị kiến thức Tự luận Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD
Ứng phó với tâm lí căng 1/2 1/2 4 1 1 thẳng (0,5đ) (1,0đ) 1
Phòng, chống bạo lực học 6 2 2 (4 ý - đường 1,0đ) (2 ý - (2 ý - 1/2 1/2 Tệ nạn xã hội 2 1 1 0,25đ) 0,75đ) (0,5đ) (1,0đ) Tổng số câu hỏi 20 2 2 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30%
PHÒNG GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG: ………….
Năm học : . . . . . . . . . . . . . . . . MÔN: GDCD - LỚP: 7 Đề gồm …. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)
(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)
Câu 1. Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng có tính
chất như thế nào về thể chất và tinh thần của con người? A. Tiêu cực. B. Tích cực. C. Không xác định.
D. Có cả mặt tích cực và tiêu cực.
Câu 2. Nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng?
A. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
B. Bạo lực gia đình.
C. Hoàn cảnh gia đình.
D. Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ.
Câu 3. Đâu là cách thức tích cực để ứng phó căng thẳng
A. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
B. Đập phá đồ đạc. C. Uống bia, rượu.
D. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
Câu 4. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người (1)………. và (2)………. những tình huống căng
thẳng trong cuộc sống một cách (3)……….”
A. (1) né tranh; (2) vượt qua; (3) tiêu cực.
B. (1) đối diện; (2) giải quyết; (3) tích cực.
C. (1) đối diện; (2) vượt qua; (3) tích cực.
D. (1) né tranh; (2) vượt qua; (3) nhanh nhất.
Câu 5. Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực
A. Chẳng ai quan tâm tới mình.
B. Mình học thế này thì sẽ thi trượt mất.
C. Bạn bè không thích chơi với mình.
D. Thất bại là mẹ thành công. Mình có thế thành công ở những lần sau.
Câu 6. Em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong tình huống sau
Khi em vi phạm kỉ luật ở trường, cô giáo yêu cầu em đưa giấy mời phụ huynh đến để trao đổi.
A. Đưa giấy mời cho bố mẹ và chủ động trình bày lỗi của mình với bố mẹ.
B. Nhờ anh, chị em hoặc người thân quen đưa giấy mời cho bố mẹ.
C. Khóc lóc, lo lắng, không biết làm như thế nào vì sợ nếu biết, bố mẹ sẽ la mắng.
D. Giấu giấy mời đi và không nói với bố mẹ.
Câu 7. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Học sinh có hành vi (1)……… phải (2)……. về mọi hậu quả mà mình gây ra theo (3)…………”
A. (1) gây bạo lực; (2) chịu trách nhiệm; (3) quy định của nhà trường.
B. (1) ứng phó; (2) được miễn trừ; (3) ý kiến của giáo viên.
C. (1) bị bắt nạt; (2) chịu hình phạt; (3) quy định cá nhân.
D. (1) bạo lực học đường; (2) không cần lo lắng; (3) ý kiến của bạn bè.
Câu 8. Bạo lực học đường có thể gây ra tác hại tâm lý nào cho nạn nhân?
A. Gây tổn thương tinh thần, lo âu, trầm cảm.
B. Khiến nạn nhân trở nên tự tin hơn.
C. Giúp nạn nhân học được cách đối phó tốt hơn.
D. Không có tác hại nếu nạn nhân mạnh mẽ.
Câu 9. Học sinh thường thiếu kỹ năng gì khi đối phó với bạo lực học đường?
A. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hòa nhã.
B. Kỹ năng tự vệ và bảo vệ bản thân.
C. Kỹ năng học tập và giải quyết bài tập.
D. Kỹ năng sử dụng mạng xã hội hiệu quả.
Câu 10. Bạo lực học đường có thể bị xử lý theo hình thức nào?
A. Không bị xử lý vì đây chỉ là vấn đề nhỏ giữa học sinh.
B. Có thể bị xử lý kỷ luật trong trường hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nghiêm trọng.
C. Chỉ bị phạt nhẹ và không ảnh hưởng gì.
D. Giáo viên có thể bỏ qua nếu học sinh hứa không tái phạm.
Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường?
A. Ảnh hưởng từ môi trường gia đình và xã hội.
B. Học sinh có xu hướng thích thể hiện quyền lực, kiểm soát người khác.
C. Học sinh có đạo đức tốt, luôn tôn trọng mọi người.
D. Tác động từ phim ảnh, mạng xã hội chứa nội dung bạo lực.
Câu 12. Hình thức bạo lực học đường phổ biến nhất là gì?
A. Chỉ bạo lực về thể chất như đánh đập, xô xát.
B. Chỉ bạo lực về tinh thần như xúc phạm, cô lập bạn bè.
C. Bao gồm cả bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực trên mạng xã hội.
D. Chỉ bạo lực trên mạng xã hội.
Câu 13. Ý nào khiến học sinh dễ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường?
A. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè, lớp.
B. Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè.
C. Ít nói, lầm lì, không quan tâm đến mối quan hệ của mình với người khác.
D. Học tập tốt, năng động trong học tập, thể thao.
Câu 14. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến bạo lực học đường?
A. T rất ngang ngược và thường xuyên nói xấu một số bạn trong lớp. Điều này khiến rất nhiều
bạn khó chịu và quyết định cô lập T.
B. Do hoàn cảnh khó khăn mà L bị bạn bè coi thường cho ra rìa.
C. Do học kém mà G thường bị bắt nạt.
D. Do béo và xấu mà D bị bạn bè chế nhạo rất nhiều
Câu 15. Trên đường đi học về, em bắt gặp một bạn cùng lớp đang bị chặn lại và doạ đánh do không
chịu chỉ đáp án cho bạn khác khi làm bài kiểm tra. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?
A. Mặc kệ, bỏ đi ngay.
B. Quay video đăng mạng xã hội.
C. Đi báo cáo thầy, cô giáo và bác bảo vệ trường.
D. Dùng bạo lực với những người kia để bảo vệ bạn.
Câu 16. Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn T và bạn M bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh
P khi đi học về. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
C. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.
D. Gặp P để báo cho bạn thông tin mà mình nghe được.
Câu 17. Đâu là những tệ nạn xã hội phổ biến?
A. Ma tuý, game online, cờ vua, cờ tướng
B. Ma tuý, cờ bạc, mại dâm, mê tín
C. Game online, đọc sách, nhảy dây, nhảy cầu
D. Cá độ, cờ bạc, lô đề xổ số, gái gú
Câu 18. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?
A. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.
B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.
C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
Câu 19. Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Cho trẻ em sử dụng rượu bia.
C. Bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Cung cấp các dịch vụ học tập.
D. Tham gia các hoạt động văn hoá.


zalo Nhắn tin Zalo