Chuyên đề Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Ôn thi Tốt nghiệp Lịch Sử 2025)

16 8 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Lịch Sử
Dạng: Đề thi, Chuyên đề
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 22 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Chuyên đề Lịch Sử ôn thi Tốt nghiệp 2025

    Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    213 107 lượt tải
    350.000 ₫
    350.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Chuyên đề Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay ôn thi Lịch sử tốt nghiệp THPT năm 2025 theo cấu trúc mới có hướng dẫn giải chi tiết nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(16 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Tốt nghiệp THPT

Xem thêm

Mô tả nội dung:


Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT
CHUYÊN ĐỀ 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
NỘI DUNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986-1995) a) Bối cảnh:
- Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, trước những thay đổi của thế giới và thực trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu phải đổi mới đất nước.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đề ra đường lối đổi
mới toàn diện đất nước, mở đầu công cuộc Đổi mới.
b) Nội dung đường lối:
- Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa,
mà làm cho mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ
nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá. Đổi
mới kinh tế phải gắn với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
- Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ
chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước,...
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; đổi mới sự lãnh đạo của Đảng.
- Đổi mới chính sách văn hoá - xã hội, phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất.
- Mở rộng quan hệ với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên
cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.
2. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (1996- 2006) a) Bối cảnh:
- Sau 10 năm đổi mới, kinh tế - xã hội Việt Nam đã cơ bản ổn định, đất nước có những tiền đề
cần thiết để chuyển sang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. 1
Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt
Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
b) Nội dung đường lối:
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn; gắn việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với từng bước phát triển kinh tế tri thức.
- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội.
- Đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng và an ninh.
- Chú trọng phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển giáo dục, y tế và
giải quyết các vấn đề xã hội.
- Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
3. Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (2006-nay) a) Bối cảnh:
- Sau 20 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc, uy tín quốc tế không
ngừng được nâng cao. Tuy vậy nhiều nguy cơ, thách thức vẫn tồn tại. Yêu cầu đặt ra là tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn.
- Các kì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đến XIII tiếp tục
phát triển đường lối đổi mới, với chủ trương chung là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng.
b) Nội dung đường lối:
- Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổi mới; phát triển nhận thức về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mô hình
tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
- Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tăng cường quốc phòng và an ninh. 2
Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT
- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển;
tiếp tục phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại; chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
B. CÂU HỎI ÔN LUYỆN
► Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ tháng 12/1986 trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã sụp đổ.
B. Đất nước đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ.
C. Đang lâm vào khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
D. Tình hình thế giới có rất nhiều điểm thuận lợi.
Câu 2. Đại hội nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước?
A. Đại hội V (1982).
B. Đại hội VI (1986).
C. Đại hội VII (1991).
D. Đại hội VIII (1996).
Câu 3. Lĩnh vực nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là trọng tâm trong công
cuộc đổi mới đất nước đề ra từ năm 1986? A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Xã hội.
Câu 4. Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt
Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986) là
A. sự khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. các nước Đông Nam Á đều đã giành độc lập.
C. sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc.
D. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 5. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1986 - 1995 là
A. đẩy mạnh công nghiệp hóa; coi trọng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
B. đổi mới kinh tế gắn với đổi mới dân tộc nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
C. tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. chuyển từ hội nhập kinh tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện.
Câu 6. Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với
xu thế phát triển của thế giới là 3
Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT
A. mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.
B. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.
C. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
D. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không đúng về quan điểm đổi mới (từ tháng 12 - 1986) ở Việt
Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo?
A. Bắt đầu từ cái cách lĩnh vực hành chính.
B. Tiến hành đồng bộ và toàn diện, lâu dài.
C. Không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa. D. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
Câu 8. Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
A. đánh dấu sự thành công của công cuộc đổi mới.
B. bổ sung và hoàn thiện đường lối đổi mới đất nước.
C. bổ sung và phát triển đường lối đổi mới đất nước.
D. đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Câu 9. Một trong những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995 là
A. gắn việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức.
B. xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
C. thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển.
D. đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
Câu 10. Trong giai đoạn 1996-2006, ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
được đẩy mạnh, gắn với việc từng bước phát triển
A. nền kinh tế tri thức.
B. giáo dục và đào tạo.
C. an ninh - quốc phòng.
D. văn hóa - xã hội.
Câu 11. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định nội dung nào sau đây là quốc sách hàng đầu?
A. Văn hóa và xã hội.
B. Khoa học và công nghệ.
C. An ninh - quốc phòng.
D. Kinh tế và chính trị.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2006?
A. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới.
B. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Tăng cường tiềm lực về cơ sở - vật chất, công nghệ cho nền kinh tế.
D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4


zalo Nhắn tin Zalo