Đề cương Cuối kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo (có lời giải)

151 76 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: GDCD
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương Cuối kì 1 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo gồm kiến thức cần ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn & đúng sai và câu hỏi tự luận cùng đề thi có lời giải chi tiết mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi GDCD 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(151 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 - BỘ SÁCH CTST
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP: 7
NĂM HỌC: . . . . . . . . . . . . .
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
Bài 1: Học tập tự giác, tích cực
- Học tập tự giác là gì?
- Học tập tích cực là gì?
- Nêu các biểu hiện cụ thể của học tập tự giác và học tập tích cực (ví dụ: chuẩn bị bài, tự
giác làm bài tập, tham gia phát biểu ý kiến).
- Vai trò và lợi ích của học tập tự giác, tích cực.
Bài 2: Giữ chữ tín
- Thế nào là giữ chữ tín?
- Những việc làm thể hiện giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày.
- Vai trò của việc giữ chữ tín đối với bản thân và xã hội (được tin tưởng, tôn trọng).
Bài 3: Bảo tồn di sản văn hóa - Di sản văn hóa là gì?
- Phân loại di sản văn hóa
- Các hành động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Vai trò của di sản văn hóa đối với cộng đồng và dân tộc (giữ gìn bản sắc dân tộc, thúc đẩy du lịch).
Bài 4: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
- Thế nào là tâm lý căng thẳng?
- Các nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập và cuộc sống.
- Các biện pháp hiệu quả để ứng phó với tâm lý căng thẳng
- Vai trò của việc ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống và học tập.
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Tự giác học tập là
A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.
B. học trên lớp, về nhà không cần học.
C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp.
D. chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người.
Câu 2: Theo em, đâu là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. T chỉ chăm học khi sắp đến kì thi.
B. H thường nói chuyện trong giờ.
C.Trong học tập, C luôn hỏi lại bài cô khi chưa hiểu rõ.
D. P chỉ học bài khi trên trường.
Câu 3: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?
A. Tự lập, tự chủ, kiên trì. B. Yêu thương con người.
C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ. D. Khoan dung.
Câu 4: Biểu hiện của giữ chữ tín là A. biết giữ lời hứa.
B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.
C. đến trễ so với thời gian đã hẹn. D. không tin tưởng nhau. Câu 5: Chữ tín là
A. coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình.
B. đặt mình vào vị trí của người khác để nhận biết và hiểu họ.
C. sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
D. niềm tin của con người đối với nhau.
Câu 6: Vào đợt lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà
A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu
lợi nhuận cao. Hành vi đó cho thấy bà A là người như thế nào?
A. Biết quan tâm người khác.
B. Giữ chữ tín với khách hàng.
C. Biết tôn trọng người khác
D. Bội tín trong kinh doanh.
Câu 7: Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Di sản văn hóa.
B. Truyền thống gia đình. C. Thành tựu văn minh.
D. Nghề thủ công truyền thống.
Câu 8: Di sản văn hóa bao gồm
A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
C. di sản văn hóa tinh thần và di sản văn hóa phi vật thể.
D. di sản văn hóa hỗn hợp và di sản thiên nhiên.
Câu 9: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ
chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở
A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.
B. Luật An ninh mạng năm 2018.
C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Câu 10. Trong cuộc sống, những tình huống nào dẫn đến căng thẳng?
A. Đi du lịch cùng cơ quan. B. Học tiếng anh. C. Bị bạn bè bắt nạt.
D. Đọc sách trong thư viện.
Câu 11. Khi bị căng thẳng em nên làm gì? A. Học tập thật tốt. B. Nghỉ ngơi, thư giãn. C. Tiếp tục làm việc.
D. Mắng chửi người khác.
Câu 12. Nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng?
A. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân. B. Bạo lực gia đình. C. Hoàn cảnh gia đình.
D. Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ.
Câu 13. Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập?
A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
B. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
C. Nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập.
D. Tự hào về những truyền thống dân tộc mà ông cha để lại.
Câu 14. Chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Trách nhiệm của học sinh.
B. Học tập tự giác, tích cực. C. Cần cù lao động. D. Tinh thần hiếu học.
Câu 15. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?
A. Có được sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông của mọi người.
B. Bị bạn bè xa lánh, cô lập.
C. Vất vả hơn so với những người khác.
D. Được mọi người thừa nhận và tôn trọng.
Câu 16. Điền vào chỗ trống: “ Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. . .”
A. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.
B. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.
C. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác.
D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,. .
Câu 17. Một người không giữ chữ tín
A. không nhận được sự tin tưởng của người khác.
B. chịu nhiều thiệt thòi.


zalo Nhắn tin Zalo