Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh Học 10 - Phan Khắc Nghệ có lời giải

496 248 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Sinh Học
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh Học 10 biên soạn bởi Phan Khắc Nghệ nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Sinh học lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(496 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHẦN I. SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ CHUYÊN SÂU
I. Các nguyên tố cấu tạo nên tế bào
- Tế bào là một tổ chức sống được cấu trúc theo nguyên tắc thứ bậc mà bậc cấu trúc nhỏ nhất là các
nguyên tử. Nguyên tử xây dựng thành phân tử, phân tử xây dựng thành bào quan, bào quan xây dựng thành tế bào.
- Có khoảng 25 đến 30 loại nguyên tố cấu trúc nên tế bào. Dựa vào hàm lượng người ta chia thành 2
loại là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
- Nguyên tố đa lượng là những nguyên tố có hàm lượng trên 0,01% (so với hàm lượng chất khô)
bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, P, Ca, Na, Mg, K, S,… trong đó chủ yếu là C, H, O, N. Vai trò chủ
yếu của nguyên tố đa lượng là cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ của tế bào. Ngoài ra nguyên tố đa lượng
cũng tham gia các hoạt động sống của tế bào.
- Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có hàm lượng dưới 0,01%. VD: Fe, Mn, Cu, Ag…
Nguyên tố vi lượng tham gia các hoạt động sống của tế bào bằng cách tham gia hoạt hóa các enzym,
enzym thực hiện xúc tác cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào.
- Trong tế bào, các nguyên tố không tồn tại một cách riêng rẽ mà liên kết với nhau theo những cách
nhất định để hình thành nên các phân tử vô cơ và phân tử hữu cơ. Để hình thành các phân tử hữu cơ, các
nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết cộng hóa trị bền vững.
- Trong tất cả mọi tế bào sống, nguyên tử cacbon là nguyên tố chúng cấu trúc nên các đại phân tử
hữu cơ. Chỉ có nguyên tử cacbon mới đủ điều kiện trở thành nguyên tố chính xây dựng nên tất cả các hợp
chất hữu cơ vì nguyên tố cacbon có hóa trị 4, có thể hình thành 4 liên kết với nguyên tử khác. Đặc điểm
này cho phép hình thành được một mạch cacbon dài và tạo nên các loại phân tử có các mức độ phức tạp khác nhau.
II. Các chất vô cơ trong tế bào
Trong tế bào, các chất vô cơ gồm có O2, CO2, các muối vô cơ, các ion, nước,…
1. Nước và vai trò của nước:
a. Cấu tạo của phân tử nước:
- Phân tử nước (H2O) được cấu tạo gồm một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hiđro bằng liên
kết cộng hóa trị phân cực. Do độ âm điện của nguyên tử oxi lớn hơn độ âm điện của nguyên tử hiđro nên
cặp electron dùng chung bị kéo về phí nguyên tử oxi làm cho nước có tính phân cực (vùng gần nguyên tử
oxi tích điện âm, vùng gần nguyên tử hiđro tích điện dương).
- Tính phân cực của nước là đặc tính quan trọng quy định các chức năng của phân tử nước trong tế bào. b. Vai trò của nước Trang 1


