Đề cương Cuối kì 2 GDCD 7 Cánh diều (có lời giải)

9 5 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: GDCD
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương Cuối kì 2 Giáo dục công dân 7 Cánh diều gồm kiến thức cần ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn & đúng sai và câu hỏi tự luận cùng đề thi có lời giải chi tiết mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi GDCD 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(9 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 BỘ CD MÔN: GDCD – LỚP: 7
NĂM HỌC: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
1. Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
- Khái niệm tệ nạn xã hội
- Định nghĩa tệ nạn xã hội.
- Các loại tệ nạn xã hội phổ biến (ma túy, cờ bạ0c, mại dâm, bạo lực học đường, v.v.).
- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội
+ Nguyên nhân chủ quan (cá nhân thiếu hiểu biết, lối sống buông thả. .).
+ Nguyên nhân khách quan (môi trường xã hội, gia đình, kinh tế, truyền thông. .).
- Hậu quả của tệ nạn xã hội
+ Ảnh hưởng tới cá nhân (sức khỏe, nhân cách, tương lai. .).
+ Ảnh hưởng tới gia đình (kinh tế sa sút, mất đoàn kết. .).
+ Ảnh hưởng tới xã hội (gia tăng tội phạm, bất ổn xã hội. .).
2. Phòng chống tệ nạn xã hội
- Ý nghĩa của việc phòng chống tệ nạn xã hội
+ Bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội.
+ Góp phần xây dựng xã hội văn minh, an toàn.
- Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
+ Về cá nhân: nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng sống, biết nói không với cám dỗ.
+ Về gia đình: giáo dục, quản lý, quan tâm chăm sóc các thành viên.
+ Về nhà trường: tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống.
+ Về xã hội: thực thi pháp luật nghiêm minh, phát động phong trào phòng chống tệ nạn.
- Vai trò của công dân trong phòng chống tệ nạn xã hội
+ Tự giác chấp hành pháp luật.
+ Tuyên truyền, vận động người khác cùng tham gia phòng chống.
3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- Vai trò của gia đình
+ Gia đình là tế bào của xã hội.
+ Gia đình nuôi dưỡng, giáo dục con người.
- Quyền của công dân trong gia đình
+ Quyền được yêu thương, chăm sóc.
+ Quyền tự do kết hôn theo quy định pháp luật.
+ Quyền bình đẳng giữa các thành viên (vợ - chồng, cha mẹ - con cái. .).
- Nghĩa vụ của công dân trong gia đình
+ Nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
+ Nghĩa vụ yêu thương, nuôi dạy con cái.
+ Nghĩa vụ xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh.
- Trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình
+ Tuân thủ pháp luật về hôn nhân và gia đình.
+ Sống có đạo đức, trách nhiệm trong các mối quan hệ gia đình.
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1:
Pháp luật nước ta không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.
B. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
C. mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm.
D. Tham gia đăng kí kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cho phép.
Câu 2 : Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Buôn bán, vận chuyển chất ma túy.
B. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
C. Tổ chức buôn bán hàng hóa nông nghiệp. D. Tham gia xuất khẩu lao động để làm kinh tế.
Câu 3 : Theo quy định của pháp luật, người nghiện ma tuý bắt buộc phải A. đi cai nghiện.
B. giam lỏng tại nhà. C. đi tù. D. phạt hành chính.
Câu 4 :Pháp luật nghiêm cấm hành vi
A. phát triển kinh tế.
B. nghiên cứu khoa học. C. mê tín dị đoan.
D. làm giàu bằng nghề chân chính.
Câu 5 : Pháp luật không nghiêm cấm hành vi A. tàng trữ ma túy.
B. tổ chức bài bạc.
C. xuất khẩu lao động. D. tổ chức mại dâm.
Câu 6 : Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003? A. Mua dâm.
B. Môi giới mại dâm. C. Bán dâm.
D. Tố cáo hoạt động mại dâm.
Câu 7 : “Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà”. Hành vi này có vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?
A. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.
B. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm đưa bói toán thành dịch vụ kiếm tiền.
C. Không vì pháp luật nước ta không cấm đoán hành vi mê tín dị đoan.
D. Không vì bà K chỉ tổ chức bói toán tại nhà.
Câu 8 : Số phát biểu đúng khi nói về về phòng, chống tệ nạn xã hội
(1) Mại dâm là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
(2) Học sinh từ 12-13 tuổi còn nhỏ, không phải là đối tượng có thể bị dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội.
(3) Tất cả các hình thức mại dâm đều bị pháp luật cấm.
(4) Dùng thử ma túy vài lần sẽ không gây nghiện.
(5) Phòng, chống tệ nạn xã hội là việc của các cơ quan chức năng, không phải việc của học sinh.
(6) Cần gần gũi, động viên người nghiện ma túy cai nghiện.
