Bộ Trắc nghiệm Địa lí 6 Chân trời sáng tạo (cả năm) có đáp án

402 201 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Trắc nghiệm
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 15 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Tài liệu được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 Chân trời sáng tạo (cả năm kèm lời giải chi tiết) mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Trắc nghiệm Địa lí lớp 6.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(402 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



CHƯƠNG 1. BẢN ĐỒ- PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BÊ MẶT TRÁI ĐẤT
F.1. Bài mở đầu – Tại sao cần học địa lí?
Câu 1: Câu hỏi nào được dùng để tìm ra mối quan hệ nhân-quả trong môn Địa lí? A. Tại sao? B. Như thế nào? C. Cái gì? D. Ở đâu?
Câu 2: Để trả lời về thuộc tính của đối tượng và hiện tượng mà em tìm hiểu thì sẽ đặt câu hỏi nào? A. Tại sao? B. Như thế nào? C. Cái gì? D. Ở đâu?
Câu 3: Công cụ học tập nào trong môn Địa được coi là một kho dữ liệu? A. Internet. B. Bản đồ. C. Bảng số liệu D. Biểu đồ.
Câu 4: Tại sao cần phải nắm chắc các khái niệm cơ bản trong môn Địa lí?
A. Giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên
nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
B. Giúp các em được du lịch thật nhiều nơi.
C. Giúp các em nâng cao kĩ năng ứng xử đối với mọi người.
D. Giúp các em nâng cao khả năng tính toán, tư duy logic.
Câu 5: Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao các em cần phải làm gì?
A. Cần có hứng thú trong học tập.
B. Cần có nhiều công cụ hỗ trợ.
C. Được đi trải nghiệm ở nhiều nơi.

D. Đạt nhiều điểm cao
Câu 6: Câu chuyện của cô bé Tiu-li Xmít có ý nghĩa gì?
A. Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, vùng đất mới lạ.
B. Hiểu được ý nghĩa của không gian sống.
C. Vì em có thể tự mình giải thích được các hiện tượng tự nhiên.
D. Vai trò quan trọng của việc nắm chắc các kiến thức và kĩ năng địa lí để ứng dụng vào cuộc sống.
Câu 7: Đâu không phải điều thú vị khi học Địa lí?
A. Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, vùng đất mới lạ.
B. Hiểu được ý nghĩa của không gian sống.
C. Vì em có thể tự mình giải thích được các hiện tượng tự nhiên.
D. Tốn nhiều công sức chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ.
Câu 8: Để học Địa lí tốt cần những công cụ hỗ trợ nào?
A. Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê
B. Sử dụng bản đồ, nhiệt kế, ống nghiệm, vị trí, các số liệu thống kê
C. Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, hóa chất.
D. Ống nghiệm, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê
Câu 9: Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí.
Em hãy cho biết kiến thức địa lí không được học ở lớp 5? A. Tự nhiên Việt Nam. B. Dân cư Việt Nam. C. Kinh tế Việt Nam.
D. Nước trên Trái Đất.
Câu 10: Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí.
Em hãy cho biết đâu không nằm trong kiến thức em đã học ở lớp 4?
A. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.
B. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng.


C. Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo.
D. Bản đồ-phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất
LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1:
Khi trả lời câu hỏi Tại sao, các em phải tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa
các hiện tượng Địa lí, trong đó, một hiện tượng này có thể là mối quan hệ với
một số hiện tượng địa lí khác, được gọi là mối quan hệ nhân- quả. Đáp án cần chọn là: A Câu 2:
Câu hỏi “Như thế nào?” được đưa ra để tìm ra câu trả lời cho các thuộc tính của
đối tượng hay hiện tượng mà em tìm hiểu. Câu hỏi này đòi hỏi em phải chứng
minh hay đưa ra các dẫn chứng cho các lập luận của mình. Ví dụ: Khi nói rằng
có sự giảm nhiệt độ không khí theo độ cao, câu hỏi như thế nào đòi hỏi em đưa
ra con số cụ thể về mức độ giảm nhiệt theo độ cao (trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC. Đáp án cần chọn là: B Câu 3:
Internet là một công cụ học tập rất hữu ích trong môn Địa lí, cho phép các em
tìm hiểu các kiến thức địa lí về mọi nơi trên thế giới, về mọi vấn đề mà em quan
tâm. Đó là một kho dữ liệu có cả hình ảnh, video, kiến thức phong phú. Đáp án cần chọn là: A Câu 4:
Để học tốt môn Địa lí, các em cần nắm chắc các khái niệm cơ bản và kĩ năng
chủ yếu trong môn học. Việc nắm vững các khái niệm cơ bản sẽ giúp các em có


khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Đáp án cần chọn là: A Câu 5:
Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao, các em cần phải có hứng thú trong học tập.
Địa lí là một môn học tìm tòi và khám phá nên yêu cầu người học phải có đam mê và hứng thú. Đáp án cần chọn là: A Câu 6:
Năm 2004, một trận sóng thần khủng khiếp khiến hơn 100 000 người thiệt mạng
ở các nước Nam Á. Khi đang dạo chơi trên bãi biển, Tiu-li phát hiện ra những
thay đổi kì lạ trên bãi biển và bài học về thảm họa sóng thần trong giờ Địa lí đã
lóe lên trong đầu cô bé. Câu chuyện này cho thấy được vai trò quan trọng của
việc nắm chắc các kiến thức và kĩ năng địa lí để ứng dụng vào cuộc sống. Đáp án cần chọn là: D Câu 7:
Học Địa lí có rất nhiều điều thú vị.
- Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, vùng đất mới lạ.
- Hiểu được ý nghĩa của không gian sống.
- Vì em có thể tự mình giải thích được các hiện tượng tự nhiên.
Do đó, đáp án A,B,C là những điều phú vị khi học Địa lí, còn đáp án D thì không phải. Đáp án cần chọn là: D Câu 8:
Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ đó là Sử dụng bản đồ, sử dụng
các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê để giúp đỡ khi
các em học tập môn Địa lí. Đáp án cần chọn là: A Câu 9:


zalo Nhắn tin Zalo