Sự hình thành liên kết hiđro
Liên kết hiđro gắn kết các phân tử nước với nhau
- Nhờ có tính phân cực nên các phân tử nước dễ dàng hình thành liên kết hiđro với các phân tử nước
và với các phân tử phân cực khác. Do có sự hình thành liên kết hiđro giữa các phân tử nước nên nước có
khả năng giữ nhiệt và ổn định nhiệt.
- Nhờ có tính phân cực nên nước trở thành dung môi lý tưởng để hòa tan hầu hết các chất tan. Khi
một chất tan nào đó vào nước thì các phân tử nước sẽ hòa tan chất tan bằng cách hình thành các liên kết
hiđro. Đầu tích điện âm của nguyên tử oxi sẽ liên kết với các phân tử tích điện dương và đầu tích điện
dương của nguyên tử hiđro sẽ liên kết với các phân tử tích điện âm. Do đặc tính này nên tất cả các ion đều
được bao quang bởi một lớp áo bằng nước (mỗi ion có hàng chục phân tử nước bao quanh) làm cho các
ion trái dấu không liên kết được với nhau để trở thành phân tử muối. Do vậy nước sẽ hòa tan và làm phân
li hoàn toàn các muối như NaCl, muối CaCl2, … - Nhờ có tính phân cực
nên phân tử nước có khả năng
liên kết với các phân tử hữu cơ
và bảo vệ các phân tử hữu cơ
trước các tác động cơ học.
Những phân tử nước liên kết
chặt với các đại phân tử hữu cơ
được gọi là nước liên kết, còn
những phân tử nước làm nhiệm
vụ dung môi hòa tan các chất
thì được gọi là nước tự do.
Sự hòa tan muối NaCl bởi các phân tử nước
- Do tính phân cực của các phân tử nước nên các phân tử nước có thể liên kết với nhau bằng liên kết
hiđro tạo nên cột nước liên tục hoặc tạo nên màng phin trên mặt khối nước. - Khi ở nhiệt độ
mỗi phân tử nước hình thành 4 liên kết hiđro với 4 phân tử nước khác nên
liên kết hiđro lúc này thẳng góc với trục OH làm cho liên kết mạnh và bề vững nên nước đóng băng có
tính rắn chắc. Khi nước đóng băng, liên kết hiđro thẳng góc với trục OH của phân tử nước nên kích thước
của phân tử nước giãn ra làm tăng thể tích của khối nước. Do vậy, khi nước đóng băng thì thể tích tăng
làm giảm khối lượng riêng của nước  Nước đóng băng nổi lên phía trên và có tác dụng cách nhiệt. Nhờ
đặc tính này nên khi nhiệt độ không khí xuống dưới
thì chỉ có một lớp nước bề mặt đóng băng ngăn
cản và cách nhiệt cho lớp nước phía dưới, do vậy các loài động vật thủy sinh vẫn có thể sinh trưởng bình
thường ở phía dưới các lớp băng.

- Nước điều hòa nhiệt độ không khí bằng cách hấp thụ nhiệt từ không khí khi nóng quá và thải nhiệt
dự trữ khi quá lạnh  Bề mặt Trái Đất bao phủ bởi nhiều bề mặt nước, nước điều hào nhiệt độ môi
trường, cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi được.
- Nước điều hòa nhiệt độ của cơ thể sinh vật bằng cách khi lạnh giữ nhiệt còn khi nóng sẽ thoát
nhiệt bằng cách bốc hơi nước (Ví dụ: thoát mồ hôi).
- Nước là thành phần chính của tế bào (trong tế bào, nước chiếm khoảng 75% đến 90% khối lượng).
Nước là dung môi hòa tan các chất, là môi trường diễn ra các phản ứng hóa sinh, là nguyên liệu của các phản ứng thủy phân,…
2. Các muối vô cơ và vai trò của các muối vô cơ:
- Muối vô cơ là những muối thường có trong tế bào chất của các tế bào thuộc các mô cứng như
xương, răng, vỏ ốc,.. Thuộc nhóm này chủ yếu là muối của các nguyên tố như canxi, silic, magiê. Sự tích
lũy các muối này trong tế bào chất tạo nên tính rắn chắc cho tế bào và mô.
- Ở trong chất nguyên sinh hoặc trong các bào quan, các muối vô cơ được phân li thành ion âm và
ion dương. Các ion này tham gia vào một số hoạt động sống của tế bào. Ví dụ: các ion Na+, K+, Ca2+, Cl-,
… hòa tan trong tế bào chất tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào chất. Nhờ có áp suất thẩm thấu mà tế
bào chất duy trì được trạng thái no nước nhất định. Ngoài ra các ion trong tế bào chất tham gia vào các
phản ứng, duy trì cân bằng nội môi giữa tế bào với môi trường, quy định điện thế của màng tế bào,… 3. Các phân tử khí
- Các phân tử khí O2 là thành phần tham gia vào hô hấp tế bào, là chất nhận điện tử cuối cùng trong
chuỗi truyền điện tử trên màng trong của ti thể (Được trình bày kỹ ở phần hô hấp tế bào).
- Các phân tử khí CO2 hòa tan trong tế bào chất tạo thành axit H2CO3 và phân li thành H+ và HCO-.
Ion H+ do H2CO3 tạo ra làm giảm độ pH của tế bào.
III. Các chất hữu cơ trong tế bào
- Trong tế bào có nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng chủ yếu có 4 loại hợp chất chủ yếu là
cacbohiđrat, lipit, protein và axit nucleic. Cả 4 loại hợp chất hữu cơ này đều là các đại phân tử, chúng có
kích thước và khối lượng lớn. Trong 4 loại đại phân tử thì protein và axit nucleic có tính đa dạng rất cao
và có tính đặc trưng cho từng loài. Trong đó protein có tính đa dạng cao nhất.
- Trong các đại phân tử sinh học thì hầu hết các hoạt động sống của tế bào đều do protein quy định.
1. Cacbohidrat (hay còn gọi là saccarit)
Được cấu tạo từ 3 loại nguyên tốc C, H, O theo công thức chung (CH2O)n Cacbohidrat Đường đơn Đường đôi Đường đa Hecxozơ Pentozơ (Glucozơ, (Ribozơ, (Saccarozơ, galactozơ, (Tinh bột, glicogen, Fructozơ) Đeoxiribozơ) mantozơ) xenlulozơ, kitin)
a. Đường đơn (Monosaccarit):

