Chuyên đề, các dạng bài tập Hóa 10 (sách mới) có đáp án

3.3 K 1.7 K lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Hóa Học
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ chuyên đề, các dạng bài tập Hóa 10 mới nhất gồm: Chuyên đề Hóa 10: các dạng bài tập với phương pháp giải chi tiết, bài tập vận dụng có giải. Phần Bài tập Hóa 11 được biên soạn theo Chủ đề (Bài học) gồm: 15 bài tập tự luận, 15 câu trắc nghiệm nhận biết, 15 câu trắc nghiệm thông hiểu và từ 5- 10 câu vận dụng, vận dụng cao nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo tài liệu môn Hóa lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(3301 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



CHỦ ĐỀ 1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ A. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. [KNTT - SGK] Hình ảnh dưới đây mô phỏng kết quả thí nghiệm bắn phá lá vàng thực hiện bởi Rutherford:
(a) Hãy quan sát và nhận xét về đường đi của các hạt α (mũi tên màu đỏ).
(b) Từ kết quả của thí nghiệm trên ta rút ra được điều gì về nguyên tử.
Câu 2. Hoàn thành bảng khối lượng của các nguyên tử sau: Nguyên tử Khối lượng (kg) Khối lượng (amu) Magnesium (Mg) 39,8271.10-27 Carbon (C) 12 Oxygen (O) 26,5595.10-27 Beryllium (Be) 9,012
Câu 3. [KNTT - SGK] Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân.
(a) Nguyên tử nitrogen này có bao nhiêu electron?
(b) Tính khối lượng của hạt nhân, vỏ nguyên tử và của toàn nguyên tử nitrogen.
(c) Khối lượng hạt nhân bằng bao nhiêu phần trăm khối lượng toàn nguyên tử nitrogen? Từ kết quả đó
có thể coi khối lượng của nguyên tử là khối lượng của hạt nhân được không?
Câu 4. Một loại nguyên tử sulfur (S) có 16 proton, 16 neutron, 16 electron. Biết NA = 6,022.1023, hãy tính:
(a) khối lượng electron (gam) trong 1 mol nguyên tử sulfur.
(b) khối lượng (gam) của 1 mol nguyên tử sulfur. So sánh khối lượng của electron và khối lượng nguyên
tử sulfur rồi rút ra nhận xét.
Câu 5. [CTST - SBT] X là nguyên tố hóa học có trong thành phần của chất có tác dụng oxi hóa và sát
khuẩn cực mạnh, thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thủy sản, dệt
nhuộm, xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Nguyên tử X có tổng số các loại hạt cơ bản bằng 52,
trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Xác định thành phần cấu tạo (số
hạt mỗi loại) của nguyên tử X.
Câu 6. [CD - SGK] Nước cất (H2O) là nước tinh khiết, được điều chế bằng cách chưng cất và thường
được sử dụng trong y tế như pha thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương, …


