SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ
MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 11
Thời gian làm bài:45 phút; không kể thời gian phát đề
Câu 1 (NB): Ngành kinh tế nào của Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế 1929-1933? A. Ngoại thương. B. Công nghiệp C. Nông nghiệp D. Nội thương
Câu 2 (TH): Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản chỉ kéo dài
trong 18 tháng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Thiếu nguyên vật liệu sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ
B. Sức mua của người dân tăng chóng mặt.
C. Số vốn đầu tư cho nông nghiệp hạn chế.
D. Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra liên miên.
Câu 3 (NB): Thực chất chính sách kinh tế mới là
A. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoàn toàn.
B. Chuyển từ nền kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp là chủ yếu.
C. Sự chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
D. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt
dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 4 (VDC): Từ chính sách kinh tế mới ở nước Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học
tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước
B. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn
C. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn
D. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng
Câu 5 (NB): Ai là người đề ra và thực hiện "chính sách mới" đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) A. Ru-dơ-ven B. Sớc -sin C. Tru-man D. Đa-oét
Câu 6 (VD): Ý nào sau đây không là lý do khiến giới cầm quyền Nhật Bản lựa chọn con đường quân
phiệt hóa bộ máy nhà nước?
A. Chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế
B. Tấm gương phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Đức đã giúp cho nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
C. Truyền thống quân phiệt hóa của Nhật Bản
D. Khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa
Câu 7 (NB): Các nước Mĩ, Anh, Pháp vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách Trang 1
A. Đàn áp phong trao cách mạng của giai cấp công nhân
B. Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.
C. Phát xít hóa bộ máy Nhà nước
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa
Câu 8 (NB): Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?
A. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần
B. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được
D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ
Câu 9 (TH): Kết quả đạt được trong đêm khởi nghĩa 24-10-1917 là
A. Quân cách mạng chiếm được Cung điện Mùa đông và bao vây Pê-tơ-rô-grat.
B. Toàn bộ Pê-tơ-rô-grat thuộc về tay quần chúng cách mạng.
C. Quân khởi nghĩa bao vây toàn bộ Pê-tơ-rô-grat.
D. Quân cách mạng chiếm được những vị trí then chốt ở Pê-tơ-rô-grat, bao vây Cung điện Mùa Đông
Câu 10 (TH): Người cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận cách mạng tháng Mười Nga là
A. Nguyễn Thị Minh Khai B. Lê Hồng Phong C. Trần Phú D. Nguyễn Ái Quốc
Câu 11 (NB): Tình hình nổi bật của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là
A. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
B. Chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh thế giới
C. Sự ra đời Xô viết đại biểu của công, nông và binh lính.
D. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập
Câu 12 (NB): Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã có ảnh
hưởng như thế nào tới tình hình Nhật Bản?
A. Khiến cho cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản thêm trầm trọng.
B. Góp phần làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
C. Góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.
D. Góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước
Câu 13 (VD): Tác động quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đến tình hình chính trị nước Đức là gì?
A. Đảng Cộng sản Đức lên nắm quyền
B. Nền cộng hòa Vaima bị đe dọa
C. Uy tín của Đảng Cộng sản ngày càng được nâng cao
D. Đảng Cộng sản và Đảng Quốc xã đã hợp tác với nhau
Câu 14 (VD): Thành tựu lớn nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là gì? Trang 2
A. Trong vòng khoảng 20 năm (1921-1941) đã có 60 triệu người dân thoát nạn mù chữ.
B. Nhiệm vụ khó khăn phức tạp nhất là tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện thành công.
C. Liên Xô vươn lên thành cường quốc công nghiệp và quốc phòng, đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới.
D. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.
Câu 15 (VD): Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là gì?
A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ của cuộc chiến tranh đế quốc đến gần.