Mỗi phân tử có từ 3 đến 7 nguyên tử cacbon - Tính chất:
+ Là những chất kết tinh có vị ngọt và tan trong nước. + Có tính khử mạnh.
+ Dùng dung dịch Phêling để thử tính khử của đường đơn. Khi sử dụng Phêling thì sẽ tạo kết tủa
của Cu2O có màu đỏ gạch. ½ O2 - Vai trò:
+ Cung cấp năng lượng cho tế bào, ví dụ như glucozơ.
+ Là nguyên liệu để tạo đường đôi, đường đa; tham gia cấu tạo các thành phần của tế bào. Ví dụ
đường pentozơ (đường deoxiribozơ và đường ribozơ) tham gia cấu tạo ADN, ARN.
b. Đường đôi (đissaccarit)
Gồm 2 phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại liên kết với nhau nhờ liên kết glicozit và một phân tử nước. - T
ính chất : Có vị ngọt và tan trong nước.
- Vai trò: là đường ở dạng vận chuyển và được cơ thể dùng làm chất dự trữ cacbon và năng lượng.
c. Đường đa (polisaccarit)
Gồm nhiều đường đơn liên kết với nhau
- Tính chất: là các chất đa phân, không tan trong nước
- Các dạng thường gặp
+ Tinh bột: gồm nhiều phân tử glucozơ liên kết với nhau theo kiểu phân nhánh. Là dạng dự trữ
cacbon và năng lượng của thực vật và là nguồn lương thực chủ yếu của con người. Có nhiều trong củ, hạt.
+ Glicogen: Gồm nhiều phân tử glucozơ liên kết với nhau thành một phân tử có cấu trúc phân
nhánh phức tạp. Là dạng dự trữ cacbon và năng lượng của cơ thể động vật. Có nhiều trong gan và cơ.
+ Xenlulozơ: Gồm nhiều đơn phân glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết glucozit tạo nên sự
đan xen một sấp một ngửa. Các phân tử xenlulozơ duỗi thẳng, không có sự phân nhánh. Các liên kết hiđro
giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dạng sợi, bền chắc. 2. Lipit a. Đặc tính:
- Được cấu tạo từ 3 loại nguyên tố chính là C, H, O nhưng có tỷ lệ O thấp hơn cacbohiđrat.
- Không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ như axeton, clorofooc,…
- Cho nhiều năng lượng hơn cacbohiđrat.
- Khoohng có cấu trúc đa phân (không phải là pôlime). b. Phân loại:
- Lipit đơn giản
(dầu, mỡ, sáp) + Cấu trúc:
Mỗi phân tử dầu, mỡ được cấu túc từ 1 glixerol liên kết với 3 axit béo (mỡ chứa nhiều axit béo no,
dầu chứa nhiều axit béo không no)
Một phân tử sáp gồm 1 axit béo liên kết với một rượu mạch dài.
+ Chức năng: Lipit là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng chủ yếu của tế bào.
- Lipit phức tạp (Photpholipit, steroit)


zalo Nhắn tin Zalo