Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

7 4 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: KTPL
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương cuối kì 2 Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KTPL 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 BỘ CTST
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ & PHÁP LUẬT – LỚP: 10
NĂM HỌC: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
- Khái niệm hệ thống chính trị
- Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam
- Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam - Nguyên tắc hoạt động
Bài 20: Tiếp theo – Làm rõ vai trò của các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam
- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam - Vai trò của Nhà nước
- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội
- Sự phối hợp giữa các thành tố trong hệ thống chính trị
Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam I. Quốc hội - Vị trí, chức năng - Cơ cấu tổ chức
- Nhiệm vụ và quyền hạn II. Chủ tịch nước
- Vị trí, vai trò là nguyên thủ quốc gia
- Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu III. Chính phủ
- Vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
- Chức năng, cơ cấu tổ chức
- Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu
Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân I. Tòa án nhân dân - Vị trí, vai trò
- Cơ cấu hệ thống Tòa án
- Chức năng xét xử và bảo vệ công lý
II. Viện kiểm sát nhân dân - Vị trí, vai trò
- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp - Cơ cấu tổ chức
Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
I. Hội đồng nhân dân
- Vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương - Cơ cấu tổ chức
- Nhiệm vụ và quyền hạn II. Ủy ban nhân dân
- Vị trí là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ quan hành chính nhà nước - Cơ cấu tổ chức
- Nhiệm vụ và quyền hạn
III. Mối quan hệ giữa HĐND và UBND
- Tính thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1.
Bộ phận nào được xem là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta? A. Quốc hội.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 2. Các bộ phận trong hệ thống chính trị nước ta có chung mục đích vì lợi ích của đối tượng nào?
A. Nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam.
B. Đảng và Nhà nước. C. Quốc hội. D. Chính phủ.
Câu 3. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên là nội dung thể hiện nguyên
tắc nào trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng,
nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính thống nhất. B. Tính nhân dân. C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp chế XHCN.
Câu 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào sau đây thể hiện rõ tính dân chủ trong bộ máy nhà nước Việt Nam?
A. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào một cơ quan duy nhất
B. Mọi quyền lực thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
D. Quyền lực được phân công rõ ràng, không chịu sự giám sát của ai
Câu 6. Nguyên tắc “mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt
Nam được thể hiện thông qua:
A. Nhân dân có quyền trực tiếp ban hành các văn bản pháp luật
B. Nhân dân bầu ra các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
C. Nhân dân quyết định mọi chính sách kinh tế – xã hội
D. Mọi người dân đều được tham gia điều hành nhà nước
Câu 7. Trong một buổi sinh hoạt lớp, giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai trò là đại biểu Hội đồng nhân
dân và thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương. Nhóm của bạn An đưa ra giải pháp và dự
thảo nghị quyết, sau đó đề xuất Ủy ban nhân dân triển khai thực hiện.
Câu hỏi: Tình huống trên thể hiện mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân như thế nào?
A. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính thực hiện chỉ đạo UBND
B. Hội đồng nhân dân giám sát, quyết định chính sách và UBND tổ chức thực hiện
C. Hội đồng nhân dân chỉ có chức năng tư vấn, không quyết định gì
D. Hội đồng nhân dân ban hành luật còn UBND thực hiện xét xử
Câu 8. Sau khi tham dự phiên xét xử công khai tại Tòa án nhân dân quận X, bạn Hưng thắc mắc vì sao
Viện kiểm sát lại có mặt trong phiên tòa mà không phải là người tuyên án.
Câu hỏi: Việc Viện kiểm sát tham gia phiên tòa nhưng không tuyên án phản ánh rõ đặc điểm nào của bộ máy nhà nước?
A. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào một cơ quan
B. Mỗi cơ quan thực hiện nhiều chức năng cùng lúc
C. Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
D. Viện kiểm sát có vai trò xét xử ngang hàng với Tòa án
Câu 9. Cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở nước ta là cơ quan nào? A. Chính phủ.
B. Uỷ ban nhân dân. C. Toà án nhân dân. D. Quốc hội.
Câu 10. Quốc hội thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Kiểm sát hoạt động tư pháp. B. Xét xử.
C. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. D. Công tố.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây đúng khi đề cập đến chức năng của Chính phủ?
A. Chính phủ xây dựng và đề xuất các chiến lược, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án
khác trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
B. Chính phủ tổ chức xây dựng và thực thi Hiến pháp, luật, nghị quyết.
C. Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước.
D. Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, quyết định theo đa số.
Câu 12. Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm nào dưới đây?
A. Lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
B. Luật, Nghị định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
C. Luật, Thông tư để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
D. Thông tư, Chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Câu 13. Tình huống: Trong một phiên họp của Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ tăng cường
các biện pháp kiểm soát việc thực thi các chính sách bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp. Chính
phủ cho rằng các quy định hiện tại là đủ và chỉ cần cải thiện công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức
cộng đồng. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội không đồng ý, cho rằng cần phải có các biện pháp nghiêm ngặt hơn.
Câu hỏi: Theo tình huống trên, Quốc hội có thể yêu cầu Chính phủ thay đổi chính sách bảo vệ môi
trường trong khu công nghiệp như thế nào?
A. Quốc hội không có quyền yêu cầu Chính phủ thay đổi chính sách mà chỉ có thể giám sát việc thực thi chính sách hiện tại.
B. Quốc hội có thể trực tiếp thay đổi chính sách bảo vệ môi trường mà không cần sự đồng thuận của Chính phủ.
C. Quốc hội có thể thông qua một nghị quyết yêu cầu Chính phủ thay đổi các biện pháp kiểm soát môi
trường trong khu công nghiệp và Chính phủ phải thực hiện theo nghị quyết này.
D. Quốc hội chỉ có quyền yêu cầu Chính phủ báo cáo về tình hình thực thi chính sách mà không có
quyền yêu cầu thay đổi các biện pháp hiện hành.
Câu 14. Tình huống: Trong sách giáo khoa môn Giáo dục công dân, một phần đề cập đến vai trò của
Chủ tịch nước trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Chủ tịch nước được xem là đại diện cao nhất của
Nhà nước, có quyền ký ban hành các luật, nghị quyết và các văn bản quan trọng khác. Tuy nhiên, theo
một bài viết trên báo, một số ý kiến cho rằng quyền hạn của Chủ tịch nước trong thực tế không lớn, vì các
quyết định quan trọng thường được thực hiện thông qua sự đồng thuận của Chính phủ và Quốc hội.
Câu hỏi: Dựa trên thông tin trong sách giáo khoa và các bài viết trên báo, quyền hạn của Chủ tịch nước
trong hệ thống chính trị Việt Nam là gì?
A. Chủ tịch nước có quyền tự do ký các nghị quyết, luật và quyết định chính trị mà không cần sự đồng
ý của Chính phủ và Quốc hội.
B. Chủ tịch nước chỉ có thể ký ban hành các nghị quyết, luật và các văn bản quan trọng sau khi đã
được Quốc hội và Chính phủ đồng ý.
C. Chủ tịch nước không có quyền ký các quyết định quan trọng mà phải chờ quyết định của Quốc hội và Chính phủ.
D. Chủ tịch nước có quyền hành động độc lập trong việc ký quyết định và ban hành các văn bản quan
trọng mà không cần sự phê duyệt từ Chính phủ và Quốc hội.
Câu 15. Viện kiểm sát nhân dân có mấy chức năng chính? A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
Câu 16. Thông thường, Toà án nhân dân sẽ xét xử: A. Công khai B. Kín đáo


zalo Nhắn tin Zalo