Chuyên đề dạy thêm Chủ đề 8: Bài tập thí nghiệm, thực nghiệm Hóa học 12 (sách mới)

348 174 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Hóa Học
Dạng: Chuyên đề
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 12 dành cho cả 3 sách mới nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo tài liệu môn Hóa học 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(348 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Chủ đề 8: BÀI TẬP THÍ NGHIỆM, THỰC NGHIỆM VỀ CARBOHYDRATE A. Câu hỏi, bài tập
Phần I. Trắc nghiệm 1 lựa chọn đúng
Câu 1. Thí nghiệm: Phản ứng của glucose với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Thêm 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm tiếp 3mL dung dịch glucose 2% vào ống nghiệm, lắc đều.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.
B. Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự.
C. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của aldehyde.
D. Ở bước 3, nếu thay glucose bằng fructose thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.
Câu 2. Thí nghiệm: glucose bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Thêm từ từ từng giọt dung dịch dung dịch ammonia 5%, lắc đều cho đến khi kết tủa
tan hết. Dung dịch thu được là thuốc thử Tollens.
Bước 3: Thêm tiếp khoảng 2 mL dung dịch glucose 2% lắc đều. Sau đó, ngâm ống nghiệm
vào cốc thuỷ tinh chứa nước nóng trong vài phút.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là ammonium gluconate.
B. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của polyalcohol.
C. Sau bước 3, có lớp bạc (silver) kim loại bám trên thành ống nghiệm.
D. Trong phản ứng ở bước 3, glucose đóng vai trò là chất khử.
Câu 3. Thí nghiệm: Phản ứng của glucose với Cu(OH)2 khi đun nóng
Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm.
Bước 2: Sau đó, thêm khoảng 0,5 rnL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ.
Bước 3: Cho tiếp khoảng 3 mL dung dịch glucose 2% vào ống nghiệm và lắc đều. Đun nóng
ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn trong vài phút.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là sodium gluconate.
B. Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự.
C. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của polyalcohol.
D. Ở bước 3, nếu thay glucose bằng fructose thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.
Câu 4. Thí nghiệm: Phản ứng của glucose với nước bromine
Bước 1: Cho khoảng 1 mL nước bromine loãng vào ống nghiệm.
Bước 2: Thêm tiếp từ từ 2 mL dung dịch glucose 2%, lắc đều.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 2 là gluconic acid.
B. Trong thí nghiệm này glucose bị khử bởi dung dịch bromine.
C. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của polyalcohol.
D. Ở bước 2, nếu thay glucose bằng fructose thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.
Câu 5: Thí nghiệm: Phản ứng của saccharose với Cu(OH)2
Chuẩn bị: Hoá chất: dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch saccharose 5%.
Dụng cụ: ống nghiệm. Tiến hành:
Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm khoảng 0,5
mL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ.
Bước 2: Cho khoảng 3 mL dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc đều.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phản ứng xảy ra ở bước 2 là 2C12H22O11 + Cu(OH)2 (C12H21O11)2Cu + 2 H2O
B. Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 2 vẫn tương tự.
C. Thí nghiệm trên chứng minh saccharose có tính chất của polyalcohol.
D. Ở bước 2, dung dịch thu được có màu xanh lam.
Câu 6 . Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Z
Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng T Nước Br2 Kết tủa trắng
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Hồ tinh bột, aniline, lòng trắng trứng, glucose.
B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, aniline, glucose.
C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucose, aniline.
D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucose, aniline.
Câu 7: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X, Y, Z, T và Q Chất Thuốc X Y Z T Q Quỳ tím không đổi không đổi
không đổi không đổi không đổi màu màu màu màu màu Dung dịch AgNO3/NH3, đun không có Ag↓ không có không có Ag↓ nhẹ kết tủa kết tủa kết tủa Cu(OH)2, lắc nhẹ Cu(OH)2 dung dịch dung dịch Cu(OH)2 Cu(OH)2 không tan xanh lam xanh lam không tan không tan Nước bromine kết tủa không có không có không có không có trắng kết tủa kết tủa kết tủa kết tủa
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
A. Glycerol, glucose, etylen glicol, methanol, acetaldehyde.
B. Phenol, glucose, glycerol, ethanol, formic aldehyde.
C. Aniline, glucose, glycerine, formic aldehyde., methanol
D. Fructose, glucose, acetaldehyde, ethanol, formic aldehyde.
Câu 8: Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch C2H5OH, CH3COOH, glucose, saccharose. bằng
phương pháp hoá học nào sau đây có thể nhận biết 4 dung dịch trên ( tiến hành theo trình tự sau)
A.Dùng quỳ tím, dùng AgNO3/NH3, thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đun nhẹ, dung dịch AgNO3/NH3
B.Dùng dung dịch AgNO3/NH3, quỳ tím.
C.Dùng Na2CO3, thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đun nhẹ, dung dịch AgNO3/NH3.
D.Dùng Na, dung dịch AgNO3/NH3, thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đun nhẹ, dung dịch AgNO3/NH3.
Phần II. Trắc nghiệm đúng sai
Câu 9.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào một ống nghiệm sạch.
– Bước 2: Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3, lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết.
– Bước 3: Thêm tiếp khoảng 1 ml dung dịch glucose 1% vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ.
a. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là sodium gluconate.
b. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của aldehyde.
c. Sau bước 3, có lớp bạc kim loại bám trên thành ống nghiệm.
d. Ở bước 3, có thể thay việc đun nóng nhẹ bằng cách ngâm ống nghiệm trong nước nóng.
Câu 10. Một học sinh tiến hành làm thí nghiệm tráng bạc của glucose theo hai bước sau:
Bước 1: Cho vào một ống nghiệm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó nhỏ tiếp từng giọt
dung dịch NH3 vào cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết.
Bước 2: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucose 1% vào ống nghiệm trên rồi đun nóng nhẹ.
a. Phản ứng xảy ra ở bước 2 là
CH2OH-[CHOH]4-CHO+2AgNO3 +3NH3+H2O CH2OH-[CHOH]4-COONH4+2Ag + 3NH4NO3
b. Hiện tượng xảy ra ở bước 2 là xuất hiện kết tủa màu đen.
c. Ở bước 2 chất oxi hóa là glucose, chất khử là AgNO3
d. Trong công nghiệp, người ta dùng sucrose làm nguyên liệu để tráng ruột phích mà không
dùng glucose là vì sucrose có lượng nhiều trong tự nhiên, giá thành thấp đồng thời khi thủy
phân sinh ra glucose và Fructose đều có phản ứng tráng bạc còn glucose có lượng ít trong tự nhiên, giá thành cao.
Câu 11. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm.
– Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% cào ống nghiệm, lắc đều gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.
– Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucose 1% vào ống nghiệm, lắc đều.
a. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.
b. Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng vẫn tương tự.
c. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của aldehyde.
d. Ở bước 3, nếu thay glucose bằng fructose thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
Câu 12. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm.
– Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.


zalo Nhắn tin Zalo