(7) Tệ nạn xã hội chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người thực hiện hành vi và gia đình họ, không gây ảnh
hưởng đến những người xung quanh. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Câu ca dao “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” nói về tệ nạn xã hội nào sau đây A. Rượu chè. B. Cờ bạc. C. Mê tín dị đoan. D. Mại dâm.
Câu 10: “Do không có tiền ăn chơi, dù còn đang là một học sinh nhưng V đã chấp nhận bán dâm cho
khách theo lời môi giới của bà Y và bị bắt ép uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá. Đồng thời, bà Y còn đề
nghị V lôi kéo thêm những người bạn của mình tham gia vào đường dây mại dâm. Vì được chia hoa hồng
nên V đã dụ dỗ bạn L (15 tuổi) thực hiện hành vi bán dâm cho anh N.”
Dưới đây các hành vi vi phạm pháp luật của V và bà Y về phòng, chống tệ nạn xã hội. Ý nào không đúng?
A. Bà Y môi giới mại dâm.
B. Bà Y dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia hoạt động mại dâm. C. V bán dâm.
D. V môi giới mại dâm.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trẻ em không được phép
A. tham gia học tập, vui chơi, nghiên cứu khoa học.
B. học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
C. vui chơi, giải trí, tham gia vào các hoạt động lành mạnh.
D. uống rượu, hút thuốc, đánh bạc hay dùng các chất kích thích.
Câu 12: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội thì sẽ bị xử lý theo
A. quy ước của làng xã.
B. quy định của pháp luật.
C. cảm tính của chính quyền.
D. quy định của địa phương.
Câu 13: Tệ nạn xã hội là gì?
A. Là những hành vi phạm pháp có tổ chức trong cộng đồng.
B. Là những hành vi vi phạm pháp luật, gây hại đến sức khỏe, đời sống và trật tự xã hội.
C. Là những hành vi giúp đỡ cộng đồng và xây dựng xã hội văn minh.
D. Là những hoạt động giải trí giúp thư giãn và nâng cao tinh thần.
Câu 14: Hành vi của nhân vật nào sau đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Anh P từ chối chơi cờ bạc khi được bạn rủ rê.
B. Ông P tổ chức sản xuất, tàng trữ chất ma túy.
C. Chị M tố giác hành vi tổ chức đánh bạc của anh A.
D. Cán bộ xã B xử phạt hành vi tổ chức đánh bạc.
Câu 15: Giờ ra chơi, một nhóm bạn trong lớp rủ em tham gia vào một nhóm chat trên mạng xã hội với
chủ đề "chơi trò chơi có thưởng". Em phát hiện ra nhóm này thực chất là một hình thức cờ bạc trực tuyến. Em sẽ làm gì?
A. Tham gia thử cho biết rồi rút ra ngay sau đó.
B. Bỏ qua và không quan tâm.
C. Từ chối tham gia, đồng thời báo cho thầy cô hoặc phụ huynh về nhóm chat này.
D. Cảnh cáo nhóm bạn và yêu cầu họ rời khỏi nhóm chat.
Câu 16: Theo pháp luật, khi ông bà không còn ai chăm sóc, ai là người có nghĩa vụ phụng dưỡng?
A. Bạn bè của ông bà
B. Con cháu trong gia đình C. Hàng xóm
D. Tổ trưởng dân phố
Câu 17: Câu tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?
A. Đi thưa về gửi.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Một giọt máu đào, hơn ao nước lã.
D. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Câu 18: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?
A. Lên án, phê phán, tố cáo. B. Nêu gương C. Học làm theo.
D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
Câu 19: L và em trai học cùng trường. Nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ.
Nếu là L, em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.
B. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.
C. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.
D. Tự ý lấy tiền tiết kiệm rồi lén dẫn em đi thăm quan.
Câu 20: Trong một buổi họp lớp, cô giáo yêu cầu học sinh chia sẻ về việc thể hiện tình cảm với bố mẹ.
Nhiều bạn kể về việc mua quà, tặng hoa, viết thiệp… Nhưng T lại chia sẻ: “Em thường xuyên rửa bát,
quét nhà, gấp chăn màn và chủ động học bài để bố mẹ không phải lo lắng.”
Theo em, hành động của T:
A. Chưa thiết thực vì không có quà tặng cụ thể
B. Là hành vi đúng đắn thể hiện nghĩa vụ và tình cảm với bố mẹ
C. Không đủ để bố mẹ vui lòng
D. Thể hiện sự tiết kiệm tiền
Câu 21 : Hành vi của chủ thể nào sau đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Anh K từ chối chơi cờ bạc khi được bạn rủ rê.
B. Ông P đồng ý vận chuyển ma túy sang tỉnh khác.
C. Chị M tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn ở địa phương.
D. Cán bộ xã X xử phạt hành vi cờ bạc trái phép.


zalo Nhắn tin Zalo