Bộ đề thi cuối kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức Cấu trúc mới có đáp án

4 K 2 K lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: GDCD
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi Cuối kì 1
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 2 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 4 đề thi cuối kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức gồm 2 đề Cấu trúc mới; 2 đề có lời giải chi tiết năm 2023-2024 nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Giáo dục công dân lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(3973 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:

ĐỀ SỐ 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7 CẤP THCS (BỘ SÁCH KNTT)
Mức độ đánh giá
Nội dung/ đơn vị TN khách quan Tự luận kiến thức Nhiều lựa chọn Đúng - sai Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD Biết Hiểu VD 1 Giữ chữ tín 4 2 1 (1,0đ) 1 (4 lệnh 1
Bảo tồn di sản văn hóa 4 2 1 hỏi - (2,0đ) 1,0đ) 1
Ứng phó với tâm lí căng 4 1 1 (4 lệnh hỏi thẳng - 1,0đ) Tổng số câu hỏi 20 2 2 Tổng số điểm 5,0 2,0 3,0 Tỉ lệ (%) 50% 20% 30%
SỞ GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG: ………….
Năm học : .......................... MÔN: GDCD - LỚP: 7
Đề gồm ….. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
1.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (5,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa vật thể?
A. Nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.
B. Nghệ thuật Nhã nhạc cung đình (Huế).
C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
D. Làn điệu Dân ca quan họ vùng Kinh Bắc.
Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ chữ tín?
A. Hứa nhưng không thực hiện.
B. Lời nói đi đôi với việc làm.
C. Luôn nghi ngờ mọi người.
D. Nói một đằng làm một nẻo.
Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về việc giữ chữ tín?
A. Một lần thất tín, vạn lần bất tin.
B. Thương người như thể thương thân.
C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Câu 4. Ở Việt Nam, những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối
với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Luật An ninh mạng năm 2018.
B. Luật Doanh nghiệp năm 2020.
C. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
D. Luật Di sản văn hóa năm 2001.
Câu 5. Trên đường đi học về, M và Q phát hiện hai thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa
cổ của làng. M rủ Q đi báo công an nhưng Q từ chối và nói: “Việc đó nguy hiểm lắm, nếu hai
người kia biết mình tố cáo thì họ sẽ trả thù chúng mình đấy. Tớ không làm đâu, cậu thích thì tự đi báo công an đi”.
Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có hành động thể hiện việc bảo vệ di sản văn hóa?
A. Không có bạn nào. B. Hai bạn M và Q. C. Bạn M. D. Bạn Q.
Câu 6. Người biết giữ chữ tín sẽ
A. bị người khác lợi dụng.
B. được mọi người tin tưởng.
C. không được tin tưởng.
D. phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 7. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
B. Trốn trong phòng để khóc.
C. Vùi mình vào chơi game để quên nỗi buồn. D. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.
Câu 8. Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Di sản văn hóa.
B. Truyền thống quê hương.
C. Thành tựu văn minh.
D. Truyền thống gia đình.
Câu 9. Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên
con người nên rèn luyện đức tính nào? A. Giữ chữ tín. B. Trung thực. C. Khiêm tốn D. Dũng cảm.
Câu 10. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về việc giữ chữ tín?
A. Chỉ thực hiện lời hứa khi có điều kiện thuận lợi.
B. Cần coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
C. Không cần giữ lời hứa với khách hàng cũ.
D. Chỉ cần giữ chữ tín với những đối tác quan trọng.
Câu 11. M chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi
thi, M đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều
rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của M thể hiện bạn là người
A. biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.
B. may mắn và tự tin.
C. rất coi trọng thành tích.
D. biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
Câu 12. Khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, chóng mặt,…là một số biểu hiện của
A. học sinh chăm học.
B. người trưởng thành.
C. cơ thể bị căng thẳng.
D. học sinh lười tập thể dục.
Câu 13. Trong cuộc sống, để có được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người xung quanh, chúng
ta cần phải thực hiện được điều gì trong những điều dưới đây?
A. Siêng năng, kiên trì.
B. Quan tâm người khác.
C. Tin tưởng người khác.
D. Biết giữ chữ tín.
Câu 14. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian
dài có thể gặp các vấn đề về
A. hoạt động giao tiếp xã hội.
B. sức khỏe tinh thần và thể chất. C. tiền bạc.
D. thành tích thi đua.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?
A. Đối mặt và suy nghĩ tích cực.
B. Yêu thương bản thân.
C. Tất cả các phương án đều đúng
D. Vận động thể chất, tập trung vào hơi thở.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là tác động tiêu cực của việc căng thẳng tâm lí?
A. Suy nhược về thể chất và tinh thần.
B. Đạt được kết quả cao trong học tập.
C. Kết quả học tập giảm sút.
D. Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.
Câu 17. Chữ tín là
A. sẻ chia, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
B. coi trọng niềm tin của mọi người đối với mình.
C. niềm tin của con người đối với nhau.
D. đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.
Câu 18. Vào đợt lợn bị dịch tả châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà K
mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi
nhuận cao. Hành vi đó cho thấy bà K là người như thế nào?
A. Biết quan tâm người khác.
B. Giữ chữ tín với khách hàng.
C. Biết tôn trọng người khác
D. Không giữ chữ tín trong kinh doanh.
Câu 19. Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về
A. bạn bè, người thân.
B. tiền bạc, học tập.
C. tinh thần, thể chất.
D. gia đình, bạn bè.
Câu 20. Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng là
A. áp lực học tập.
B. sự kì vọng quá lớn của gia đình.
C. các mối quan hệ bạn bè.
D. suy nghĩ tiêu cực.
1.2. Trắc nghiệm đúng-sai (2,0 điểm)
Câu 21. Hãy xác định tính đúng/sai của các nhận định sau về bảo tồn di sản văn hóa:
a) Di sản văn hóa chỉ bao gồm các công trình kiến trúc cổ kính và hiện vật lịch sử.
b) Bảo tồn di sản văn hóa là trách nhiệm của toàn xã hội, không chỉ riêng của Nhà nước hay các chuyên gia.
c) Việc phát triển du lịch luôn mang lại lợi ích tuyệt đối cho việc bảo tồn di sản văn hóa.
d) Tham gia các lễ hội truyền thống địa phương là một cách thể hiện ý thức bảo tồn di sản văn hóa.


zalo Nhắn tin Zalo