B. Các nước tư bản suy yếu
C. Phong trào cách mạng thế giới gặp nhiều khó khăn.
D. Đời sống nhân dân thế giới vô cùng cực khổ
Câu 16 (NB): Hội Quốc liên có vai trò như thế nào trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
B. Tập hợp các lực lượng đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
C. Tập hợp các lực lượng dân chủ đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội.
D. Duy trì trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhton.
Câu 17 (VD): Nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản ngay trong và sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất là
A. Được Mĩ viện trợ
B. Chính quyền có những biện pháp tích cực để phát triển kinh tế.
C. Tăng cường bóc lột các thuộc địa
D. Được hưởng nhiều nguồn lợi từ chiến tranh
Câu 18 (NB): Hệ thống Vecxai-Oasinhtơn được dùng để chỉ
A. Các văn kiện quy định về trật tự thế giới mới được kí kết tại 2 hội nghị họp ở Véc-xai và Oa-sinh- tơn.
B. Trật tự thế giới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
C. Trật tự thế giới mới do Pháp và Mỹ đứng đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Trật tự thế giới mới được tất cả các nước thông qua.
Câu 19 (VD): Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933?
A. Quy luật phát triển không đều giữa các nước tư bản.
B. Nền kinh tế phát triển theo "chủ nghĩa tự do", cung vượt quá cầu.
C. Hậu quả của cuộc cạnh tranh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. Đời sống người dân không được cải thiện.
Câu 20 (NB): Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì? Trang 3
A. Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ
B. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu ư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn
C. Cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận
D. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thụ với chủ tư bản
Câu 21 (TH): Đảng cầm quyền ở Mĩ trong những năm 1929-1932 là A. Đảng Dân chủ B. Công đảng C. Đảng Cộng hòa D. Đảng Xã hội
Câu 22 (TH): Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong hoàn cảnh nào?
A. Chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp.
B. Tình hình chính trị tương đối ổn định, uy tín của Đảng Bônsêvích được củng cố.
C. Nhân dân phấn khởi chào đón hòa bình, khối đại đoàn kết được tăng cường.
D. Liên minh 14 nước đế quốc đang can thiệp vũ trang vào nước Nga.
Câu 23 (NB): Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì?
A. Can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ
B. Giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ
C. Ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ
D. Giúp đỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ
Câu 24 (NB): Trong những năm 1918-1919, đảng cầm quyền ở Mĩ đã thực hiện chính sách đối nội như thế nào?
A. Thi hành rộng rãi các quyền tự do dân chủ
B. Hợp tác với Đảng Cộng sản để giải quyết những mâu thuẫn xã hội, tập trung phát triển kinh tế.
C. Xóa bỏ chính sách phân biệt chủng tộc
D. Ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh vì tiến bộ xã hội.
Câu 25 (NB): Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào? A. Hóa chất
B. Tài chính- ngân hàng C. Sản xuất ô tô D. Năng lượng
Câu 26 (NB): Mục tiêu phát triển kinh tế của Hít-le là:
A. Phục vụ cho mục đích quân sự
B. Thể hiện tài năng của Hít-le
C. Giải quyết khủng hoảng, cải thiện đời sống nhân dân
D. Vươn lên vị trí đứng đầu các nước tư bản châu Âu
Câu 27 (VDC): "Tự do cho nước Nga" là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga?
A. Cách mạng 1905-1907
B. Cách mạng tháng Hai năm 1917
C. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết Trang 4
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 trường THPT Trung Giã - Hà Nội
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ 15 Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử năm 2023 - 2024 chọn lọc từ các trường bản word có lời giải chi tiết:
+ Đề thi học kì 1 Lịch sử năm 2023 trường THPT Vĩnh Thắng - Kiên Giang;
+Đề thi học kì 1 Lịch sử năm 2023 trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Tĩnh;
+Đề thi học kì 1 Lịch sử năm 2023 trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên;
+Đề thi học kì 1 Lịch sử năm 2023 trường THPT Vĩnh Cửu - Đồng Nai;
+Đề thi học kì 1 Lịch sử năm 2023 trường THPT Ngô Lê Tân - Bình Định.
…..……………………
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(364 )Trọng Bình
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)