KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “ …… là
những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người”.
A. Ngược đãi, hành hạ trẻ em.
B. Tình huống gây căng thẳng.
C. Bạo lực học đường. D. Bạo lực gia đình.
Câu 2. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta thường có biểu hiện nào sau đây?
A. Cơ thể tràn đầy năng lượng.
B. Mệt mỏi, dễ cáu gắt, tức giận.
C. Luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan.
D. Thích trò chuyện cùng mọi người.
Câu 3. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?
A. Được nhận thưởng vì thành tích cao.
B. Không đạt được mục tiêu đã đề ra.
C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.
D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.
Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trong trạng thái căng thẳng tâm lí?
A. Bạn V được bố mẹ tặng quà nhân ngày sinh nhật.
B. Nhân dịp nghỉ hè, bạn H về quê thăm ông bà nội.
C. Bạn M thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc.
D. Bạn K đạt giải nhất trong cuộc thi tiếng hát học đường.
Câu 5. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến trạng thái căng thẳng tâm lí?
A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.
B. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.
C. Mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.
D. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của tình huống gây căng thẳng?
A. Khiến con người mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.
B. Khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.
C. Là điểm tựa để con người vững bước, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
D. Gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.
Câu 7. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng?
A. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.
B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
C. Tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
D. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.
Câu 8. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể
chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập được gọi là A. bạo hành trẻ em. B. bạo lực gia đình. C. ngược đãi trẻ em.
D. bạo lực học đường.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Quan tâm, động viên, chia sẻ.
B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự.
C. Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản.
D. Đánh đập, xâm hại thân thể.
Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?
A. Cô giáo nhắc nhở bạn M vì M thường xuyên trốn học.
B. Anh K mắng con vì con ngịch ngợm, phá phách đồ đạc.
C. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài.
D. Bạn N nhắc nhở bạn H không nên nói chuyện trong giờ học.
Câu 11. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?
A. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.
C. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.
D. Ảnh hưởng từ các trò chơi điện tử có tính bạo lực.
Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?
A. Tính cách bồng bột, nông nổi là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
B. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.
C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
D. Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất và tinh thần.
Câu 13. K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, nên K
đã hẹn gặp C cuối giờ học sẽ gặp nhau, dùng “nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn”. Nếu
là bạn cùng lớp với K và C, biết được chuyện này, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?
A. Cổ vũ, kích động các bạn K và C sử dụng bạo lực.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.
C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
D. Rủ các bạn khác ở lại xem hai bạn C và K đánh nhau.
Câu 14. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là A. 111. B. 112. C. 113.
D. 114.
Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng,
chống bạo lực học đường?
A. Bạn V báo cho cô chủ nhiệm biết việc bạn K đe doạn chặn đánh Q.
B. Ông M đánh bạn P vì P vô tình làm hỏng đồ dùng của con trai ông.
C. Bạn T rủ L và K cùng chặn đánh S vì S không cho T chép bài.
D. Bạn L xúc phạm A vì A đã làm vô tình làm bẩn quần áo của L.
Câu 16. Khi chứng kiến bạo lực học đường, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Quay lại clip để tung lên mạng xã hội.
B. Lôi kéo nhiều người khác cùng tham gia.
C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô.
D. Reo hò, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
Câu 17. Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng,
chống bạo lực học đường?
A. Rủ bạn bè, người thân cùng đánh lại đối phương để giải quyết mâu thuẫn.
B. Livestream nói xấu người khác khi mình bị xúc phạm trên mạng xã hội.
C. Gọi đến số điện thoại của phòng tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.
D. Bao che, dung túng cho người thực hiện hành vi bạo lực học đường.
Câu 18. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với bạo lực học đường?
A. Phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mọi cá nhân.
B. Chỉ có lực lượng công an mới có thể giải quyết bạo lực học đường.
C. Mọi mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng bạo lực.
D. Giáo dục học sinh là trách nhiệm của riêng nhà trường.
Câu 19. Trên đường đi học về em vô tình bắt gặp nhóm bạn K, T, Q đang đe dọa, trấn
lột tiền của bạn V. Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.
Bộ đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Cánh diều có đáp án
1.7 K
855 lượt tải
50.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 2 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 2 đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh diều có lời giải chi tiết, mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Giáo dục công dân lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1710 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)