Tính tổng số electron, protron, neutron trong một phân tử nước (H2O). Biết trong phân tử này, nguyên tử
H chỉ gồm 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton.
Câu 7. [CD - SGK] Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang
điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính 50 μm , mang một lượng điện tích âm là 17 3, 33 10− − 
C . Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu electron?
Câu 8. [CTST - SBT] Hãy điền những dữ liệu còn thiếu vào các chỗ trống trong các câu sau:
(a) Trong ống tia âm cực, tia âm cực được phát ra từ điện cực âm chính là chùm các hạt (1)...................
(b) Đơn vị nhỏ nhất của một nguyên tố có thể tồn tại đơn lẻ hoặc tồn tại trong các phân tử được gọi là (2) ...................
(c) Hạt mang điện tích dương được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (3) ...................
(d) Hạt không mang điện tồn tại trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (4) ...................
(e) Hạt trong nguyên tử có khối lượng nhỏ nhất và khối lượng lớn nhất, tương ứng là (5) ...................và (6) ...................
Câu 9. [CD - SGK] Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và
1 proton. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử hydrogen?
(a) Đây là nguyên tử nhẹ nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay.
(b) Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu.
(c) Hạt nhân nguyên tử có khối lượng lớn gấp khoảng 1818 lần khối lượng lớp vỏ.
(d) Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân.
Câu 10. [KNTT - SGK] Nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 1 tỉ (109) lần thì kích thước của nó tương
đương một quả bóng rổ (có đường kính 30 cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có
đường kính 0,003 cm). Cho biết kích thước nguyên tử vàng lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần.
Câu 11. [CTST - SBT] Helium là một khí hiếm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp
như hàng không, hàng không vũ trụ, điện tử, điện hạt nhân và chăm sóc sức khỏe. Nguyên tử helium có
2 proton, 2 neutron và 2 electron. Cho biết khối lượng của electron trong nguyên tử helium chiếm bao
nhiêu phần trăm khối lượng nguyên tử.
Câu 12. [KNTT - SBT] Xác định khối lượng của hạt nhân nguyên tử boron (B) chứa 5 proton, 6 neutron
và khối lượng nguyên tử boron. So sánh hai kết quả tính được và nêu nhận xét.
Câu 13. [CTST - SGK]
(a) Cho biết 1 g electron có bao nhiêu hạt?
(b) Tính khối lượng của 1 mol electron (biết rằng số Avogadro có giá trị là 6,022  1023).
Câu 14. [KNTT - SBT] Nguyên tử aluminium (nhôm) gồm 13 proton và 14 neutron. Tính khối lượng
proton, neutron, electron có trong 27 g nhôm.
Câu 15. [KNTT - SBT] Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa.
Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X


có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang
điện là 12. Tính số loại mỗi hạt (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
* Mức độ nhận biết
Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron.
B. proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. electron, proton và neutron
Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron.
B. proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. electron, proton và neutron.
Câu 3. [KNTT - SGK] Nguyên tử chứa những hạt mang điện là
A. proton và α.
B. proton và neutron.
C. proton và electron.
D. electron và neutron.
Câu 4. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là A. electron. B. proton. C. neutron.
D. neutron và electron.
Câu 5. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là A. proton. B. neutron. C. electron.
D. neutron và electron.
Câu 6. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. số hạt proton = số hạt neutron
B. số hạt electron = số hạt neutron
C. số hạt electron = số hạt proton
D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron
Câu 7. [CTST - SBT] Phát biểu nào sai khi nói về neutron?
A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.
B. Có khối lượng bằng khối lượng proton.
C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.
D. Không mang điện.
Câu 8. [CTST - SBT] Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích dương và có khối lượng.
B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. không mang điện và có khối lượng.
D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
Câu 9. [KNTT - SBT] Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và
điện tích của chúng?
A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1.
B. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0.
C. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1.
D. Proton, m ≈ 1 amu, q = -1.


Câu 10. [KNTT - SBT] Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 102 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng A. 102 pm. B. 10-4 pm. C. 10-2 pm. D. 104 pm.
Câu 11: Năm 1897, nhà bác học người Anh J.J Thomson đã tìm ra loại hạt nào trong nguyên tử? A. electron. B. neutron. C. proton. D. hạt nhân.
Câu 12: Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Trong nguyên tử, quan hệ giữa số hạt electron và proton là A. Bằng nhau.
B. Số hạt electron lớn hơn số hạt proton.
C. Số hạt electron nhỏ hơn số hạt proton.
D. Không thể so sánh được các hạt này.
Câu 14: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm tìm ra một loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, đó là hạt A. electron. B. neutron. C. proton. D. hạt nhân.
Câu 15: Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau để hình thành liên kết hóa học, sự tiếp xúc đầu tiên giữa hai
nguyên tử sẽ xảy ra giữa
A. lớp vỏ với lớp vỏ.
B. lớp vỏ với hạt nhân.
C. hạt nhân với hạt nhân.
D. hạt nhân với nguyên tử.
* Mức độ thông hiểu
Câu 1. [CTST - SBT] Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện? A. Tia . B. Proton.
C. Nguyên tử hydrogen. D. Tia âm cực.
Câu 2. [KNTT - SBT-NB] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và neutron.
D. Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron.
Câu 3. [CTST - SBT] Nhận định nào sau đây không đúng?


zalo Nhắn tin Zalo