Bộ đề thi hsg Sinh học 11 năm 2023 - 2024 cực hay có đáp án

3.4 K 1.7 K lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Sinh Học
Dạng: Đề thi, Đề thi HSG
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề thi học sinh giỏi môn Sinh học 11 mới nhất năm 2023 - 2024 chọn lọc từ các tỉnh thành trên cả nước nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Sinh học lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(3412 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ
CỤM THPT HUYỆN YÊN DŨNG NĂM HỌC …… MÔN THI: SINH HỌC 11 ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 7 trang) Ngày thi 28-01-2021
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:.................................................Phòng thi.............. SBD: ........................... Mã đề thi 411
A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm)
Câu 1:
Trong số các khẳng định sau đây về quang hợp và vai trò của quang hợp.
(I). Quang hợp xảy ra ở tất cả các loài thực vật và các loài tảo
(II). Quá trình quang hợp giải phóng O2 làm nóng khí quyển.
(III). Tất cả các chất hữu cơ được tổng hợp trên trái đất hiện nay từ chất vô cơ đều là nguồn gốc từ quá trình quang hợp.
(IV). Quang hợp điều hòa hàm lượng O2 và CO2 trong không khí.
Số khẳng định không chính xác là: A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 2: Chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp không tạo ra các chất nào trong các chất sau đây? (1) ATP. (2) O2. (3) NADPH. (4) H2O. (5) C6H12O6. A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 3: Cho các phát biểu sau?
(I) Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
(II) Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH.
(III) Pha sáng diễn ra quá trình quang phân ly nước, giải phóng O2.
(IV) Pha tối xảy ra trong chất nền của lục lạp và không phụ thuộc vào ánh sáng.
(V) Sản phẩm cố định đầu tiên của chu trình Canvin là APG (axit photphoglyxeric).
Tổ hợp phát biểu nào đúng? A. (I), (III), (IV) B. (I), (III), (V) C. (I), (II), (III) D. (II), (III), (IV)
Câu 4: Xét các loài thực vật: ngô; xương rồng; cao lương. Khi nói về quang hợp ở các loài cây này, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở cùng một nồng độ CO2 giống nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ quang hợp giống nhau.
II. Ở cùng một cường độ ánh sáng như nhau thì cả 3 loài cây này đều có cường độ quang hợp như nhau.
III. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình Canvin và chu trinh C4.
IV. Cả 3 loài này đều có pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào bao quanh bó mạch A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 5: Để so sánh mức sinh trưởng của loài thực vật thân cỏ mọc ở hai vị trí I và II khác nhau, tại mỗi vị
trí nhà sinh thái học lấy 30 cá thể, đo chiều dài rễ, sinh khối rễ và sinh khối chồi của mỗi cá thể. Số liệu
thu được được ghi trong bảng sau: Vị Chiều dài trung bình rễ Sinh khối trung bình rễ Sinh khối trung bình chồi trí (cm) (g) (g) I 28,3 ± 0,1 338,5 ± 0,3 730,2 ± 0,1 II 14,4 ± 0,3 312,3 ± 0,2 808,3 ± 0,2
Theo như các số liệu ghi ở bảng trên, nhận xét nào dưới đây đúng?
A. Năng suất thực vật ở vị trí I cao hơn ở vị trí II.
B. Khoáng dinh dưỡng trong đất ở vị trí II ít hơn ở vị trí I.
C. Ánh sáng ở vị trí II ít hơn ở vị trí I.
D. Nước trong đất ở vị trí I ít hơn ở vị trí II.
Câu 6: Trong các con đường hô hấp ở thực vật, giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng ATP nhất? A. Đường phân B. Lên men C. Chu trình Crep
D. Chuỗi truyền electron


