Chuyên đề Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á (Ôn thi Tốt nghiệp Lịch Sử 2025)

21 11 lượt tải
Lớp: Tốt nghiệp THPT
Môn: Lịch Sử
Dạng: Đề thi, Chuyên đề
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 18 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • 1

    Chuyên đề Lịch Sử ôn thi Tốt nghiệp 2025

    Đề thi được cập nhật thêm mới liên tục hàng năm sau mỗi kì thi trên cả nước. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

    Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

    213 107 lượt tải
    350.000 ₫
    350.000 ₫
  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Chuyên đề Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á ôn thi Lịch sử tốt nghiệp THPT năm 2025 theo cấu trúc mới có hướng dẫn giải chi tiết nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(21 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Tốt nghiệp THPT

Xem thêm

Mô tả nội dung:


Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT
CHUYÊN ĐỀ 2. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
NỘI DUNG 1. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ
CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á
a) Quá trình xâm lược
Nguyên nhân thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm nhập, xâm lược Đông Nam Á
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, nền sản xuất của các nước phương Tây phát triển, đặt ra nhu cầu
ngày càng lớn về: nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ,...
- Đông Nam Á là khu vực có vị trí quan trọng cho giao thương trên biển; giàu hương liệu,
nguyên liệu và nhân công,...
- Mặt khác, từ nửa sau thế kỉ XVI, chế độ phong kiến ở nhiều nước Đông Nam Á đã bắt đầu
bộc lộ dấu hiệu khủng hoảng.
=> Đông Nam Á nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây.
Nét chính về quá trình xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á
- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương
Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú, nhiều
thương cảng sầm uất nằm trên tuyến giao thương đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.
- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-cA. Sự kiện này đã mở đầu quá trình
xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau (từ buôn bán, truyền
giáo, xâm nhập thị trường đến tiến hành chiến tranh xâm lược,...) thực dân phương Tây đã từng
bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực:
+ Hà Lan áp đặt được ách cai trị tại In-đô-nê-xi-a;
+ Anh hoàn thàng việc xâm chiếm và đặt ách cai trị tại Malaixia, Mianma,...
+ Pháp đặt ách đô hộ lên ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia).
+ Tây Ban Nha và sau đó là Mỹ chiếm được Phi-líp-pin.
- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập, do tiến hành canh tân đất nước và
chính sách ngoại giao khôn khéo.
b) Quá trình cai trị 1
Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT
Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở
Đông Nam Á dưới những hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là: - Về chính trị:
+ Thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Mua chuộc, dụ dỗ các thế lực phong kiến địa phương làm tay sai.
+ Tăng cường bộ máy quân sự để bảo vệ chính quyền thuộc địa và đàn áp các cuộc đấu tranh
yêu nước của nhân dân thuộc địa. - Về kinh tế:
+ Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.
+ Biến các nước Đông Nam Á thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc. - Về văn hóa:
+ Thực hiện chính sách “ngu dân” nhằm kìm hãm nhân dân các nước thuộc địa trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
+ Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.
2. Công cuộc cải cách ở Xiêm a) Bối cảnh
- Từ giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe doạ xâm lược của thực dân phương
Tây, nhất là Anh và Pháp.
- Khi Anh chiếm Mi-an-ma và Pháp xâm lược Đông Dương, Xiêm trở thành vùng đẹp giữa hai thế lực thực dân.
=> Nhận thức mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu phát triển đất nước, triều đình
Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ nền độc lập.
- Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời trị vì của vua Ra-ma (1851 -
1868) và Ra-ma V (1868 - 1910). b) Nội dung
- Chính trị, quân sự:
+ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ
chức thành các bộ có quyền lực ngang nhau.
+ Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc
địa phương từng bước bị xóa bỏ. 2
Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT
+ Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức phương Tây.
- Kinh tế: sử dụng các cố vấn ngoại quốc nhằm phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại...
- Xã hội: xóa bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm quy định tất cả
người lao động phải được trả lương.
- Văn hóa: Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh
viên sang các nước Âu - Mỹ du học.
- Ngoại giao: Từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương
Tây, xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới. c) Ý nghĩa
- Đưa nền kinh tế Xiêm phát triển theo con đường TBCN.
- Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt
trong nhận thức và hành động.
- Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, giữ được nền độc lập dân tộc.
B. CÂU HỎI ÔN LUYỆN
► Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân các nước thực dân phương
Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á?
A. Tư bản phương Tây có nhu cầu cao về nguyên liệu, nhân công, thị trường.
B. Đông Nam Á có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương trên biển.
C. Kinh tế của các nước tư bản phương Tây đang bị Đông Nam Á cạnh tranh.
D. Khu vực Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thủ đoạn mà các nước tư bản phương Tây
sử dụng trong quá trình xâm nhập, xâm lược vào khu vực Đông Nam Á?
A. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.
B. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.
C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.
D. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai.
Câu 3. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á
A. mới được hình thành.
B. đang là thuộc địa của Trung Hoa. 3
Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT
C. đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
D. bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng.
Câu 4. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân
phương Tây, bởi đây là khu vực
A. có đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt.
B. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.
C. không có sự quản lí của các nhà nước phong kiến.
D. là điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.
Câu 5. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á
của thực dân phương Tây?
A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.
B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.
C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lai-xi-a.
Câu 6. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược quốc gia nào ở Đông Nam Á? A. Cam-pu-chia. B. In-đô-nê-xi-a. C. Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a.
Câu 7. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đặt dưới ách thống trị của A. thực dân Anh.
B. thực dân Tây Ban Nha. C. thực dân Pháp.
D. thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 8. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ? A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a. C. Phi-líp-pin. D. Cam-pu-chia.
Câu 9. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là A. Việt Nam. B. Xiêm. C. Mi-an-ma. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 10. Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. đã trở thành thuộc địa của A. thực dân Pháp. B. thực dân Anh. C. thực dân Hà Lan.
D. thực dân Tây Ban Nha.
Câu 11. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã cơ bản hoàn thành quá trình
xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
A. Việt Nam và Cam-pu-chia.
B. Mi-an-ma và Ma-lai-xi-a.
C. Phi-líp-pin và Mi-an-ma.
D. In-đô-nê-xi-a và Lào.
Câu 12. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì 4


zalo Nhắn tin Zalo