Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo (Đề 14)

185 93 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Toán lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(185 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 14
SỞ GD&ĐT VĨNH LONG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT PHẠM HÙNG NĂM HỌC 2023-2024 (Vĩnh Long)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 CTST
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, 1984, tr.79)
Câu 1 (1.0 điểm): Ngoại hình bà Tú được miêu tả bằng hình ảnh nào?
Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra các tiếng được gieo vần và cách ngắt nhịp ở bốn dòng thơ đầu?
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu một số từ ngữ chỉ cách tính thời gian, cách nói về nơi và
công việc làm ăn của bà Tú?
Câu 4 (1.0 điểm): Trần Tế Xương mượn hình ảnh “con cò” trong ca dao để nói lên điều gì?
Câu 5 (1.0 điểm): Xác định nội dung của bài thơ?


Câu 6 (1.0 điểm): Thông điệp nào trong văn bản trên là có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
B. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Anh/chị hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ "Thương vợ" - Trần Tế Xương. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm A Đọc hiểu 6.0
Ngoại hình bà Tú được miêu tả bằng hình ảnh: "thân cò". 1.0
Hướng dẫn chấm: 1
+ Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.
+ Câu trả lời khác: không cho điểm.
Ở bốn dòng thơ đầu: 1.0
- Các tiếng được gieo vần: sông, chồng, đông.
- Cách ngắt nhịp: Câu 1, câu 3, câu 4: nhịp 4/3; câu 2: nhịp 4/1//2.
Hướng dẫn chấm: 2
+ Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.
+ Trả lời được đúng ý 1: 0.5 điểm (đúng hơn ½ ý 1: 0.25 điểm).
+ Trả lời được đúng ý 2: 0.5 điểm (đúng ½ ý 2: 0.25 điểm).
+ Câu trả lời khác: không cho điểm. 3 Từ ngữ chỉ: 1.0
- Cách tính thời gian: "quanh năm".
- Nơi và công việc làm ăn của bà Tú: "mom sông" , "buôn bán".
Hướng dẫn chấm:


+ Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.
+ Trả lời được 2/3 ý: 0.75 điểm.
+ Trả lời được 01 ý: 0.25 điểm.
+ Câu trả lời khác: không cho điểm.
Trần Tế Xương mượn hình ảnh “con cò” trong ca dao để 1.0
thể hiện: Thân phận vất vả, khổ cực của bà Tú.
Hướng dẫn chấm: 4
+ Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
+ Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng.
+ Câu trả lời khác: không cho điểm.
Nội dung của bài thơ: 1.0
- Sự đảm đang, tháo vát và chu toàn của bà Tú với công
việc buôn bán đầy vất vả, gian truân.
- Thể hiện tấm lòng tri ân của ông Tú dành cho vợ. 5
Hướng dẫn chấm:
+ Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm.
+ Trả lời được đúng ý 1: 0.5 điểm (đúng ½ ý 1: 0.25 điểm).
+ Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng.
+ Câu trả lời khác: không cho điểm.
Thông điệp trong văn bản trên là có ý nghĩa nhất: Tình yêu 1.0
và sự trân trọng trong mối quan hệ vợ chồng.
Hướng dẫn chấm: 6
+ Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
+ Học sinh trả lời đúng 1 ý : 0.5 điểm.
+ Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng.
+ Câu trả lời khác: không cho điểm. B PHẦN VIẾT 4.0


Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá 0.25 a một bài thơ.
Xác định được kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá một
0.5 bài thơ. b
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng kiểu bài: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng kiểu bài: không cho điểm c
Triển khai vấn đề 2.5
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí
lẽ và dẫn chứng để phân tích, đánh giá về chủ đề và những
nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:
- Giới thiệu tác giả và bài thơ. 0.5
- Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
+ Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
+Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề của đoạn thơ. 1.5
- Phân tích và đánh giá được những nét đặc sắc về nghệ
thuật của đoạn thơ (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, chủ thể trữ
tình, tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo) với những
bằng chứng phù hợp lấy từ đoạn thơ.
Hướng dẫn chấm:
+ Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm.
+ Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu
sắc: 1,0 điểm - 1,25 điểm.
+ Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện,
chưa đánh giá: 0,75 điểm - 1,0 điểm.


zalo Nhắn tin Zalo