Câu 7: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính.
Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm
nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước
nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng.
Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (1), (2) và (4) D. (1) , (3) và (4)
Câu 8: Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng lại khi
A. tưới nước phân cho cây.
B. đưa cây vào trong tối.
C. đưa cây ra ngoài ánh sáng.
D. tưới nước cho cây.
Câu 9: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là: A. AlPG B. PEP C. APG
D. RiDP (ribolozo 1,5 diphotphat).
Câu 10: Cây hấp thụ nitơ ở dạng: A. NH + + - + - + + 3 và NO3 . B. N2 và NO3 . C. NH4 và NO3 . D. N2 và NH3 .
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật?
A. Chu trình Crep diễn ra trên màng ngoài ti thể.
B. Giai đoạn đường phân xảy ra trong ti thể.
C. Hô hấp hiếu khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi truyền electron xảy ra trong ti thể.
D. Trong quá trình hô hấp, toàn bộ năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP.
Câu 12: Khi nói về quá trình cố định đạm, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình cố định đạm diễn ra ở môi trường hiếu khí.
B. Quá trình cố định đạm chỉ diễn ra ở các vi khuẩn sống cộng sinh.
C. Cố định đạm là một quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành nên NH3.
D. Quá trình cố định đạm cung cấp đạm NO - 3 cho cây.
Câu 13: Khi nói về con đường hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, có bao nhiêu
phát biểu đúng về đặc điểm của đai Caspari ?
(I) Đai Caspari nằm trong lớp nội bì của rễ.
(II) Điều chỉnh dòng nước – ion khoáng vận chuyển vào trung trụ của rễ.
(III) Chặn dòng nước – ion khoáng đi vào trung trụ.
(IV) Làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút.
(V) Giúp dòng nước – ion khoáng di chuyển theo con đường gian bào.
(VI) Giúp dòng nước – ion khoáng di chuyển theo con đường tế bào chất.
Phương án trả lời đúng là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 14: Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có các phát biểu sau đây.
(I) Nguyên tố khoáng thiết yếu có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
(II) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kì sống.
(III) Nguyên tố khoáng thiết yếu trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
(IV) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.
Có bao nhiêu phát biểu sai? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1.
Câu 15: Hình vẽ dưới đây mô tả 3 vị trí đo thế nước trong 1 cây thực vật trong điều kiện bình thường.
Trong đó P là lá cây, Q là rễ cây và R là đất. Giả sử với 4 thông số giá trị áp suất sau đây:

0,6 atm -2 atm 1 atm -0,9 atm
Nếu Q có thế nước là -0,9 atm. Theo lí thuyết với 4 trị số như bảng trên thì có bao nhiêu trường hợp có
thể điền giá trị thế nước vào vị trí của P trong điều kiện tự nhiên bình thường? A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 16: Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu say đây đúng?
(I) Quá trình hô hấp luôn tạo ra nhiệt.
(II) Quá trình hô hấp sẽ bị ức chế nếu nồng độ CO2 quá cao.
(III). Ở hạt khô, nếu được tăng độ ẩm thì sẽ tăng cường độ hô hấp của hạt.
(IV) Ở hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp diễn ra mạnh hơn so với hạt khô. A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 17: Một người trồng cây cảnh đã bỏ quên một chậu cây trong phòng tối. Giả sử sau 1 thời gian cây
còn sống, thì giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Dù không quang hợp cây xanh vẫn có thể thu năng lượng từ hoạt động trao đổi nước và trao đổi khoáng.
B. Dù không có ánh sáng nhìn thấy thì cây vẫn có thể sử dụng năng lượng của ánh sáng tử ngoại, tia X để quang hợp.
C. Trong thời gian trước đó cây này đã tổng hợp, tích lũy 1 lượng chất hữu cơ đáng kể nên có thể duy
trì sự sống trong một thời gian khi có hoạt động quang hợp.
D. Dù không tiến hành pha sáng cây này vẫn có thể tạo ra đường nhờ NADH và ATP được lấy từ hoạt động hô hấp.
Câu 18: Nhận định nào sau không đúng?
A. Rễ cây chủ động tìm đến nguồn nước, đào ủi đất một cách mãnh liệt, lách vào các kẽ đất để tìm nước.
B. Cây trên cạn hấp thụ nước chủ yếu qua các tế bào biểu bì đã phát triển thành lông hút.
C. Hiện tượng ứ giọt thường gặp ở những cây thân gỗ khi độ ẩm không khí cao.
D. Cây chỉ hấp thụ được nước khi thế nước của tế bào lông hút thấp hơn thế nước của đất.
Câu 19: Hệ sắc tố của quang hợp gồm:
A. Diệp lục a và diệp lục b.
B. Diệp lục và carotenoid.
C. Diệp lục b và carotene.
D. Xanthophyl và diệp lục a.
Câu 20: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây.
Chú thích nào sau đây đúng về sơ đồ trên ? A. (1). NH+ -
4; (2). N2 ; (3). NO3 ; (4). Chất hữu cơ. B. (1). NH+ -
4; (2). NO3 ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
C. (1). NO -3 ; (2). N2 ; (3). NH+4; (4). Chất hữu cơ.
D. (1). NO -3 ; (2). NH+4; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.


Câu 21: Trong các nhận định dưới đây về quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?
(I) Các cây C3 có năng suất cao hơn cây C4.
(II) Cây C3 có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn cây C4.
(III) Cây C4 có điểm bù CO2 thấp hơn cây C3.
(IV) Thực vật CAM là các thực vật mọng nước như lá bỏng, xương rồng, đóng khí khổng vào ban ngày
và mở khí khổng vào ban đêm.
(V) Quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM đều có chu trình Canvin.
A. (I) sai; (II) sai; (II) đúng; (IV) đúng; (V) sai.
B. (I) đúng; (II) sai; (III) đúng; (IV) sai; (V) đúng.
C. (I) sai; (II) sai; (III) sai; (IV) đúng; (V) sai.
D. (I) sai; (II) sai; (III) đúng; (IV) đúng; (V) đúng.
Câu 22: Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:
(1)- Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín.
(2)- Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang hồng
(3)- Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá.
(4)- So sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian.
Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là
A. (3) → (2) → (1) → (4).
B. (3) → (1) → (2) → (4).
C. (1) → (2) → (3) → (4).
D. (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
I. Cơ chế đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hoạt động của các bơm ion của tế bào khí khổng, làm tăng hoặc
làm giảm hàm lượng các ion, thay đổi sức trương nước của nó.
II. Ion Kali tăng, làm tăng sức trương nước, làm khí khổng mở ra.
III. Khi tế bào lá thiếu nước, lượng kali trong tế bào khí khổng sẽ tăng lên.
IV. Nồng độ ion kali tăng, áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng tăng, khí khổng đóng. Số phương án đúng là A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 24: Khi nói về thí nghiệm co nguyên sinh, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở môi trường nhược trương, tế bào không co nguyên sinh.
B. Ở môi trường ưu trương, mọi tế bào sống đều co nguyên sinh.
C. Tế bào đã chết thì không xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.
D. Hiện tượng co nguyên sinh chỉ xảy ra ở tế bào thực vật.
Câu 25: Một gen có 1200 cặp nucleotit và có nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Mạch
1 của gen có 200 nucleotit loại T và số nucleotit loại X chiếm 15% tổng số nucleotit của mạch. Có bao
nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G= 15/26.
II. Mạch 1 của gen có (T+X)/(A+G)=19/41.
III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3.
IV. Mạch 2 của gen có (A+X)/(T+G)=5/7. A. 2 B. 4 C. 1. D. 3
Câu 26: Theo hệ thống phân loại 5 giới sinh vật của Whitaker và Margulis, các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm
A. trình tự các nucleotit, mức độ tổ chức cơ thể.
B. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.
C. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
D. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.
Câu 27: Khi nói về hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có O2 thì thực vật tiến hành phân giải kị khí để lấy ATP.
II. Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra qua 3 giai đoạn, trong đó CO2 được giải phóng ở giai đoạn chu trình Crep.

Document Outline

  • Câu 4: Xét các loài thực vật: ngô; xương rồng; cao lương. Khi nói về quang hợp ở các loài cây này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
  • I. Ở cùng một nồng độ CO2 giống nhau thì cả 3 loài cây này đều có cưởng độ quang hợp giống nhau.
  • II. Ở cùng một cường độ ánh sáng như nhau thì cả 3 loài cây này đều có cường độ quang hợp như nhau.
  • III. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình Canvin và chu trinh C4.
  • IV. Cả 3 loài này đều có pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào bao quanh bó mạch
  • Câu 7: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
  • Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
  • (1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
  • (2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
  • (3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
  • (4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
  • Câu 23: Cho các phát biểu sau:
  • I. Cơ chế đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hoạt động của các bơm ion của tế bào khí khổng, làm tăng hoặc làm giảm hàm lượng các ion, thay đổi sức trương nước của nó.
  • II. Ion Kali tăng, làm tăng sức trương nước, làm khí khổng mở ra.
  • III. Khi tế bào lá thiếu nước, lượng kali trong tế bào khí khổng sẽ tăng lên.
  • IV. Nồng độ ion kali tăng, áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng tăng, khí khổng đóng.
  • Câu 31: Nói về trung tâm hoạt động của enzim, có các phát biểu sau:
  • (I) Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất
  • (II) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzim
  • (III) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
  • (IV) Mọi enzim đều có trung tâm hoạt động giống nhau


zalo Nhắn tin Zalo